Những năm gần đây, du khách phía Bắc lựa chọn làng Thổ Hà (xã Vân Hà, H.Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) làm điểm đến ngày càng tăng.
< Những chuyến đò đưa khách vào làng và những nếp nhà cổ kính ven sông là nét đặc trưng của Thổ Hà.
Làng cổ Thổ Hà - Dấu ấn văn hóa Bắc Bộ
Người ta muốn tới Thổ Hà, để sống trong không khí thanh bình của một làng quê còn đậm hồn vị Việt Nam, để “say” với rượu nếp, những món bánh ngon và cả những nụ cười tình cờ bắt gặp.
< Cổng làng Thổ Hà.
Nằm ven sông Cầu, ba mặt giáp sông, làng Thổ Hà khác với các làng khác của vùng quê Bắc bộ là không có ruộng. Người dân sống nghề “gạo chợ nước sông” - tức nghề thủ công, buôn bán nhỏ.
Trước kia, cùng Bát Tràng, Phù Lãng, đây là một trung tâm làm gốm sầm uất của Việt Nam có từ thế kỷ 14. Nổi tiếng với các sản phẩm chum, vại, chõ, tiểu sành với thứ men nâu bóng, gốm Thổ Hà theo chân những nhà buôn qua sông Cầu đến mọi miền đất nước.
Cùng những thăng trầm của lịch sử, đến Thổ Hà hôm nay, người ta chỉ bắt gặp dấu tích của một làng gốm cổ truyền ở những bức tường được dựng bằng những mảnh chum, vại, tiểu sành, kết dính bằng “lầm” - một thứ đất được pha trộn đặc biệt, sau bao năm vẫn vững chãi cùng thời gian.
< Chùa làng Thổ Hà.
Từ bến đò đặt chân đến đất làng Thổ Hà, chúng tôi gặp ngay ở chợ làng những màu sắc bắt mắt của đặc sản quê hương, nải chuối chín vàng, thúng khoai lang còn bám đất nâu...
Đi sâu vào trong làng, chúng tôi choáng ngợp bởi màu trắng lóa của những phên tre phơi bánh đa nem, bánh đa vừng. Trong cái nắng thu, nhà nhà phơi bánh.
< Khoảng 20 năm trở lại đây, nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo trở thành nghề chính của người dân Thổ Hà. Có thể gặp những nong phơi bánh dọc đường, ngõ ở làng, thậm chí trong nhà.
Bánh đa nem nay được tráng bằng máy, mỏng dính, được làm thành những tấm hình chữ nhật dài. Người làng cho hay, sau khi phơi khô, từ tấm đa nem lớn này sẽ được cắt thành từng tấm tròn, hay vuông, rồi mới đóng gói...
< Kiến trúc các toà nhà trong làng bố trí theo hình xuơng cá. Trong những hẻm sâu của làng có nhiều ngôi nhà, tường xây bằng phụ phẩm gốm, trát bằng bùn sông, không hề sử dụng đến vôi vữa.
Thổ Hà nhiều ngõ, những ngõ hẹp sâu hun hút, nhà cửa san sát. Muốn vào nhà ai phải gọi cửa thật lớn vì ở Thổ Hà nhà nào cũng… nuôi chó. Người làng thấy khách qua, cười hiền, nói cứ đi lại thoải mái, chó không dữ.
Trước sân chùa, sau những phên tre phơi bánh, đám trẻ con đang nghịch nước, tranh nhau khoe với khách lạ bánh đa nhà mình là ngon nhất.
Thổ Hà đông trẻ con. Cả làng có đến mấy nhà trẻ, sân đền chùa trong làng cũng là nơi trông trẻ. Trẻ em quen với việc làng có khách, vô tư tạo dáng trước ống kính.
Một cháu nhỏ khi được hỏi về món ăn cháu đang ăn ngon lành trên tay, không ngần ngại mời chúng tôi “đặc sản”: bánh đa nem xào bột ớt, chấm nước mắm cay ngọt (hỏi thăm, chúng tôi mới hay người làng tận dụng những miếng vỡ của bánh đa nem, đem chiên trên dầu ăn, rồi trộn đều nước mắm cay, ăn nhâm nhi cũng rất ngon miệng).
Du khách nếu có nhu cầu được hỏi về xuất xứ của những chiếc bánh đa giòn rụm đang cầm trên tay, các cụ già trong làng không ngần ngại mời ngay khách ghé vào gia đình mình, nhìn tráng bánh, quạt bánh trên những lò than hồng rực, nếm thử chiếc bánh vừa quạt xong, giòn rụm.
< Hai bên đường làng san sát những phên tre phơi bánh tráng.
Giữa 1 giờ trưa, bước vào một gia đình phơi rất nhiều bánh đa vừng trước cửa, chúng tôi vẫn nhận được nụ cười niềm nở của một chủ nhà.
Tay không ngớt đảo những phên bánh cho đều nắng, chú Trịnh Đắc Hạnh, người tráng bánh đời thứ 5 của gia đình kể cho tôi cách làm để có được những chiếc bánh đa ngon, khách ăn một lần rồi nhớ mãi; gạo, lạc, vừng phối trộn như thế nào, phơi nắng sao để bánh không bị cong, vỡ...
Bánh đa vừng Thổ Hà, từng được dân địa phương nơi đây ví vui “Kì phùng địch thủ” với bánh đa làng Kế, cũng ở Bắc Giang. Chú Hạnh chìa những lát lạc tươi vừa xắt mỏng và cười nói: "Đó là bí quyết làm nên những chiếc bánh đa vừng Thổ Hà ăn một lần rồi nhớ mãi”.
Chiếc bánh đa ngon, phải tráng làm 2 lượt, phơi đến 3 nắng cho đủ độ giòn khi quạt. Cái khéo của người tráng bánh đa Thổ Hà là phải làm sao canh được thời tiết có nắng to hay không để rắc thêm vài cọng dừa nạo vào mặt bánh. Khi chiếc bánh khô, nướng trên than hồng, nghe thấy vị ngọt và béo của cùi dừa tan trên lửa...
Chia tay Thổ Hà khi nắng còn chưa tắt, chúng tôi lỉnh kỉnh hành lý với những túi quà bánh của Thổ Hà. Nào mỳ gạo, nào bánh đa nem, nào bánh đa quạt, nào chuối, nào rượu... Con đò ngang chậm rãi lùi xa.
Chúng tôi vẫn nhớ nụ cười của chị hàng nước khi mời thử món bánh đa nem trộn bột ớt, nhớ cái niềm nở của cô chú Hạnh hứa khi quay lại sẽ để dành hẳn cho những cái bánh đa vừng loại ngon, nhớ cả nụ cười đen nhánh của một cụ gặp ở đầu làng khi hỏi đường sang làng Vân gặp cụ Tom, mua cho được lít rượu nếp cái hoa vàng...
Có nhiều điều làm nên sức sống, linh hồn của một ngôi làng. Ở Thổ Hà, chúng tôi hiểu, đó là sự chân tình, mến khách của một làng quê ven một khúc sông Cầu êm ả...
-------
Thổ Hà là tên gọi một làng nghề thuộc xã Vân Hà huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 40km về phía Đông Bắc. Đó là một ngôi làng cổ với phong cảnh hữu tình, cây đa, bến nước, sân đình, những nếp nhà cổ san sát nằm sâu trong các ngõ hẻm cổ kính.
Thổ Hà ba mặt là sông như một hòn đảo, ra khỏi làng là phải đi đò. Làng có hai bến đò: bến Chùa ở trước cửa đình, bến đò dưới nằm ở xóm Ba. Trước kia đò do người chèo trông rất thơ mộng, nhưng ngày nay đều được gắn máy nên đò chở khách nhanh hơn. Dọc bờ sông của làng là thuyền bè của dân vạn chài sinh sống.
Khác với các làng ở đồng bằng Bắc Bộ dân Thổ Hà hoàn toàn không có ruộng, bao đời sống bằng gạo chợ nước sông, thu nhập từ nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Trước 1960 làng nổi tiếng về nghề làm gốm, từ 1990 lại đây nổi tiếng về nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo. Thổ Hà ngày nay cũng đang căng mình giữ gìn những giá trị truyền thống vốn có.
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien và nhiều nguồn khác.
< Những chuyến đò đưa khách vào làng và những nếp nhà cổ kính ven sông là nét đặc trưng của Thổ Hà.
Làng cổ Thổ Hà - Dấu ấn văn hóa Bắc Bộ
Người ta muốn tới Thổ Hà, để sống trong không khí thanh bình của một làng quê còn đậm hồn vị Việt Nam, để “say” với rượu nếp, những món bánh ngon và cả những nụ cười tình cờ bắt gặp.
< Cổng làng Thổ Hà.
Nằm ven sông Cầu, ba mặt giáp sông, làng Thổ Hà khác với các làng khác của vùng quê Bắc bộ là không có ruộng. Người dân sống nghề “gạo chợ nước sông” - tức nghề thủ công, buôn bán nhỏ.
Trước kia, cùng Bát Tràng, Phù Lãng, đây là một trung tâm làm gốm sầm uất của Việt Nam có từ thế kỷ 14. Nổi tiếng với các sản phẩm chum, vại, chõ, tiểu sành với thứ men nâu bóng, gốm Thổ Hà theo chân những nhà buôn qua sông Cầu đến mọi miền đất nước.
Cùng những thăng trầm của lịch sử, đến Thổ Hà hôm nay, người ta chỉ bắt gặp dấu tích của một làng gốm cổ truyền ở những bức tường được dựng bằng những mảnh chum, vại, tiểu sành, kết dính bằng “lầm” - một thứ đất được pha trộn đặc biệt, sau bao năm vẫn vững chãi cùng thời gian.
< Chùa làng Thổ Hà.
Từ bến đò đặt chân đến đất làng Thổ Hà, chúng tôi gặp ngay ở chợ làng những màu sắc bắt mắt của đặc sản quê hương, nải chuối chín vàng, thúng khoai lang còn bám đất nâu...
Đi sâu vào trong làng, chúng tôi choáng ngợp bởi màu trắng lóa của những phên tre phơi bánh đa nem, bánh đa vừng. Trong cái nắng thu, nhà nhà phơi bánh.
< Khoảng 20 năm trở lại đây, nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo trở thành nghề chính của người dân Thổ Hà. Có thể gặp những nong phơi bánh dọc đường, ngõ ở làng, thậm chí trong nhà.
Bánh đa nem nay được tráng bằng máy, mỏng dính, được làm thành những tấm hình chữ nhật dài. Người làng cho hay, sau khi phơi khô, từ tấm đa nem lớn này sẽ được cắt thành từng tấm tròn, hay vuông, rồi mới đóng gói...
< Kiến trúc các toà nhà trong làng bố trí theo hình xuơng cá. Trong những hẻm sâu của làng có nhiều ngôi nhà, tường xây bằng phụ phẩm gốm, trát bằng bùn sông, không hề sử dụng đến vôi vữa.
Thổ Hà nhiều ngõ, những ngõ hẹp sâu hun hút, nhà cửa san sát. Muốn vào nhà ai phải gọi cửa thật lớn vì ở Thổ Hà nhà nào cũng… nuôi chó. Người làng thấy khách qua, cười hiền, nói cứ đi lại thoải mái, chó không dữ.
Trước sân chùa, sau những phên tre phơi bánh, đám trẻ con đang nghịch nước, tranh nhau khoe với khách lạ bánh đa nhà mình là ngon nhất.
Thổ Hà đông trẻ con. Cả làng có đến mấy nhà trẻ, sân đền chùa trong làng cũng là nơi trông trẻ. Trẻ em quen với việc làng có khách, vô tư tạo dáng trước ống kính.
Một cháu nhỏ khi được hỏi về món ăn cháu đang ăn ngon lành trên tay, không ngần ngại mời chúng tôi “đặc sản”: bánh đa nem xào bột ớt, chấm nước mắm cay ngọt (hỏi thăm, chúng tôi mới hay người làng tận dụng những miếng vỡ của bánh đa nem, đem chiên trên dầu ăn, rồi trộn đều nước mắm cay, ăn nhâm nhi cũng rất ngon miệng).
Du khách nếu có nhu cầu được hỏi về xuất xứ của những chiếc bánh đa giòn rụm đang cầm trên tay, các cụ già trong làng không ngần ngại mời ngay khách ghé vào gia đình mình, nhìn tráng bánh, quạt bánh trên những lò than hồng rực, nếm thử chiếc bánh vừa quạt xong, giòn rụm.
< Hai bên đường làng san sát những phên tre phơi bánh tráng.
Giữa 1 giờ trưa, bước vào một gia đình phơi rất nhiều bánh đa vừng trước cửa, chúng tôi vẫn nhận được nụ cười niềm nở của một chủ nhà.
Tay không ngớt đảo những phên bánh cho đều nắng, chú Trịnh Đắc Hạnh, người tráng bánh đời thứ 5 của gia đình kể cho tôi cách làm để có được những chiếc bánh đa ngon, khách ăn một lần rồi nhớ mãi; gạo, lạc, vừng phối trộn như thế nào, phơi nắng sao để bánh không bị cong, vỡ...
Bánh đa vừng Thổ Hà, từng được dân địa phương nơi đây ví vui “Kì phùng địch thủ” với bánh đa làng Kế, cũng ở Bắc Giang. Chú Hạnh chìa những lát lạc tươi vừa xắt mỏng và cười nói: "Đó là bí quyết làm nên những chiếc bánh đa vừng Thổ Hà ăn một lần rồi nhớ mãi”.
Chiếc bánh đa ngon, phải tráng làm 2 lượt, phơi đến 3 nắng cho đủ độ giòn khi quạt. Cái khéo của người tráng bánh đa Thổ Hà là phải làm sao canh được thời tiết có nắng to hay không để rắc thêm vài cọng dừa nạo vào mặt bánh. Khi chiếc bánh khô, nướng trên than hồng, nghe thấy vị ngọt và béo của cùi dừa tan trên lửa...
Chia tay Thổ Hà khi nắng còn chưa tắt, chúng tôi lỉnh kỉnh hành lý với những túi quà bánh của Thổ Hà. Nào mỳ gạo, nào bánh đa nem, nào bánh đa quạt, nào chuối, nào rượu... Con đò ngang chậm rãi lùi xa.
Chúng tôi vẫn nhớ nụ cười của chị hàng nước khi mời thử món bánh đa nem trộn bột ớt, nhớ cái niềm nở của cô chú Hạnh hứa khi quay lại sẽ để dành hẳn cho những cái bánh đa vừng loại ngon, nhớ cả nụ cười đen nhánh của một cụ gặp ở đầu làng khi hỏi đường sang làng Vân gặp cụ Tom, mua cho được lít rượu nếp cái hoa vàng...
Có nhiều điều làm nên sức sống, linh hồn của một ngôi làng. Ở Thổ Hà, chúng tôi hiểu, đó là sự chân tình, mến khách của một làng quê ven một khúc sông Cầu êm ả...
-------
Thổ Hà là tên gọi một làng nghề thuộc xã Vân Hà huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 40km về phía Đông Bắc. Đó là một ngôi làng cổ với phong cảnh hữu tình, cây đa, bến nước, sân đình, những nếp nhà cổ san sát nằm sâu trong các ngõ hẻm cổ kính.
Thổ Hà ba mặt là sông như một hòn đảo, ra khỏi làng là phải đi đò. Làng có hai bến đò: bến Chùa ở trước cửa đình, bến đò dưới nằm ở xóm Ba. Trước kia đò do người chèo trông rất thơ mộng, nhưng ngày nay đều được gắn máy nên đò chở khách nhanh hơn. Dọc bờ sông của làng là thuyền bè của dân vạn chài sinh sống.
Khác với các làng ở đồng bằng Bắc Bộ dân Thổ Hà hoàn toàn không có ruộng, bao đời sống bằng gạo chợ nước sông, thu nhập từ nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Trước 1960 làng nổi tiếng về nghề làm gốm, từ 1990 lại đây nổi tiếng về nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo. Thổ Hà ngày nay cũng đang căng mình giữ gìn những giá trị truyền thống vốn có.
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien và nhiều nguồn khác.
Nhìn vậy chứ Thổ Hà đẹp lắm đấy chụp ảnh sống ảo thì khỏi chế luôn mình đi 1 lần với vietnam motorcycle tours Loop Bike Tours mà đến về mình mới biết đây là Thổ Hà
ReplyDelete