Hòn Bịp là tên gọi thôn Điệp Sơn, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh. Hòn Bịp, nằm về hướng Đông Bắc của Thị trấn Vạn Giã, cách bờ khoảng 2km với hình dáng giống con nòng nọc đuôi hướng về Nam, trên đỉnh lởm chởm những dãy đá trắng. Dưới chân núi là làng Điệp Sơn thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, với dăm ba chục nóc nhà, dân chúng căn bản làm rẫy và đánh cá.
Người ta cho rằng vài trăm năm trước, đảo có quá nhiều chim bìm bịp, những tiếng chim bìm bịp điểm canh thâu đêm suốt sáng nên dân địa phương gọi là hòn Bịp - tên ấy tồn tại cho đến ngày nay.
Thôn đảo Điệp Sơn là một dãy ba đảo, nằm gọn trong vịnh Vân Phong, trong đó lớn nhất là Hòn Bịp với chiều dài khoảng 2.3km, hòn Giữa và cuối cùng là hòn Đuốc - Ba hòn có doi cát nối liền tự nhiên. Trên đảo có cây cối lúp xúp, xung quanh có nhiều bãi cát trắng. Trung tâm Hòn Bịp là núi Điệp Sơn có chiều cao khoảng 130m phủ đầy cây rừng.
Dân đánh cá trong vùng đôi khi ghé vào đó lấy nước uống vì có mấy khe đá có nước ngọt quanh năm, hoặc vào đó phơi lưới, hoặc nấu ăn chốc lát.
< Từ Hòn Bịp nhìn về Vạn Giã.
Theo tác giả Trần Bình Tây: Không rõ vào thời gian nào, có một số ít người, đàn ông có, đàn bà có đến đó lập nghiệp. Họ có nước da ngăm ngăm đên, tái tái giống người Raglai, hoặc người Chàm (Chăm). Đặc biệt là đôi mắt họ trắng xác, họ rất ít nói. Thoạt đầu thấy họ dễ sợ lắm. Hoàn toàn họ không giống người Việt (Kinh) mình chút nào cả. Về sau, người ta mới đoán họ là dân chài lưới từ Indonesia, từ Singapore, từ Mã Lai hay từ Thái Lan... bị bão lụt trôi tấp vào đó và sanh sôi nảy nở thành làng xóm. Thuở ấy, người dân ở đất liền Vạn Ninh thường gọi họ là "Dân Đàng Hạ".
Đầu thập niên 30, quan huyện địa phương gọi tất cả cư dân ở hải đảo này vào ghi danh lập "Bộ Đinh" của làng. Quan huyện hỏi đàn ông trước, đàn bà sau ... (hầu hết đều mù chữ). Tên thì có mà Họ thì không một ai biết họ gì cả! Cuối cùng quan huyện mới bảo: "Thôi thì đàn ông lấy họ Đinh, đàn bà lấy họ Trần."
< Gỡ hào trên bãi biển để mưu sinh.
Còn tác giả Nguyễn Đình Tư thì viết: tại vùng Đầm Môn Hạ, thuộc xã Vạn Thạnh, quận Vạn Ninh, nằm trên bán đảo Bản Sơn trong vịnh Vân Phong, có một giòng người thiểu số mà dân địa phương gọi là người Hạ để phân biệt với người Thượng như sự giải thích của nhiều người. Sự thật người Hạ tức là người Hạ Châu một giống người từ bán đảo Mã Lai vượt biển tới đây làm nghề đánh cá rồi lưu cư ở đây cho tới bây giờ.
< Giải trí của thanh niên trên đảo.
Ngày nay họ đã Việt hóa hoàn toàn, duy chỉ còn 2 đặc điểm: một là không khiêng gánh mà đội trên đầu, hai là hễ sinh con trai thì đặt họ Đinh, sinh con gái thì đặt họ Trần.
Làng Điệp Sơn bây giờ có chừng vài trăm nhân khẩu, mọi sinh hoạt đều giống như người trong đất liền. Nhiều người ở Vạn Ninh đến khai thác Điệp Sơn để nuôi tôm hùm, tôm sếu (một loại tôm hùm ngắn càng).
< Bé trông em trên thôn đảo Hòn Điệp.
Để ra Hòn Bịp - Điệp Sơn, bạn có thể đi ghe từ thị trấn Vạn Giã. Ghe chạy về hướng Đông - Bắc tầm 30 phút là đến cầu đò của đảo. Điệp Sơn sẽ hiện ra trước mắt với những rặng dừa cao lớn với hàng trăm năm tuổi đã và đang chứng kiến bao sự đổi thay của trời đất. Lẩn khuất dưới những bóng dừa là các ngôi nhà nhỏ nằm nép mình mặc cho thời gian trôi đi với bao sự đổi thay chậm rãi trong đời sống của người dân Điệp Sơn.
Năm 2005, thôn Điệp Sơn có 63 hộ với 312 nhân khẩu. Thôn chỉ có trường cấp 1, có chợ, điện chỉ có vài giờ trong ngày vì chạy máy phát.
Nuôi trồng thủy sản là một lợi thế của vùng biển đảo này. Nếu điều kiện giao thông với đất liền tốt hơn thì tiềm năng du lịch cũng có thể phát triển.
Du lịch, GO! tổng hợp, ảnh PhotoTamtay và nhiều nguồn khác.
Người ta cho rằng vài trăm năm trước, đảo có quá nhiều chim bìm bịp, những tiếng chim bìm bịp điểm canh thâu đêm suốt sáng nên dân địa phương gọi là hòn Bịp - tên ấy tồn tại cho đến ngày nay.
Thôn đảo Điệp Sơn là một dãy ba đảo, nằm gọn trong vịnh Vân Phong, trong đó lớn nhất là Hòn Bịp với chiều dài khoảng 2.3km, hòn Giữa và cuối cùng là hòn Đuốc - Ba hòn có doi cát nối liền tự nhiên. Trên đảo có cây cối lúp xúp, xung quanh có nhiều bãi cát trắng. Trung tâm Hòn Bịp là núi Điệp Sơn có chiều cao khoảng 130m phủ đầy cây rừng.
Dân đánh cá trong vùng đôi khi ghé vào đó lấy nước uống vì có mấy khe đá có nước ngọt quanh năm, hoặc vào đó phơi lưới, hoặc nấu ăn chốc lát.
< Từ Hòn Bịp nhìn về Vạn Giã.
Theo tác giả Trần Bình Tây: Không rõ vào thời gian nào, có một số ít người, đàn ông có, đàn bà có đến đó lập nghiệp. Họ có nước da ngăm ngăm đên, tái tái giống người Raglai, hoặc người Chàm (Chăm). Đặc biệt là đôi mắt họ trắng xác, họ rất ít nói. Thoạt đầu thấy họ dễ sợ lắm. Hoàn toàn họ không giống người Việt (Kinh) mình chút nào cả. Về sau, người ta mới đoán họ là dân chài lưới từ Indonesia, từ Singapore, từ Mã Lai hay từ Thái Lan... bị bão lụt trôi tấp vào đó và sanh sôi nảy nở thành làng xóm. Thuở ấy, người dân ở đất liền Vạn Ninh thường gọi họ là "Dân Đàng Hạ".
Đầu thập niên 30, quan huyện địa phương gọi tất cả cư dân ở hải đảo này vào ghi danh lập "Bộ Đinh" của làng. Quan huyện hỏi đàn ông trước, đàn bà sau ... (hầu hết đều mù chữ). Tên thì có mà Họ thì không một ai biết họ gì cả! Cuối cùng quan huyện mới bảo: "Thôi thì đàn ông lấy họ Đinh, đàn bà lấy họ Trần."
< Gỡ hào trên bãi biển để mưu sinh.
Còn tác giả Nguyễn Đình Tư thì viết: tại vùng Đầm Môn Hạ, thuộc xã Vạn Thạnh, quận Vạn Ninh, nằm trên bán đảo Bản Sơn trong vịnh Vân Phong, có một giòng người thiểu số mà dân địa phương gọi là người Hạ để phân biệt với người Thượng như sự giải thích của nhiều người. Sự thật người Hạ tức là người Hạ Châu một giống người từ bán đảo Mã Lai vượt biển tới đây làm nghề đánh cá rồi lưu cư ở đây cho tới bây giờ.
< Giải trí của thanh niên trên đảo.
Ngày nay họ đã Việt hóa hoàn toàn, duy chỉ còn 2 đặc điểm: một là không khiêng gánh mà đội trên đầu, hai là hễ sinh con trai thì đặt họ Đinh, sinh con gái thì đặt họ Trần.
Làng Điệp Sơn bây giờ có chừng vài trăm nhân khẩu, mọi sinh hoạt đều giống như người trong đất liền. Nhiều người ở Vạn Ninh đến khai thác Điệp Sơn để nuôi tôm hùm, tôm sếu (một loại tôm hùm ngắn càng).
< Bé trông em trên thôn đảo Hòn Điệp.
Để ra Hòn Bịp - Điệp Sơn, bạn có thể đi ghe từ thị trấn Vạn Giã. Ghe chạy về hướng Đông - Bắc tầm 30 phút là đến cầu đò của đảo. Điệp Sơn sẽ hiện ra trước mắt với những rặng dừa cao lớn với hàng trăm năm tuổi đã và đang chứng kiến bao sự đổi thay của trời đất. Lẩn khuất dưới những bóng dừa là các ngôi nhà nhỏ nằm nép mình mặc cho thời gian trôi đi với bao sự đổi thay chậm rãi trong đời sống của người dân Điệp Sơn.
Năm 2005, thôn Điệp Sơn có 63 hộ với 312 nhân khẩu. Thôn chỉ có trường cấp 1, có chợ, điện chỉ có vài giờ trong ngày vì chạy máy phát.
Nuôi trồng thủy sản là một lợi thế của vùng biển đảo này. Nếu điều kiện giao thông với đất liền tốt hơn thì tiềm năng du lịch cũng có thể phát triển.
Du lịch, GO! tổng hợp, ảnh PhotoTamtay và nhiều nguồn khác.
0 comments:
Post a Comment