Nhiều người cho rằng, chuyện rắn hổ mây là chuyện của bác Ba Phi. Người ta cũngcho rằng, chuyện rắn hổ mây do người dân kể chỉ là chuyện phóng đại, kể cho vui miệng.
Tuy nhiên, chuyện kể về rắn hổ mây của các kiểm lâm, đặc biệt là những kiểm lâm đáng kính, những người sống với rừng, hiểu biết rõ nhất về động thực vật trong cánh rừng họ quản lý, thì thực sự không thể không tin phần nào. Trong những ngày tìm hiểu về rắn khổng lồ ở U Minh Hạ, những câu chuyện kể của các kiểm lâm khiến chúng tôi đáng lưu tâm.
Chuyện rợn tóc gáy của kiểm lâm
< Ông Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ vẫn chưa có duyên gặp rắn hổ mây khổng lồ.
Ở đại ngàn U Minh Hạ, có không ít kiểm lâm, thậm chí cả nhóm kiểm lâm đã từng giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ. Trong số những cán bộ kiểm lâm đáng kính tận mắt hổ mây khổng lồ, có một nhân chứng sống là ông Chín Của, nguyên Chi cục trưởngChi cục Kiểm lâm Cà Mau. Ông Chín Của có cả cuộc đời làm kiểm lâm, gắn bó với rừng U Minh Hạ. Sau về TP.Cà Mau làm lãnh đạo ngành kiểm lâm, nhưng chẳng mấy ngày ông không có mặt ở đạingàn U Minh Hạ. Khi thì dẫn các nhà khoa học vào rừng nghiên cứu hệ sinh thái,khi thì chỉ đạo chống cháy rừng, tuần tra trông nom rừng.
Khi về hưu, ông bỏ lại ngôi nhà trên TP. Cà Mau, sống cuộc đời thanh bạc bên đạingàn U Minh. Từ ngày về rừng U Minh sinh sống, ông ít quan tâm đến thế sự, nênchúng tôi không biết liên lạc với ông thế nào.
Tuy nhiên, chuyện ông gặp rắn khổng lồ thì bất kỳ kiểm lâm nào cũngbiết, vì ông Chín Của kể lại trong các cuộc đi rừng, trong các buổi trò chuyệnvới anh em ngành kiểm lâm. Ông Chín Của cho rằng, chuyện bác Ba Phi là chuyện hài, nhưng rắn hổmây khổng lồ là loài có thật, chính mắt ông đã tận mắt, suýt chạm vào cái thân kinh hãi to bằng cái phích của nó.
< Người dân sinh sống bìa rừng U Minh Hạ.
Chuyện ông Chín Của gặp rắn cách nay không lâu lắm, vào cuối năm 2002. Khi đó,ông cùng cán bộ kiểm lâm dưới quyền là Đỗ Thanh Hóa đi một vòng rừng đặc dụng Vồ Dơi để tuần tra. Con đường tuần tra cắt rừng Vồ Dơi vừa được mở, rộng tới 8m, để thuận tiện cho việc tuần tra, đi lại, xe bồn cứu cháy rừng kịp thời. Khi gần đến khu vực lõi rừng Vồ Dơi, nơi bầy khỉ hót náo loạn, chim kêu ríu ran, thì bỗng dưng kiểm lâm Hóa phanh xe suýt ngã nhào. Ông Chín Của mắng đổng: “Không biết thằng nào kéo cây chắn đường thế này. Rõ ràng chúng định ám hại kiểm lâm đây”.
Anh kiểm lâm tên Hóa dựng xe, cùng ông Chín Của tiến lại phía “thân cây” lẫntrong đám cỏ tính kéo ra lấy lối đi. Cách 5m, ông Chín Của la lớn: “Rắn hổ mây,rắn hổ mây!”.
Dù làm kiểm lâm đã ngót 30 năm, đi dọc ngang đại ngàn U Minh Hạ, nhưng tuyệtnhiên ông Chín Của vẫn chưa có cơ duyên gặp được rắn hổ mây khổng lồ. Ông cũngnhư anh em, mới chỉ nghe những người đi rừng kể lại và tin đó là chuyện của bácBa Phi.
< Một con trăn khá lớn ở U Minh Hạ. Ảnh do anh Nguyễn Tấn Truyền, cán bộ khoa học Vườn quốc gia U Minh Hạ chụp.
Nhưng giờ đây, trước mặt ông, rõ mồn một là con rắn hổ mây khổng lồ, to bằng cái gối ôm. Là kiểm lâm bao năm, nên ông Chín Của chắc chắn nó không phải là trăn.Thân nó hơi vàng mốc, đúng như lời những người đi rừng tận mắt kể lại.
Khi đó, mặt cắt không còn giọt máu, đôi chân ông ríu lại. Kiểm lâm Hóa dắt xe quay đầu, luống cuống thế nào ngã chổng vó. Thấy động, con rắn trườn qua đường,ve vẩy cái đuôi, mất hút trong rừng thẳm. Con đường rộng tới 8m, mà nó trườn mộ tlúc mới thấy đuôi.
Theo ông Chín Của, nếu hôm đó không phanh xe kịp, đâm vào con rắn, nó nổi giận lôi đình táp một cái thì hai mạng người không đủ lót dạ cho nó. Hồi gặp con rắn đó, ông Chín Của đang là Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Cà Mau, anh Nguyễn VănThế mới là Hạt trưởng hạt kiểm lâm Dầu Dơi (khi đó, Vườn quốc gia U Minh Hạ chưa thành lập).
Vì sợ anh em kiểm lâm hoang mang, nên ông Chín Của không kể với ai ngoài anh Thế. Sau này, khi một số anh em kiểm lâm cũng giáp mặt rắn khổng lồ, ông ChínCủa mới công bố thông tin.
< Rắn lạ ở U Minh.
Cũng từng có ngót 20 năm gắn bó với Vườn quốc gia U Minh Hạ, đặc biệt là cũngtừng ngang dọc vùng lõi Vồ Dơi, nhưng ông Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc giaU Minh Hạ lại chưa có cơ may được diện kiến loài rắn khổng lồ mang hơi hướng huyền thoại này. Theo ông Thế, rừng U Minh có rất nhiều loài rắn. Rắn nước có nhiều, rắn độc cũng lắm. Riêng rắn hổ chúa loại trên dưới 10 kg thì rất nhiều. Trăn thì có hai loạiphổ biến là trăn đất và trăn hoa. Những con trăn nặng cỡ trên dưới 100kg thì có rất nhiều trong U Minh Hạ.
Hổ mây cỡ 10-20kg cũng có nhiều, nhưng tuyệt nhiên ông chưa gặp những con rắn khổng lồ, nặng hàng tạ. Chuyện ông Chín Của và anh Hóa cưỡi xe máy và gặp rắn khổng lồ ông cũng được nghe kể, giống như chuyện gặp rắn khổng lồ mà nhiều người ở vùng Vồ Dơi cũng đã kể.
< Rắn cực độc ở U Minh Hạ. Ảnh do anh Nguyễn Tấn Truyền chụp.
Ông Thế sưu tầm được vô số chuyện kể về rắn khổng lồ, chỉ có điều dịp may được tận mắt vẫn chưa đến được với ông. Theo ông Thế, ngoài ông Chín Của, thì còn có một số kiểm lâm nữa tận mắt rắn hổ mây khổng lồ, là anh Võ Văn Vinh và nhóm kiểm lâm ở chốt Cây Gừa. Anh Võ Văn Vinh là người ở xã Trần Hợi, có tài đi rừng từ bé. Hồi 13, 14 tuổi,các anh kiểm lâm vào U Minh Hạ còn bị lạc trong rừng, nhưng cậu bé Vinh thì không ngóc ngách rừng U Minh Hạ nào là không thuộc. Vinh có thể đi rừng cả tuần nhưng vẫn nhớ lối ra một cách chính xác.
Giờ anh Vinh đã 39 tuổi, chuyện lần đầu tiên gặp rắn hổ mây khổng lồ là năm 15 tuổi, song anh Vinh vẫn còn nhớ như in. Con rắn kinh khiếp ấy in đậm trong tâm trí của anh, nên không bao giờ anh quên được.
Bữa đó, vào dịp cuối năm, cậu bé Vinh vào khu vực rừng Vồ Dơi để đơm cá, câulươn. Đến khu vực cỏ lác, tràm thưa, khô ráo, thấy tiếng lợn rừng ăng ẳng, tưởngcon lợn dính bẫy nên Vinh tiến lại xem.
Bỗng dưng, từ đám cỏ lác cao đến bụng, con rắn khổng lồ dựng đứng cái thân tobằng cây tràm cỡ vừa, tức bằng chiếc gối ôm. Nó dựng đầu cao đến 4m, bành mang thè lưỡi. Nó liên tục phóng xuống mổ con lợn rừng. Con lợn cũng không vừa, nhe hai nanh nhọn hoắt húc con rắn. Cuộc chiến đấu diễn ra chừng vài phút, thì con lợn lăn quay vì bị trúng độc.
< Anh Vinh từng gặp rắn khổng lồ?
Con rắn khổng lồ há miệng táp con lợn, rồi từ từ nuốt chửng. Bọn trăn khổng lồ trong rừng U Minh cũng thường xuyên nuốt lợn, nai, hoẵng, nhưng nuốt cả tiếng mới xong, riêng rắn hổ mây chỉ táp một cái là nuốt chửng vào bụng. Con lợn to thế nó còn nuốt được huống chi anh chàng Vinh còi cọc? Nghĩ thế, Vinhba chân bốn cẳng chạy thục mạng khỏi rừng Vồ Dơi. Sau này, cũng có vài lần Vinh gặp rắn hổ mây khổng lồ, nhưng chỉ to cỡ cái phích, hoặc thân cây tràm lớn, chứchưa bao giờ gặp lại một con hổ mây to như thế.
Khoảng chục năm trở lại đây, dù nhiều lần dẫn anh em cán bộ khoa học, các nhà nghiên cứu đủ cả ta lẫn Tây vào Vồ Dơi, với máy móc quay phim chụp ảnh hiện đại nhưng không có thêm cơ hội nào gặp được rắn khổng lồ nữa. Riêng những con hổ mâycỡ trên dưới 20kg thì anh vẫn gặp nhiều.
Hết
Phạm Ngọc Dương
Đạo sĩ ẩn tu luyện võ diệt rắn hổ mây khổng lồ (kỳ 1)
Trận cuồng phong giữa đại ngàn với hổ mây (kỳ 2)
Chuyện giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ ở Thất Sơn (kỳ 3)
Lão kỳ nhân cả đời sống giữa bầy rắn khổng lồ (kỳ 4)
Hổ mây khổng lồ hay chuyện của bác Ba Phi? (kỳ 5)
Kiểm lâm giáp mặt rắn khổng lồ ở U Minh Hạ (kỳ 6)
Du lịch, GO! - Theo VTC New
Tuy nhiên, chuyện kể về rắn hổ mây của các kiểm lâm, đặc biệt là những kiểm lâm đáng kính, những người sống với rừng, hiểu biết rõ nhất về động thực vật trong cánh rừng họ quản lý, thì thực sự không thể không tin phần nào. Trong những ngày tìm hiểu về rắn khổng lồ ở U Minh Hạ, những câu chuyện kể của các kiểm lâm khiến chúng tôi đáng lưu tâm.
Chuyện rợn tóc gáy của kiểm lâm
< Ông Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ vẫn chưa có duyên gặp rắn hổ mây khổng lồ.
Ở đại ngàn U Minh Hạ, có không ít kiểm lâm, thậm chí cả nhóm kiểm lâm đã từng giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ. Trong số những cán bộ kiểm lâm đáng kính tận mắt hổ mây khổng lồ, có một nhân chứng sống là ông Chín Của, nguyên Chi cục trưởngChi cục Kiểm lâm Cà Mau. Ông Chín Của có cả cuộc đời làm kiểm lâm, gắn bó với rừng U Minh Hạ. Sau về TP.Cà Mau làm lãnh đạo ngành kiểm lâm, nhưng chẳng mấy ngày ông không có mặt ở đạingàn U Minh Hạ. Khi thì dẫn các nhà khoa học vào rừng nghiên cứu hệ sinh thái,khi thì chỉ đạo chống cháy rừng, tuần tra trông nom rừng.
Khi về hưu, ông bỏ lại ngôi nhà trên TP. Cà Mau, sống cuộc đời thanh bạc bên đạingàn U Minh. Từ ngày về rừng U Minh sinh sống, ông ít quan tâm đến thế sự, nênchúng tôi không biết liên lạc với ông thế nào.
Tuy nhiên, chuyện ông gặp rắn khổng lồ thì bất kỳ kiểm lâm nào cũngbiết, vì ông Chín Của kể lại trong các cuộc đi rừng, trong các buổi trò chuyệnvới anh em ngành kiểm lâm. Ông Chín Của cho rằng, chuyện bác Ba Phi là chuyện hài, nhưng rắn hổmây khổng lồ là loài có thật, chính mắt ông đã tận mắt, suýt chạm vào cái thân kinh hãi to bằng cái phích của nó.
< Người dân sinh sống bìa rừng U Minh Hạ.
Chuyện ông Chín Của gặp rắn cách nay không lâu lắm, vào cuối năm 2002. Khi đó,ông cùng cán bộ kiểm lâm dưới quyền là Đỗ Thanh Hóa đi một vòng rừng đặc dụng Vồ Dơi để tuần tra. Con đường tuần tra cắt rừng Vồ Dơi vừa được mở, rộng tới 8m, để thuận tiện cho việc tuần tra, đi lại, xe bồn cứu cháy rừng kịp thời. Khi gần đến khu vực lõi rừng Vồ Dơi, nơi bầy khỉ hót náo loạn, chim kêu ríu ran, thì bỗng dưng kiểm lâm Hóa phanh xe suýt ngã nhào. Ông Chín Của mắng đổng: “Không biết thằng nào kéo cây chắn đường thế này. Rõ ràng chúng định ám hại kiểm lâm đây”.
Anh kiểm lâm tên Hóa dựng xe, cùng ông Chín Của tiến lại phía “thân cây” lẫntrong đám cỏ tính kéo ra lấy lối đi. Cách 5m, ông Chín Của la lớn: “Rắn hổ mây,rắn hổ mây!”.
Dù làm kiểm lâm đã ngót 30 năm, đi dọc ngang đại ngàn U Minh Hạ, nhưng tuyệtnhiên ông Chín Của vẫn chưa có cơ duyên gặp được rắn hổ mây khổng lồ. Ông cũngnhư anh em, mới chỉ nghe những người đi rừng kể lại và tin đó là chuyện của bácBa Phi.
< Một con trăn khá lớn ở U Minh Hạ. Ảnh do anh Nguyễn Tấn Truyền, cán bộ khoa học Vườn quốc gia U Minh Hạ chụp.
Nhưng giờ đây, trước mặt ông, rõ mồn một là con rắn hổ mây khổng lồ, to bằng cái gối ôm. Là kiểm lâm bao năm, nên ông Chín Của chắc chắn nó không phải là trăn.Thân nó hơi vàng mốc, đúng như lời những người đi rừng tận mắt kể lại.
Khi đó, mặt cắt không còn giọt máu, đôi chân ông ríu lại. Kiểm lâm Hóa dắt xe quay đầu, luống cuống thế nào ngã chổng vó. Thấy động, con rắn trườn qua đường,ve vẩy cái đuôi, mất hút trong rừng thẳm. Con đường rộng tới 8m, mà nó trườn mộ tlúc mới thấy đuôi.
Theo ông Chín Của, nếu hôm đó không phanh xe kịp, đâm vào con rắn, nó nổi giận lôi đình táp một cái thì hai mạng người không đủ lót dạ cho nó. Hồi gặp con rắn đó, ông Chín Của đang là Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Cà Mau, anh Nguyễn VănThế mới là Hạt trưởng hạt kiểm lâm Dầu Dơi (khi đó, Vườn quốc gia U Minh Hạ chưa thành lập).
Vì sợ anh em kiểm lâm hoang mang, nên ông Chín Của không kể với ai ngoài anh Thế. Sau này, khi một số anh em kiểm lâm cũng giáp mặt rắn khổng lồ, ông ChínCủa mới công bố thông tin.
< Rắn lạ ở U Minh.
Cũng từng có ngót 20 năm gắn bó với Vườn quốc gia U Minh Hạ, đặc biệt là cũngtừng ngang dọc vùng lõi Vồ Dơi, nhưng ông Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc giaU Minh Hạ lại chưa có cơ may được diện kiến loài rắn khổng lồ mang hơi hướng huyền thoại này. Theo ông Thế, rừng U Minh có rất nhiều loài rắn. Rắn nước có nhiều, rắn độc cũng lắm. Riêng rắn hổ chúa loại trên dưới 10 kg thì rất nhiều. Trăn thì có hai loạiphổ biến là trăn đất và trăn hoa. Những con trăn nặng cỡ trên dưới 100kg thì có rất nhiều trong U Minh Hạ.
Hổ mây cỡ 10-20kg cũng có nhiều, nhưng tuyệt nhiên ông chưa gặp những con rắn khổng lồ, nặng hàng tạ. Chuyện ông Chín Của và anh Hóa cưỡi xe máy và gặp rắn khổng lồ ông cũng được nghe kể, giống như chuyện gặp rắn khổng lồ mà nhiều người ở vùng Vồ Dơi cũng đã kể.
< Rắn cực độc ở U Minh Hạ. Ảnh do anh Nguyễn Tấn Truyền chụp.
Ông Thế sưu tầm được vô số chuyện kể về rắn khổng lồ, chỉ có điều dịp may được tận mắt vẫn chưa đến được với ông. Theo ông Thế, ngoài ông Chín Của, thì còn có một số kiểm lâm nữa tận mắt rắn hổ mây khổng lồ, là anh Võ Văn Vinh và nhóm kiểm lâm ở chốt Cây Gừa. Anh Võ Văn Vinh là người ở xã Trần Hợi, có tài đi rừng từ bé. Hồi 13, 14 tuổi,các anh kiểm lâm vào U Minh Hạ còn bị lạc trong rừng, nhưng cậu bé Vinh thì không ngóc ngách rừng U Minh Hạ nào là không thuộc. Vinh có thể đi rừng cả tuần nhưng vẫn nhớ lối ra một cách chính xác.
Giờ anh Vinh đã 39 tuổi, chuyện lần đầu tiên gặp rắn hổ mây khổng lồ là năm 15 tuổi, song anh Vinh vẫn còn nhớ như in. Con rắn kinh khiếp ấy in đậm trong tâm trí của anh, nên không bao giờ anh quên được.
Bữa đó, vào dịp cuối năm, cậu bé Vinh vào khu vực rừng Vồ Dơi để đơm cá, câulươn. Đến khu vực cỏ lác, tràm thưa, khô ráo, thấy tiếng lợn rừng ăng ẳng, tưởngcon lợn dính bẫy nên Vinh tiến lại xem.
Bỗng dưng, từ đám cỏ lác cao đến bụng, con rắn khổng lồ dựng đứng cái thân tobằng cây tràm cỡ vừa, tức bằng chiếc gối ôm. Nó dựng đầu cao đến 4m, bành mang thè lưỡi. Nó liên tục phóng xuống mổ con lợn rừng. Con lợn cũng không vừa, nhe hai nanh nhọn hoắt húc con rắn. Cuộc chiến đấu diễn ra chừng vài phút, thì con lợn lăn quay vì bị trúng độc.
< Anh Vinh từng gặp rắn khổng lồ?
Con rắn khổng lồ há miệng táp con lợn, rồi từ từ nuốt chửng. Bọn trăn khổng lồ trong rừng U Minh cũng thường xuyên nuốt lợn, nai, hoẵng, nhưng nuốt cả tiếng mới xong, riêng rắn hổ mây chỉ táp một cái là nuốt chửng vào bụng. Con lợn to thế nó còn nuốt được huống chi anh chàng Vinh còi cọc? Nghĩ thế, Vinhba chân bốn cẳng chạy thục mạng khỏi rừng Vồ Dơi. Sau này, cũng có vài lần Vinh gặp rắn hổ mây khổng lồ, nhưng chỉ to cỡ cái phích, hoặc thân cây tràm lớn, chứchưa bao giờ gặp lại một con hổ mây to như thế.
Khoảng chục năm trở lại đây, dù nhiều lần dẫn anh em cán bộ khoa học, các nhà nghiên cứu đủ cả ta lẫn Tây vào Vồ Dơi, với máy móc quay phim chụp ảnh hiện đại nhưng không có thêm cơ hội nào gặp được rắn khổng lồ nữa. Riêng những con hổ mâycỡ trên dưới 20kg thì anh vẫn gặp nhiều.
Hết
Phạm Ngọc Dương
Đạo sĩ ẩn tu luyện võ diệt rắn hổ mây khổng lồ (kỳ 1)
Trận cuồng phong giữa đại ngàn với hổ mây (kỳ 2)
Chuyện giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ ở Thất Sơn (kỳ 3)
Lão kỳ nhân cả đời sống giữa bầy rắn khổng lồ (kỳ 4)
Hổ mây khổng lồ hay chuyện của bác Ba Phi? (kỳ 5)
Kiểm lâm giáp mặt rắn khổng lồ ở U Minh Hạ (kỳ 6)
Du lịch, GO! - Theo VTC New
0 comments:
Post a Comment