Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Monday, 24 September 2012

Có một loài nấm, mà với người Trung Quốc, chúng được coi như vàng ròng, thậm chí, có vàng ròng cũng không mua nổi, vì quá hiếm. Xung quanh loài nấm chỉ dành cho vua chúa này, có rất nhiều huyền thoại huyễn hoặc. Thế nhưng, thật không ngờ, loài nấm này cũng có ở Việt Nam. Chỉ tiếc rằng, khi chưa được biết đến, nó đã… tuyệt chủng.

< Phút nghỉ ngơi, thư giãn của "người rừng" Trần Ngọc Lâm trên sườn Fansipan.

Phóng viên VTC News đã được “người rừng” Trần Ngọc Lâm dẫn vào đại ngàn Hoàng Liên Sơn để tận mắt loài nấm này.

Trong mỗi chuyến vào Vườn Quốc gia Hoàng Liên, ông Trần Ngọc Lâm đều úp mở kể về một loài nấm, mà ông gọi là Phục linh thiên. Loài nấm này, ông biết từ những ngày ở Tây Tạng chữa căn bệnh ung thư phổi quái ác.

Kỳ 1: Một lần làm… đế vương!

< Với người Trung Quốc, củ nấm Phục linh thiên này đắt ngang bằng vàng.

Những bệnh nhân nằm trong hang trị bệnh, nếu nguy kịch, các thiền sư sẽ lấy một củ nấm mà thường ngày cất giữ rất kỹ lưỡng cho bệnh nhân ăn. Ông Lâm đã chứng kiến tận mắt cảnh cứu người nguy kịch bằng loại nấm huyền thoại này.

Vị thiền sư sẽ dùng con dao rất sắc, thái một lát mỏng như tờ giấy rồi đưa vào miệng bệnh nhân đang nguy kịch. Bệnh nhân ngậm miếng nấm một lát rồi mới nuốt. Có miếng nấm này, bệnh nhân sẽ tỉnh táo, giữ được mạng sống, sau đó các thiền sư tìm phương án trị bệnh tiếp theo bằng các loại thảo được khác. Ông Lâm từng có thời gian mấy tháng trời trị bệnh trong hang đá ở Tây Tạng, đã được thấy loài nấm này, được nghe kể nhiều huyền thoại về nó, song vẫn chưa bao giờ có vinh dự được nếm thử.

Cách sử dụng nấm của các thiền sư Tây Tạng cũng giống như nhân sâm. Khi một người gặp nguy kịch, sắp chết, nếu ngậm miếng sâm sẽ tỉnh táo, kéo dài thêm thời gian hấp hối. Loài nấm này có tác dụng mạnh gấp nhiều lần nhân sâm.

< Mỗi con chim công hoặc con gà chỉ hầm với một miếng nấm nhỏ như thế này.

Tuy nhiên, giá trị của quả nấm đặc biệt này, theo ông Lâm, không phải kéo dài phút hấp hối cho người sắp chết như nhân sâm, mà nó là thứ bổ dưỡng không gì sánh nổi, có tác dụng phục thần, làm cường tráng cơ thể và điều tuyệt vời là có khả năng ức chế khối u, thậm chí làm teo khối u ác tính. Khả năng bình ổn huyết áp của nó thì không loài cây cỏ nào sánh bằng. Lý do loại nấm này đắt chủ yếu là vì tác dụng trị ung thư.

Chuyện ông Lâm phát hiện ra loài nấm này trong Vườn quốc gia Hoàng Liên cũng là bất ngờ. Những ngày lang thang kiếm thuốc tự chữa bệnh cho mình, ông đã ngỡ ngàng khi phát hiện ra nó.

Mặc dù, trong những chuyến đi rừng, ông kể nhiều với tôi về loài nấm này, nhưng ông vẫn nhất định không cho tôi xem củ nấm, cũng không nói rõ nó có ở khu rừng nào. Ông chỉ nói rằng, để có củ nấm này, phải mất thời gian cả ngàn năm. Với thời gian như thế, với giá trị như thế, nên giá trị của loài nấm này là… vô giá.

< Gia vị của món chim công hầm nấm Phục linh thiên là kỳ tử và ý dĩ.

Thi thoảng, ông Lâm lại gọi điện cho tôi thông báo: “Chú vừa lấy được quả nấm Phục linh thiên. Nếu cháu rỗi thì lên Lào Cai ăn cùng!”. Để được “làm vua, làm chúa”, tôi đã vài lần bắt tàu lên Lào Cai, chỉ để ăn một bữa nấm Phục linh thiên. Không biết bổ béo thế nào, thần dược ra sao, nhưng chi phí lên Lào Cai xơi bữa nấm Phục linh thiên cũng mất bạc triệu. Để được một lần làm “đế vương”, thì số tiền ấy cũng rẻ chán.

Nói là lên Lào Cai xơi nấm phục linh thiên, nhưng chỉ được ăn một miếng bằng… hạt ngô. Phần lớn quả nấm ông Lâm đã dùng để cứu người và cứu mình (bản thân ông Lâm bị ung thư phổi), nên chỉ khi còn thừa một mẩu mới dám hầm gà ăn. Thông thường, khi hầm nấm phục linh thiên, ông Lâm phải chuẩn bị rất kỹ, mời đông đủ anh em, bạn bè, những người có nhiều gắn bó, kỷ niệm với ông.

Xưa kia, vua chúa Trung Quốc thường hầm món nấm Phục linh thiên với chim công già, mắt đỏ như đốm lửa. Gia vị khá đơn giản, chỉ có kỳ tử, ý dĩ. Chim công bên Trung Quốc nuôi nhiều để phục vụ người giàu làm thịt, nhưng ở Việt Nam thì lấy đâu ra. Để xơi món Phục linh thiên, để một ngày thành “chúa”, có lẽ phải vào… Công viên Thủ Lệ bắt trộm chim công!


< Mỗi bữa ăn nấm Phục linh thiên, mỗi người chỉ được một mẩu bằng hạt ngô.

Không có chim công thì thay bằng… gà già. Nấu Phục linh thiên với gà già có lẽ không bổ bằng chim công, nhưng biết làm sao được. Đành phải thay chim công bằng con gà già ngâm cú đế, già đến nỗi không đẻ được nữa.

Gà già làm sạch, chặt miếng to, tẩm ướp gia vị rồi cho nấm Phục linh thiên vào. Một củ nấm to bằng bát mắm, tức là cỡ nắm tay, được bổ làm 10 miếng. Một con gà già, một bữa ăn, chỉ nấu với 1 miếng Phục linh thiên, tức một phần mười củ nấm mà thôi. Ông Lâm bảo, với người Trung Quốc, một miếng nấm ấy, nặng bằng cây vàng, như vậy, bữa ăn cũng đi đứt một cây vàng rồi. Ông Lâm chẳng giàu có gì, nhưng tính ông là vậy, đã quý ai thì chẳng tiếc gì. Ông nhìn tiền bạc như mây trôi. Đến củ sâm 800 tuổi đào được, thay vì bán đi kiếm bạc tỉ, ông đem ngâm rượu đãi bạn bè!

Trước khi thả nấm vào nồi gà hầm, ông Lâm tính số người tham dự bữa ăn, rồi bổ miếng nấm nhỏ ra. 10 người ăn thì chia miếng nấm nhỏ bằng bao diêm thành 10 phần, mỗi phần cỡ… hạt ngô. Hầm gà vài tiếng, tinh chất từ nấm phục linh thiên đã ra nước ít nhiều, nhưng khi vào bữa ăn, ông Lâm thường vớt cho mỗi vị khách một miếng nấm để ăn. Cầu kỳ, quý hiếm như thế, nên khi đưa miếng nấm vào miệng, tôi cố tưởng tượng mình đang làm… vua!

< "Người rừng" Trần Ngọc Lâm ngồi thiền trong cái lạnh âm độ trên độ cao 2.900m so với mặt nước biển.

Thật bất ngờ, khi mới đây, ông Trần Ngọc Lâm gọi điện cho tôi bảo rằng: “Cả Vườn Quốc gia Hoàng Liên chỉ còn đúng 2 quả nấm Phục linh thiên nữa. Chú giấu kỹ từ nhiều năm nay rồi. Chú đã hứa với cháu là sẽ cho cháu tận mắt quả nấm trong rừng và giờ chú sẽ thực hiện”.

Sau nhiều năm giữ loài nấm phục linh thiên này như một bí mật lớn nhất trong đời, ông Trần Ngọc Lâm đã quyết định công bố. Ông đã công bố nhiều thứ như giảo cổ lam, để rồi loài này bị người ta lợi dụng kiếm lời quá nhiều trên người bệnh. Rồi cỏ nhung (còn gọi là kim tuyến, kim cương), sau khi bị lộ, đã gần như tuyệt chủng vì người Trung Quốc tìm sang mua. Rồi loài thiết trúc nhân sâm, khó có thể tìm được một củ nào còn sót trong rừng Hoàng Liên. Mới đây, ông công bố vườn chè khổng lồ cũng chỉ là để nói lên một tiếng, cho người dân cả nước biết về một kho báu quý hiếm mà thôi.

Nói như vậy để hiểu rằng, để công bố loài nấm quý giá này, “người rừng” Trần Ngọc Lâm đã phải suy nghĩ rất nhiều. Lý do ông công bố là vì loài nấm này coi như đã tuyệt chủng ở đại ngàn Hoàng Liên Sơn! Ông nói ra, để chúng ta biết rằng, Hoàng Liên Sơn là một kho báu còn chứa nhiều thứ quý hiếm.

Còn tiếp
Kỳ 1: Một lần làm… đế vương!
Kỳ 2: Chữa ung thư?
Kỳ 3: Tận mắt “cục vàng” mọc trên ngọn cây giữa đại ngàn.

Du lịch, GO! - Theo Phạm Ngọc Dương (VTC)

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống