Tây An cổ tự tọa lạc tại ngã ba, bên chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, TX.Châu Đốc (An Giang). Đây là một ngôi chùa có lối kiến trúc khá độc đáo, kết hợp hài hòa hai dòng văn hóa Việt-Chăm, được Bộ Văn hóa xếp hạng là "di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” từ năm 1980.
Khai hoang lập chùa
Sự ra đời của ngôi chùa mang dấu ấn về chính sách văn hóa của triều Nguyễn “khai hoang lập chùa”. Đây cũng là nơi gắn với hành trạng của người sáng lập Bửu Sơn Kỳ hương, do đó dân gian thường gọi ông Đoàn Minh Huyên là Phật thầy Tây An.
Trong kế hoạch khai hoang lập đồn điền và các chính sách an dân, các quan nhà Nguyễn đã có sự thỏa thuận với hòa thượng các tông phái Phật giáo, đồn điền lập đến đâu thì xây cất chùa chiền đến đó để lo đời sống tinh thần, giúp dân an cư lạc nghiệp. Dường như chùa Tây An ở núi Sam (TX.Châu Đốc, tỉnh An Giang) ra đời nhằm thực hiện nhất quán chủ trương này.
Lịch sử khai sơn Tây An tự bắt đầu từ quan Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn. Doãn Uẩn (1795-1850) là một danh thần thời Nguyễn, phụng sự ba đời vua liên tiếp: Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Sinh thời, ông là một trong những trụ cột của triều đình, trấn giữ vùng biên cương tây nam, suốt những năm trị vì của vua Thiệu Trị. Ông từng giữ chức Lang trung bộ Hộ, Tham tri bộ Hộ và Án sát Vĩnh Long. Tham gia trấn áp các cuộc nổi dậy và chống ngoại xâm cũng như các chính sách hòa hợp dân tộc. Công trạng của ông được vua Tự Đức cho khắc bia ghi chiến tích, đặt tại Võ miếu.
Vào năm 1842, quân Xiêm lại đem quân xâm lấn biên cương nước ta. Triều đình sai Doãn Uẩn cùng các quan Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Hoàng… đem quân đánh dẹp. Năm 1845, quan quân triều đình đã chiếm lại được Hà Tiên và sau trận này Doãn Uẩn được phong làm Tổng đốc Mưu lược tướng, kiêm lý khu vực An Hà (An Giang và Hà Tiên). Trong thời gian kiêm lý An Hà từ 1845 đến 1848, ông đã chủ trì tu sửa và xây mới nhiều chùa chiền trong vùng, trong đó có chùa Tây An. Ngày 21 tháng 11 âm lịch năm Kỷ Dậu (1850), ông bệnh mất tại An Giang và được truy tặng hàm Hiệp biện Đại học sĩ. Bài vị của ông được vua cho đặt ở đền Hiền Lương cùng với các danh thần nhà Nguyễn khác.
Khi ngôi chùa xây dựng xong, Tổng đốc Doãn Uẩn cho mời hòa thượng Tiên Giác - Hải Tịnh thuộc đời thứ 37, Lâm Tế chánh tông chi phái Thiên khai về trụ trì. Hòa thượng Tiên Giác - Hải Tịnh là người từng được vua triệu về làm Tăng cang chùa Thiên Mụ (Huế), được thưởng kim tiền và được lễ bộ cấp giới đao độ điệp (ý nghĩa cho phép thu nhận đệ tử). Mấy mươi năm học hỏi của các tự viện chốn thần kinh, trở về Nam năm 1841, ông là vị cao tăng đầu tiên tổ chức an cư kiết hạ tại tổ đình Giác Lâm và nhiều khóa tại các chùa sắc tứ Từ Ân, Hội Phước (Sa Đéc), Phước Hưng (Sa Đéc). Ông cũng là người thiết lập được nhiều giới đàn. Mỗi giới đàn thường có 3 đàn truyền giới cho tăng, ni... Do đó ông có rất đông đệ tử khắp các tỉnh Nam kỳ. Việc hòa thượng Tiên Giác - Hải Tịnh trụ trì Tây An tự dù chỉ trên danh nghĩa (vì lúc này hòa thượng đang trụ trì tổ đình Giác Lâm) đã làm tăng thêm uy tín ngôi chùa mới lập.
Tưởng nhớ công lao của người sáng lập, Thượng tọa Thích Thiện Thống, trụ trì chùa, cho biết Tây An cổ tự đang tiến hành thủ tục để xây nhà tưởng niệm Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn, đồng thời đã trao đổi với gia đình cháu trực hệ của Tổng đốc, thống nhất đưa một số di vật do gia đình còn lưu giữ về trưng bày ở nhà tưởng niệm. Việc làm này tuy có hơi muộn nhưng sẽ góp phần tôn giá trị lịch sử văn hóa của ngôi chùa.
Lối kiến trúc độc đáo
Lịch sử Tây An cổ tự còn gắn liền với hành trạng của Đức Phật thầy Tây An, người sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ hương. Cố học giả Nguyễn Văn Hầu trong Thất Sơn mầu nhiệm cho biết, Đức Phật thầy chính danh là Đoàn Văn Huyên, sinh năm Đinh Mão (1807), tức năm Gia Long thứ 6. Ông quê ở làng Tòng Sơn, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc. Căn cứ những ghi chép của tác giả, hành trạng của Đức Phật thầy có nhiều huyền tích như việc bỏ nhà ra đi từ lúc tuổi còn nhỏ; chuyện ông một mình kéo cây da bị trốc gốc che chắn lòng sông, chặt sậy, làm cỏ, đêm đến lại quét lá da để nấu nước uống, hay chuyện trừ bệnh dịch cứu dân lành…
Duyên nghiệp của Đức Phật thầy với Tây An tự, theo Thượng tọa Thích Thiện Thống thì sau khi ông Đoàn Văn Huyên quy tập tín đồ thành lập Bửu Sơn Kỳ hương tại cốc Ông Kiến ở Chợ Mới, chính quyền sở tại nghi ngờ ông tập hợp lực lượng chống đối lại triều đình nên “mời ông về” giam ở Châu Đốc 3 tháng, sau đó buộc ông “muốn tu thì đến chùa Tây An mà tu hành”. Chùa Tây An giai đoạn này do ngài Minh Khiêm Hoàng Ân (thế hệ 38 Lâm Tế chánh tông) - đệ tử của hòa thượng Tiên Giác Hải Tịnh trụ trì. Song do mối quan hệ mang tính nguyên tắc, ông Huyên chỉ đồng ý thỉnh hòa thượng Tiên Giác đến làm lễ xuất gia cho ông và đặt pháp danh là Minh Huyên, pháp hiệu là Pháp Tạng…
Do xuất gia bất đắc dĩ nên dù ở chùa Tây An nhưng Đoàn Minh Huyên vẫn tìm cách trở về các trại ruộng, tiếp tục tập hợp tín đồ xiển dương Bửu Sơn Kỳ hương. Thời gian này ông đã xây các ngôi chùa Thới Hưng, Thới Sơn… và mở mang trại ruộng cho tín đồ. Khoảng 7 năm sau đó ông qua đời, nhưng vì “lý do an ninh” chính quyền sở tại đã không cho các đệ tử của ông chôn cất ở vùng trại ruộng mà buộc phải di về chùa Tây An an táng. Hiện ngôi mộ của Đức Phật thầy tọa lạc bên phải, phía sau ngôi cổ tự này, tín đồ Bửu Sơn Kỳ hương cũng đã xây dựng một long đình phía sau ngôi mộ để tăng thêm vẻ tôn nghiêm.
Tây An tự tọa lạc trên nền cao, thoáng rộng, khuôn viên chùa có diện tích hơn 1,5 ha. Điểm nhấn ấn tượng nhất của chùa là 3 ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, một mô típ kiến trúc có dáng dấp Ấn Độ lại có bố cục hài hòa với lối kiến trúc chữ tam theo mô típ chùa Việt ở Nam bộ. Thượng tọa Thích Thiện Tống cho biết, khoảng năm 1861, chùa Tây An được trùng tu lại chính điện và hậu tổ. Đây là lần trùng tu xưa nhất, kiến trúc hiện còn lưu giữ. Về sau, người có công đại trùng tu Tây An cổ tự là hòa thượng Bửu Thọ, thế danh Nguyễn Thế Mật. Phong cách mang dáng dấp Ấn Độ có lẽ là do ý tưởng của hòa thượng. Cuộc đại trùng tu này được thực hiện vào năm 1958.
Du lịch, GO! - Theo Ngọc Phan - Hoàng Phương (Thanhnien), ảnh internet
Khai hoang lập chùa
Sự ra đời của ngôi chùa mang dấu ấn về chính sách văn hóa của triều Nguyễn “khai hoang lập chùa”. Đây cũng là nơi gắn với hành trạng của người sáng lập Bửu Sơn Kỳ hương, do đó dân gian thường gọi ông Đoàn Minh Huyên là Phật thầy Tây An.
Trong kế hoạch khai hoang lập đồn điền và các chính sách an dân, các quan nhà Nguyễn đã có sự thỏa thuận với hòa thượng các tông phái Phật giáo, đồn điền lập đến đâu thì xây cất chùa chiền đến đó để lo đời sống tinh thần, giúp dân an cư lạc nghiệp. Dường như chùa Tây An ở núi Sam (TX.Châu Đốc, tỉnh An Giang) ra đời nhằm thực hiện nhất quán chủ trương này.
Lịch sử khai sơn Tây An tự bắt đầu từ quan Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn. Doãn Uẩn (1795-1850) là một danh thần thời Nguyễn, phụng sự ba đời vua liên tiếp: Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Sinh thời, ông là một trong những trụ cột của triều đình, trấn giữ vùng biên cương tây nam, suốt những năm trị vì của vua Thiệu Trị. Ông từng giữ chức Lang trung bộ Hộ, Tham tri bộ Hộ và Án sát Vĩnh Long. Tham gia trấn áp các cuộc nổi dậy và chống ngoại xâm cũng như các chính sách hòa hợp dân tộc. Công trạng của ông được vua Tự Đức cho khắc bia ghi chiến tích, đặt tại Võ miếu.
Vào năm 1842, quân Xiêm lại đem quân xâm lấn biên cương nước ta. Triều đình sai Doãn Uẩn cùng các quan Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Hoàng… đem quân đánh dẹp. Năm 1845, quan quân triều đình đã chiếm lại được Hà Tiên và sau trận này Doãn Uẩn được phong làm Tổng đốc Mưu lược tướng, kiêm lý khu vực An Hà (An Giang và Hà Tiên). Trong thời gian kiêm lý An Hà từ 1845 đến 1848, ông đã chủ trì tu sửa và xây mới nhiều chùa chiền trong vùng, trong đó có chùa Tây An. Ngày 21 tháng 11 âm lịch năm Kỷ Dậu (1850), ông bệnh mất tại An Giang và được truy tặng hàm Hiệp biện Đại học sĩ. Bài vị của ông được vua cho đặt ở đền Hiền Lương cùng với các danh thần nhà Nguyễn khác.
Khi ngôi chùa xây dựng xong, Tổng đốc Doãn Uẩn cho mời hòa thượng Tiên Giác - Hải Tịnh thuộc đời thứ 37, Lâm Tế chánh tông chi phái Thiên khai về trụ trì. Hòa thượng Tiên Giác - Hải Tịnh là người từng được vua triệu về làm Tăng cang chùa Thiên Mụ (Huế), được thưởng kim tiền và được lễ bộ cấp giới đao độ điệp (ý nghĩa cho phép thu nhận đệ tử). Mấy mươi năm học hỏi của các tự viện chốn thần kinh, trở về Nam năm 1841, ông là vị cao tăng đầu tiên tổ chức an cư kiết hạ tại tổ đình Giác Lâm và nhiều khóa tại các chùa sắc tứ Từ Ân, Hội Phước (Sa Đéc), Phước Hưng (Sa Đéc). Ông cũng là người thiết lập được nhiều giới đàn. Mỗi giới đàn thường có 3 đàn truyền giới cho tăng, ni... Do đó ông có rất đông đệ tử khắp các tỉnh Nam kỳ. Việc hòa thượng Tiên Giác - Hải Tịnh trụ trì Tây An tự dù chỉ trên danh nghĩa (vì lúc này hòa thượng đang trụ trì tổ đình Giác Lâm) đã làm tăng thêm uy tín ngôi chùa mới lập.
Tưởng nhớ công lao của người sáng lập, Thượng tọa Thích Thiện Thống, trụ trì chùa, cho biết Tây An cổ tự đang tiến hành thủ tục để xây nhà tưởng niệm Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn, đồng thời đã trao đổi với gia đình cháu trực hệ của Tổng đốc, thống nhất đưa một số di vật do gia đình còn lưu giữ về trưng bày ở nhà tưởng niệm. Việc làm này tuy có hơi muộn nhưng sẽ góp phần tôn giá trị lịch sử văn hóa của ngôi chùa.
Lối kiến trúc độc đáo
Lịch sử Tây An cổ tự còn gắn liền với hành trạng của Đức Phật thầy Tây An, người sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ hương. Cố học giả Nguyễn Văn Hầu trong Thất Sơn mầu nhiệm cho biết, Đức Phật thầy chính danh là Đoàn Văn Huyên, sinh năm Đinh Mão (1807), tức năm Gia Long thứ 6. Ông quê ở làng Tòng Sơn, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc. Căn cứ những ghi chép của tác giả, hành trạng của Đức Phật thầy có nhiều huyền tích như việc bỏ nhà ra đi từ lúc tuổi còn nhỏ; chuyện ông một mình kéo cây da bị trốc gốc che chắn lòng sông, chặt sậy, làm cỏ, đêm đến lại quét lá da để nấu nước uống, hay chuyện trừ bệnh dịch cứu dân lành…
Duyên nghiệp của Đức Phật thầy với Tây An tự, theo Thượng tọa Thích Thiện Thống thì sau khi ông Đoàn Văn Huyên quy tập tín đồ thành lập Bửu Sơn Kỳ hương tại cốc Ông Kiến ở Chợ Mới, chính quyền sở tại nghi ngờ ông tập hợp lực lượng chống đối lại triều đình nên “mời ông về” giam ở Châu Đốc 3 tháng, sau đó buộc ông “muốn tu thì đến chùa Tây An mà tu hành”. Chùa Tây An giai đoạn này do ngài Minh Khiêm Hoàng Ân (thế hệ 38 Lâm Tế chánh tông) - đệ tử của hòa thượng Tiên Giác Hải Tịnh trụ trì. Song do mối quan hệ mang tính nguyên tắc, ông Huyên chỉ đồng ý thỉnh hòa thượng Tiên Giác đến làm lễ xuất gia cho ông và đặt pháp danh là Minh Huyên, pháp hiệu là Pháp Tạng…
Do xuất gia bất đắc dĩ nên dù ở chùa Tây An nhưng Đoàn Minh Huyên vẫn tìm cách trở về các trại ruộng, tiếp tục tập hợp tín đồ xiển dương Bửu Sơn Kỳ hương. Thời gian này ông đã xây các ngôi chùa Thới Hưng, Thới Sơn… và mở mang trại ruộng cho tín đồ. Khoảng 7 năm sau đó ông qua đời, nhưng vì “lý do an ninh” chính quyền sở tại đã không cho các đệ tử của ông chôn cất ở vùng trại ruộng mà buộc phải di về chùa Tây An an táng. Hiện ngôi mộ của Đức Phật thầy tọa lạc bên phải, phía sau ngôi cổ tự này, tín đồ Bửu Sơn Kỳ hương cũng đã xây dựng một long đình phía sau ngôi mộ để tăng thêm vẻ tôn nghiêm.
Tây An tự tọa lạc trên nền cao, thoáng rộng, khuôn viên chùa có diện tích hơn 1,5 ha. Điểm nhấn ấn tượng nhất của chùa là 3 ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, một mô típ kiến trúc có dáng dấp Ấn Độ lại có bố cục hài hòa với lối kiến trúc chữ tam theo mô típ chùa Việt ở Nam bộ. Thượng tọa Thích Thiện Tống cho biết, khoảng năm 1861, chùa Tây An được trùng tu lại chính điện và hậu tổ. Đây là lần trùng tu xưa nhất, kiến trúc hiện còn lưu giữ. Về sau, người có công đại trùng tu Tây An cổ tự là hòa thượng Bửu Thọ, thế danh Nguyễn Thế Mật. Phong cách mang dáng dấp Ấn Độ có lẽ là do ý tưởng của hòa thượng. Cuộc đại trùng tu này được thực hiện vào năm 1958.
Du lịch, GO! - Theo Ngọc Phan - Hoàng Phương (Thanhnien), ảnh internet
tây an cổ tự rất đẹp đó mấy bác, kiến trúc nhìn là biết rất lâu rồi
ReplyDeletenorth vietnam motorbike tours Loop Bike Tours