Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Tuesday, 22 January 2013

Trong rất nhiều dấu tích, di tích của người xưa để lại trên đất Quảng Trị, hệ thống khai thác và xử lý nước cổ ở xã Gio An còn lại khá nhiều và tương đối nguyên vẹn, lại rất độc đáo.

Hệ thống giếng cổ này bao gồm hơn 30 giếng, nằm rải rác hai bên đường 75 (Km 7,8), ở 5 thôn: An Nha, An Hướng, Hảo Sơn, Long Sơn, Tân Văn thuộc địa phận xã Gio An, huyện Gio Linh; cách nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn khoảng 4 km về phía Đông Nam. Đây là một loại hình di tích độc nhất vô nhị, không chỉ của Quảng Trị mà còn đối với cả nước. Khẳng định những giá trị lịch sử, văn hoá đặc sắc của hệ thống di tích này và tạo cơ sở pháp lý để bảo tồn và phát huy hiệu quả của nó, ngày 13/3/2001 Bộ Văn hoá – Thông tin đã quyết định công nhận là di tích Quốc gia.


< Giếng Đào ở thôn An Nha.

Đây là những công trình khai thác nước ngầm độc đáo của các thế hệ dân cư trên vùng gò đồi miền tây Gio Linh. Đặc điểm kỹ thuật nổi bật của hệ thống khai thác nước là các công trình đều xây dựng theo phương thức xếp kè, và đẻo bằng đá bazan mà dân địa phương gọi là đá ong, đá mồ côi. Về khái quát, có thể phân hệ thống khai thác nước ở Gio An tập trung 3 loại chính sau:

Loại thứ nhất: Là loại có cấu trúc hoàn chỉnh nhất. Người ta dựa vào những mạch nước ngầm chảy ra ở triền đồi rồi dùng đá xếp ngăn lại ở xung quang tạo nên một bể lắng (bể hứng). Phía dưới bể hứng còn có một bể nữa gọi là bể chứa. Nước từ bể lắng chảy xuống bể chứa qua một bãi tràn có đặt các miếng đá, máng đá này được chế tác từ đá bazan dạng nữa hình trụ bổ dọc, dài từ 1,3 – 1,5m, mặt trên có một đường rãnh chạy dọc dài theo thân để dẫn nước.


< Giếng Gái ở thôn Hảo Sơn.

Bể chứa hình tròn hoặc hình bầu dục được xếp đá xung quanh, phía ngoài có các đường cho nước thoát ra chảy vào các con mương. Bể chứa thường sâu từ 1 - 2m, rộng từ 15 – 30m2 . Đây vừa là nơi lấy nước sinh hoạt phục vụ ăn uống, vừa là nơi tắm giặt của con người. Ngoài ra còn có các kênh mương dẫn nước được kè đá hoặc đắp bằng đất chạy ngoằn nghèo, có nhiệm vụ nhận nước trực tiếp từ bể chứa rồi dẫn ra ruộng. Những giếng thuộc loại này tiêu biểu là: Giếng Đào, giếng Trạng (An Nha), giếng Côi, giếng Kình (An Hướng), giếng Máng (Long Sơn), giếng Gái (Hảo Sơn).

Loại thứ hai: Là giếng không có bể lắng, không có máng dẫn mà thường là các bể chứa nhận trực tiếp nước từ những mội nước (mạch ngầm) phun nổi có lưu lượng dòng chảy mạnh. Phía ngoài có cửa thoát nước ra mương dẫn hay chảy ra ruộng. Loại công trình này do chỉ có một bể chứa nên tất cả các sinh hoạt đều diễn ra trong lòng bể. Vì thế, để giữ vệ sinh người ta rãi một số khối đá chắn ngang 1/3 bể phía trong với mục đích tạo ra một đường ranh giới quy ước, từ đó phần bên trong chỉ dành lấy nước ăn, phần bên ngoài là nơi tắm giặt. Những giếng thuộc loại này tiêu biểu là giếng Ông, giếng Tép (Hảo Sơn), giếng Nậy (Thanh Khê).


< Giếng Ông ở thôn Hảo Sơn.

Loại thứ ba: Giếng hình dáng giống giếng khơi cổ truyền ở vùng đồng bằng của người Việt, bằng cách thả “bi giếng” xuống nơi có mạch nước ngầm tạo thành vách từ dưới đáy lên khỏi mặt đất, các bi giếng là một khối đá nguyên, hình trụ tròn, mặt ngoài khum, dạng hình tang trống cao chừng 0,4m, đường kính 0,5m, dày 0,1m. Nền được xếp các phiến đá ong ghè đẻo sắc sảo. Mặc dù có sự khác biệt về cấu trúc đối với hai loại trên nhưng nó vẫn giữ nguyên tắc khai thác nước ngầm.

Từ trước đến nay đã có nhiều nhà khảo cổ trong và ngoài nước quan tâm đến các công trình dẫn thuỷ cổ này như: M.colain, Trần Quốc Vượng, Lâm Mỹ Dung, Lê Duy Sơn, … Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc, chủ nhân, niên đại, … song giới nghiên cứu đều công nhận đây là những sản phẩm văn hoá được hình thành bởi sự sáng tạo tuyệt vời của con người từ rất xa xưa.


< Giếng Pheo ở thôn Tân Văn.

Hệ thống dẫn thủy cổ Gio An là là một loại hình di tích độc đáo của Quảng Trị và cả nước, có giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật và cả sinh thái. Từ người bản địa cổ đến người Việt Nam sau này hệ thống dẫn thuỷ cổ Gio An vẫn tồn tại với thời gian, vừa là những di tích có giá trị vừa mang chức năng sử dụng, trở thành một trong những sản phẩm văn hoá đặc sắc, độc đáo, thể hiện lối ứng xử khôn khéo, thông minh của con người trước tự nhiên để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nó vừa là sản phẩm vừa là đặc trưng của cư dân nông nghiệp, phản chiếu sự kế thừa giữa các thế hệ dân cư nơi đây.

Tuy nhiên do đặc thù của di tích này cùng một lúc tồn tại song song hai giá trị: Di tích – Sử dụng, cho nên giải quyết hài hoà vấn đề giữ gìn di sản và vấn đề sử dụng để lấy nước, phát triển cây rau liệt (là một loại rau chỉ trồng được ở nơi này, cho hiệu quả kinh tế cao) không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương mà đòi hỏi sự góp sức, tự giác của toàn dân và các tổ chức xã hội. Đây là một di tích lịch sử - văn hoá cần được đầu tư, khai thác du lịch.

Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Duy Hùng (Dulich.Quangtri)

Người dân tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là những bô lão cho rằng nước giếng cổ đem lại hơi thở cho dân làng. Đặc biệt, rượu làng Gio An là loại rượu nổi tiếng ngon, thơm... Tất cả là nhờ có nước giếng cổ. Người già các làng trên khẳng định, sau nhiều lần thử nghiệm, khi công đoạn lên men rượu, công đoạn vào nước để nấu ra rượu thì nước giếng cổ là loại nước cho ra loại rượu độc đáo nhất về độ ngon mà chưa có loại nước nào (như nước giếng thường, nước máy) có thể thay thế được.

Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra loại rượu ngon, người dân các làng có giếng cổ nói, để trồng được loại xà lách song thì phải tìm đến những vùng có mạch nguồn của nước giếng cổ chảy ra để trồng. Còn nếu trông loại rau này ở các vùng khác thì chất lượng cũng như màu sắc không thể nào sánh được với loại rau trồng ở nguồn nước giếng cổ

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống