Quốc lộ 6 từ Hà Nội lên Tây Bắc dài hơn 500 km, nhiều đoạn uốn lượn như dải lụa quanh dãy núi trùng điệp. Cảnh sắc nơi đây luôn là niềm cảm hứng bất tận của nghệ sĩ nhiếp ảnh, sự háo hức khám phá, trải nghiệm cảm giác mạnh của những "phượt thủ" (du lịch bụi). Tuy nhiên, nó cũng là nỗi hãi hùng của các lái xe khách đường dài với triền miên núi cao, vực sâu hiểm trở, đầy bất trắc, nguy hiểm cận kề.
Họ thường đọc chệch quốc lộ 6 là "quốc lộ xấu", bởi nó đã rệu rã và xuống cấp trầm trọng. Hôm nay, những con đường, cây cầu mới mọc lên nơi miền Tây Bắc xa xôi, đã làm thay đổi đến ngỡ ngàng diện mạo của vùng đất còn nhiều khó khăn này.
Ðèo Pha Ðin được đọc chệch từ Phạ Ðin (tiếng Thái nghĩa là trời đất). Ðồng bào dân tộc Thái xa xưa coi nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Xưa kia, vì có sự tranh chấp ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu (cũ), người ta đã giải quyết bằng một cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc ngựa hai bên phi hướng về nhau. Nơi gặp gỡ sẽ là ranh giới. Ngựa Lai Châu phi nhanh hơn, nên phần đèo thuộc về Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) dài hơn phần đèo của Sơn La.
Ðèo Pha Ðin dài 32 km, uốn lượn trên những đỉnh núi đầy nắng gió thượng ngàn, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Cánh "phượt" xếp Pha Ðin vào một trong "tứ đại đỉnh đèo" ở phía bắc, với tám khúc cua tay áo cực kỳ nguy hiểm, bán kính đường cong dưới 15 m, nhiều đoạn có độ dốc dọc rất lớn, kéo dài liên tục, từ 12% đến 15%, cục bộ có điểm tới 19%.
Không thể đếm xuể những khúc cua tay áo, chữ A, chữ Z, nhiều đoạn cua chỉ đủ cho một ô-tô đi qua. Cách đây gần chục năm, trong một chuyến công tác lên Tây Bắc, chiếc xe khách tôi đi đang gầm rú vượt dốc Pha Ðin, bỗng tiếng máy lịm dần rồi từ từ trượt xuống. Rất nhanh, anh lái xe bẻ lái, phần đuôi xe va mạnh vào sườn dốc phía trong. Hú vía, chỉ một chút nữa là cả chiếc xe đã rơi xuống vực. Mấy chục hành khách và cả lái xe, mặt mũi ai nấy đều tái dại. Sau "sự cố" đó, dù có mê mẩn với những cung đường Tây Bắc hùng vĩ đến đâu, nhưng mỗi lần lên đó công tác, tôi đành "nghiến răng" đi máy bay...
Nhiều năm về trước, do những vụ tai nạn thảm khốc liên tiếp xảy ra trên đèo Pha Ðin, các nhà khoa học, chuyên gia trong ngành GTVT đã khảo sát, nghiên cứu hướng tuyến mới của quốc lộ 6 tránh đèo Pha Ðin, tuy nhiên đành phải dừng lại do địa hình độ dốc lớn, địa chất phức tạp, dễ xảy ra sụt, trượt vào mùa mưa. Khi dự án này được phê duyệt, nhiều chuyên gia trong ngành đã phản đối vì cho rằng đây là việc làm không tưởng, thiếu tính khả thi.
Vậy mà hôm nay trở lại, tất cả đã thay đổi khiến tôi ngỡ ngàng. Sau năm năm xây dựng (2006 - 2009), dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Sơn La - Tuần Giáo, tổng mức đầu tư hơn 1.165 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, do Ban quản lý dự án 1 (PMU 1, thuộc Bộ Giao thông vận tải) làm đại diện chủ đầu tư đã hoàn thành. Cung đường hiểm trở đã trở nên thuận tiện, nhanh chóng và an toàn hơn trước rất nhiều.
Tuyến đường dài 85 km, thiết kế theo tiêu chuẩn cấp 4 miền núi, mặt đường rộng 5,5 m, gia cố lề mỗi bên 0,5 m, bảo đảm cho xe chạy với tốc độ 40 km/giờ, ngoại trừ một số đoạn quá khó khăn mới châm chước vận tốc 25 km/giờ. Ðặc biệt, "điểm nhấn" của dự án chính là xây dựng tuyến tránh đèo Pha Ðin, bám theo sườn núi các đỉnh đèo phụ phía trái quốc lộ 6 cũ, độ cao khoảng 1.000 m, thấp hơn so với đèo 200 - 400 m. Anh lái xe vui miệng bảo, bây giờ đèo Pha Ðin có lẽ chỉ là cung đường khám phá dành cho những tay "phượt thủ" ưa thích mạo hiểm.
Ngồi trên ô-tô, cảm giác chênh chao, lắc giật đặc trưng của đèo Pha Ðin thuở nào hầu như biến mất. Chiều dài tuyến tránh hơn 11 km (ngắn hơn 2,3 km so với tuyến cũ) và giảm số vụ tai nạn giao thông đi nhiều, thời gian chạy xe rút xuống chỉ còn một nửa so với trước đây. Khi chưa có tuyến tránh, đi từ Tuần Giáo đến đỉnh đèo thông thường mất khoảng từ 45 đến 60 phút, nay chỉ còn khoảng từ 20 đến 25 phút.
Nếu nhìn vẻ bề ngoài đẹp trai, thư sinh của kỹ sư Lương Văn Long, ít người nghĩ anh từng có "thâm niên" lăn lộn mấy năm trên công trường xây dựng tuyến tránh đèo Pha Ðin với cương vị Chủ nhiệm Ban quản lý dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 thuộc PMU 1. Câu chuyện của anh ngược về thời điểm ba, bốn năm trước khi thực hiện dự án. Lúc ấy, ngành giao thông gần như "án binh bất động" sau "hiệu ứng" vụ việc tiêu cực tại PMU 18, cùng với tác động mạnh của "bão giá", hầu hết các loại nguyên, vật liệu cơ bản đều tăng gấp hai lần, thậm chí gấp ba lần.
Ðồng thời, trong hai năm 2007 và 2008, các tỉnh Tây Bắc bị ảnh hưởng nghiêm trọng của các trận lũ lớn, đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án, có lúc tưởng như bế tắc. Tuy nhiên, PMU 1 đã chủ động phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng của Bộ GTVT, chỉ đạo tư vấn giám sát và các nhà thầu khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ dự án. Sau khi có cơ chế bù giá gỡ khó cho những dự án đang triển khai, các bên đã nhanh chóng tính toán mức trượt giá theo quy định, báo cáo kịp thời Bộ GTVT để giảm bớt sức ép về tài chính cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ.
Dự án tuyến tránh Pha Ðin được chia thành 13 gói thầu xây lắp (trong đó 12 gói thầu làm đường và một gói xây dựng nhà cung hạt), trong đó, gói thầu số 9 ở khu vực bản Háng Tàu, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo có điều kiện thi công phức tạp nhất so với toàn tuyến. Chiều dài chỉ 4 km, nhưng các đơn vị thi công phải làm tới 22 cống thoát nước các loại, hơn 6.000 m3 tường chắn và hai cầu bê-tông cốt thép dự ứng lực hình cánh cung dài 60 m, kinh phí hơn 60 tỷ đồng.
Thời điểm triển khai gói thầu, hàng trăm công nhân, kỹ sư đã ngày đêm bám tuyến mở đường. Kỹ sư Long kể: "Có bám trụ trên công trường Tây Bắc dài ngày mới thấu hiểu hết nỗi khó khăn khi triển khai dự án. Vào thời điểm mùa khô, bụi trên đường dày tới 30 - 50 cm, giẫm chân lên phồm phộp, mùa mưa thì xối xả, có lúc phải dừng thi công hàng tuần. Công nhân sinh hoạt rất vất vả, nhiều khi phải ăn cơm cá khô tới nửa tháng".
Ðến nay, quốc lộ 6 được nâng cấp, cải tạo đã được đưa vào sử dụng gần một năm. Tuyến đường mới đã giải quyết cơ bản các đoạn cua gấp khúc của đèo Sơn La, Pha Ðin, rút ngắn khoảng cách so với tuyến cũ hơn 10 km. Riêng tuyến tránh Pha Ðin, các đơn vị thi công đã đào đắp gần một triệu m3 đất đá, xây sáu cầu cạn nằm trong đường cong địa chất phức tạp. Ðây là tuyến đường đầu tiên ở Tây Bắc thảm bê-tông nhựa dày tới 12 cm, đoạn qua thị tứ, thị trấn đường mở rộng hơn, có vỉa hè hai bên, hệ thống đèn chiếu sáng, cây xanh và cống thoát nước,...
Một số chuyên gia ngành GTVT trước đó phản đối, nhưng sau khi "mục sở thị" đã đánh giá dự án rất cao, cả về chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng. Sau khi có con đường, nhiều người dân từ các bản, làng xa xôi đã về lập nghiệp, dựng làng mới, có điều kiện mua sắm những vật dụng thiết yếu trong gia đình. Nhiều doanh nghiệp vận tải cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội mới, sắm xe khách giường nằm chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội - Ðiện Biên. Chỉ sau một đêm ngủ trên xe, sáng dậy, hành khách đã có mặt tại Hà Nội.
Trên miền Tây Bắc, ngoài tuyến tránh Pha Ðin được xếp hạng "đặc biệt", còn có thể kể đến nhiều công trình "kỷ lục, đặc biệt" do PMU 1 làm đại diện chủ đầu tư. Trong đó, hai cầu Pá Uôn và Hang Tôm đang giữ kỷ lục là cầu có trụ cao nhất Việt Nam (trụ cao gần 100 m). Cầu Pá Uôn trên quốc lộ 279 thuộc huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) nằm trong tổng thể các công trình tránh ngập sau khi xây dựng thủy điện Sơn La. Khi thủy điện tích nước phát điện, cây cầu sẽ góp phần đắc lực phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê-tông cốt thép dự ứng lực, dài hơn 1,2 km, trong đó cầu chính dài 918 m, mặt cầu rộng 9 m, tổng mức đầu tư (đã điều chỉnh) khoảng 745 tỷ đồng,... Dự án được Bộ Xây dựng đưa vào cấp đặc biệt do kết cấu trụ cầu có chiều cao lớn nhất, biện pháp thi công mới nhất, giá thành vào loại đắt nhất Việt Nam hiện nay và tiến độ thi công rất gấp rút.
Tháng 4 của năm 2010, cầu đã hoàn thành, thông xe đưa vào sử dụng, nhanh chóng xác lập vị trí quan trọng trong tuyến giao thông huyết mạch nối Sơn La với các tỉnh Tây Bắc như Lai Châu, Ðiện Biên, Lào Cai và Yên Bái. Còn cầu Hang Tôm (mới) nằm trên địa phận huyện Mường Lay (Lai Châu) đến nay cũng đã được hợp long, khánh thành. Một mai, cầu Hang Tôm (mới) cũng sẽ đóng vai trò trọng yếu trong tuyến giao thông huyết mạch, nối Ðiện Biên với Lai Châu.
Nơi "miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa, núi cao đèo sâu" hôm nay đã hình thành những tuyến đường dù chưa phải to rộng như đồng bằng, nhưng đối với đồng bào vùng Tây Bắc, đó là ước mơ bao năm tháng. Những người thợ cầu đường đã xây nên huyền thoại mới, kéo gần miền đất vốn heo hút, xa ngái này về với ấm no.
Du lịch, GO! - Theo Quang Hưng (Nhandan), internet
Họ thường đọc chệch quốc lộ 6 là "quốc lộ xấu", bởi nó đã rệu rã và xuống cấp trầm trọng. Hôm nay, những con đường, cây cầu mới mọc lên nơi miền Tây Bắc xa xôi, đã làm thay đổi đến ngỡ ngàng diện mạo của vùng đất còn nhiều khó khăn này.
Ðèo Pha Ðin được đọc chệch từ Phạ Ðin (tiếng Thái nghĩa là trời đất). Ðồng bào dân tộc Thái xa xưa coi nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Xưa kia, vì có sự tranh chấp ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu (cũ), người ta đã giải quyết bằng một cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc ngựa hai bên phi hướng về nhau. Nơi gặp gỡ sẽ là ranh giới. Ngựa Lai Châu phi nhanh hơn, nên phần đèo thuộc về Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) dài hơn phần đèo của Sơn La.
Ðèo Pha Ðin dài 32 km, uốn lượn trên những đỉnh núi đầy nắng gió thượng ngàn, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Cánh "phượt" xếp Pha Ðin vào một trong "tứ đại đỉnh đèo" ở phía bắc, với tám khúc cua tay áo cực kỳ nguy hiểm, bán kính đường cong dưới 15 m, nhiều đoạn có độ dốc dọc rất lớn, kéo dài liên tục, từ 12% đến 15%, cục bộ có điểm tới 19%.
Không thể đếm xuể những khúc cua tay áo, chữ A, chữ Z, nhiều đoạn cua chỉ đủ cho một ô-tô đi qua. Cách đây gần chục năm, trong một chuyến công tác lên Tây Bắc, chiếc xe khách tôi đi đang gầm rú vượt dốc Pha Ðin, bỗng tiếng máy lịm dần rồi từ từ trượt xuống. Rất nhanh, anh lái xe bẻ lái, phần đuôi xe va mạnh vào sườn dốc phía trong. Hú vía, chỉ một chút nữa là cả chiếc xe đã rơi xuống vực. Mấy chục hành khách và cả lái xe, mặt mũi ai nấy đều tái dại. Sau "sự cố" đó, dù có mê mẩn với những cung đường Tây Bắc hùng vĩ đến đâu, nhưng mỗi lần lên đó công tác, tôi đành "nghiến răng" đi máy bay...
Nhiều năm về trước, do những vụ tai nạn thảm khốc liên tiếp xảy ra trên đèo Pha Ðin, các nhà khoa học, chuyên gia trong ngành GTVT đã khảo sát, nghiên cứu hướng tuyến mới của quốc lộ 6 tránh đèo Pha Ðin, tuy nhiên đành phải dừng lại do địa hình độ dốc lớn, địa chất phức tạp, dễ xảy ra sụt, trượt vào mùa mưa. Khi dự án này được phê duyệt, nhiều chuyên gia trong ngành đã phản đối vì cho rằng đây là việc làm không tưởng, thiếu tính khả thi.
Vậy mà hôm nay trở lại, tất cả đã thay đổi khiến tôi ngỡ ngàng. Sau năm năm xây dựng (2006 - 2009), dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Sơn La - Tuần Giáo, tổng mức đầu tư hơn 1.165 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, do Ban quản lý dự án 1 (PMU 1, thuộc Bộ Giao thông vận tải) làm đại diện chủ đầu tư đã hoàn thành. Cung đường hiểm trở đã trở nên thuận tiện, nhanh chóng và an toàn hơn trước rất nhiều.
Tuyến đường dài 85 km, thiết kế theo tiêu chuẩn cấp 4 miền núi, mặt đường rộng 5,5 m, gia cố lề mỗi bên 0,5 m, bảo đảm cho xe chạy với tốc độ 40 km/giờ, ngoại trừ một số đoạn quá khó khăn mới châm chước vận tốc 25 km/giờ. Ðặc biệt, "điểm nhấn" của dự án chính là xây dựng tuyến tránh đèo Pha Ðin, bám theo sườn núi các đỉnh đèo phụ phía trái quốc lộ 6 cũ, độ cao khoảng 1.000 m, thấp hơn so với đèo 200 - 400 m. Anh lái xe vui miệng bảo, bây giờ đèo Pha Ðin có lẽ chỉ là cung đường khám phá dành cho những tay "phượt thủ" ưa thích mạo hiểm.
Ngồi trên ô-tô, cảm giác chênh chao, lắc giật đặc trưng của đèo Pha Ðin thuở nào hầu như biến mất. Chiều dài tuyến tránh hơn 11 km (ngắn hơn 2,3 km so với tuyến cũ) và giảm số vụ tai nạn giao thông đi nhiều, thời gian chạy xe rút xuống chỉ còn một nửa so với trước đây. Khi chưa có tuyến tránh, đi từ Tuần Giáo đến đỉnh đèo thông thường mất khoảng từ 45 đến 60 phút, nay chỉ còn khoảng từ 20 đến 25 phút.
Nếu nhìn vẻ bề ngoài đẹp trai, thư sinh của kỹ sư Lương Văn Long, ít người nghĩ anh từng có "thâm niên" lăn lộn mấy năm trên công trường xây dựng tuyến tránh đèo Pha Ðin với cương vị Chủ nhiệm Ban quản lý dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 thuộc PMU 1. Câu chuyện của anh ngược về thời điểm ba, bốn năm trước khi thực hiện dự án. Lúc ấy, ngành giao thông gần như "án binh bất động" sau "hiệu ứng" vụ việc tiêu cực tại PMU 18, cùng với tác động mạnh của "bão giá", hầu hết các loại nguyên, vật liệu cơ bản đều tăng gấp hai lần, thậm chí gấp ba lần.
Ðồng thời, trong hai năm 2007 và 2008, các tỉnh Tây Bắc bị ảnh hưởng nghiêm trọng của các trận lũ lớn, đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án, có lúc tưởng như bế tắc. Tuy nhiên, PMU 1 đã chủ động phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng của Bộ GTVT, chỉ đạo tư vấn giám sát và các nhà thầu khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ dự án. Sau khi có cơ chế bù giá gỡ khó cho những dự án đang triển khai, các bên đã nhanh chóng tính toán mức trượt giá theo quy định, báo cáo kịp thời Bộ GTVT để giảm bớt sức ép về tài chính cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ.
Dự án tuyến tránh Pha Ðin được chia thành 13 gói thầu xây lắp (trong đó 12 gói thầu làm đường và một gói xây dựng nhà cung hạt), trong đó, gói thầu số 9 ở khu vực bản Háng Tàu, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo có điều kiện thi công phức tạp nhất so với toàn tuyến. Chiều dài chỉ 4 km, nhưng các đơn vị thi công phải làm tới 22 cống thoát nước các loại, hơn 6.000 m3 tường chắn và hai cầu bê-tông cốt thép dự ứng lực hình cánh cung dài 60 m, kinh phí hơn 60 tỷ đồng.
Thời điểm triển khai gói thầu, hàng trăm công nhân, kỹ sư đã ngày đêm bám tuyến mở đường. Kỹ sư Long kể: "Có bám trụ trên công trường Tây Bắc dài ngày mới thấu hiểu hết nỗi khó khăn khi triển khai dự án. Vào thời điểm mùa khô, bụi trên đường dày tới 30 - 50 cm, giẫm chân lên phồm phộp, mùa mưa thì xối xả, có lúc phải dừng thi công hàng tuần. Công nhân sinh hoạt rất vất vả, nhiều khi phải ăn cơm cá khô tới nửa tháng".
Ðến nay, quốc lộ 6 được nâng cấp, cải tạo đã được đưa vào sử dụng gần một năm. Tuyến đường mới đã giải quyết cơ bản các đoạn cua gấp khúc của đèo Sơn La, Pha Ðin, rút ngắn khoảng cách so với tuyến cũ hơn 10 km. Riêng tuyến tránh Pha Ðin, các đơn vị thi công đã đào đắp gần một triệu m3 đất đá, xây sáu cầu cạn nằm trong đường cong địa chất phức tạp. Ðây là tuyến đường đầu tiên ở Tây Bắc thảm bê-tông nhựa dày tới 12 cm, đoạn qua thị tứ, thị trấn đường mở rộng hơn, có vỉa hè hai bên, hệ thống đèn chiếu sáng, cây xanh và cống thoát nước,...
Một số chuyên gia ngành GTVT trước đó phản đối, nhưng sau khi "mục sở thị" đã đánh giá dự án rất cao, cả về chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng. Sau khi có con đường, nhiều người dân từ các bản, làng xa xôi đã về lập nghiệp, dựng làng mới, có điều kiện mua sắm những vật dụng thiết yếu trong gia đình. Nhiều doanh nghiệp vận tải cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội mới, sắm xe khách giường nằm chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội - Ðiện Biên. Chỉ sau một đêm ngủ trên xe, sáng dậy, hành khách đã có mặt tại Hà Nội.
Trên miền Tây Bắc, ngoài tuyến tránh Pha Ðin được xếp hạng "đặc biệt", còn có thể kể đến nhiều công trình "kỷ lục, đặc biệt" do PMU 1 làm đại diện chủ đầu tư. Trong đó, hai cầu Pá Uôn và Hang Tôm đang giữ kỷ lục là cầu có trụ cao nhất Việt Nam (trụ cao gần 100 m). Cầu Pá Uôn trên quốc lộ 279 thuộc huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) nằm trong tổng thể các công trình tránh ngập sau khi xây dựng thủy điện Sơn La. Khi thủy điện tích nước phát điện, cây cầu sẽ góp phần đắc lực phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê-tông cốt thép dự ứng lực, dài hơn 1,2 km, trong đó cầu chính dài 918 m, mặt cầu rộng 9 m, tổng mức đầu tư (đã điều chỉnh) khoảng 745 tỷ đồng,... Dự án được Bộ Xây dựng đưa vào cấp đặc biệt do kết cấu trụ cầu có chiều cao lớn nhất, biện pháp thi công mới nhất, giá thành vào loại đắt nhất Việt Nam hiện nay và tiến độ thi công rất gấp rút.
Tháng 4 của năm 2010, cầu đã hoàn thành, thông xe đưa vào sử dụng, nhanh chóng xác lập vị trí quan trọng trong tuyến giao thông huyết mạch nối Sơn La với các tỉnh Tây Bắc như Lai Châu, Ðiện Biên, Lào Cai và Yên Bái. Còn cầu Hang Tôm (mới) nằm trên địa phận huyện Mường Lay (Lai Châu) đến nay cũng đã được hợp long, khánh thành. Một mai, cầu Hang Tôm (mới) cũng sẽ đóng vai trò trọng yếu trong tuyến giao thông huyết mạch, nối Ðiện Biên với Lai Châu.
Nơi "miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa, núi cao đèo sâu" hôm nay đã hình thành những tuyến đường dù chưa phải to rộng như đồng bằng, nhưng đối với đồng bào vùng Tây Bắc, đó là ước mơ bao năm tháng. Những người thợ cầu đường đã xây nên huyền thoại mới, kéo gần miền đất vốn heo hút, xa ngái này về với ấm no.
Du lịch, GO! - Theo Quang Hưng (Nhandan), internet
0 comments:
Post a Comment