Mỗi độ xuân về, chuẩn bị đưa tiễn năm cũ và đón mừng năm mới cộng đồng người Xơ-đăng sống trên dải Trường Sơn-Tây Nguyên vui mừng tổ chức lễ hội mừng sức khoẻ đầu năm để cúng Giàng, thần linh, tổ tiên ông bà cầu mong cho người Xơ-đăng luôn được khoẻ mạnh, vượt qua mọi sự khắc nghiệt của thời tiết, thiên nhiên, thú dữ, cộng đồng luôn đoàn kết...
Theo truyền thống của cộng đồng dân tộc Xơ-đăng cứ vào mùa khô năm trước (khoảng tháng 10, 11 và tháng 12) đến thời điểm của mùa khô năm sau (khoảng tháng 2, 3, 4 và tháng 5), Hội đồng già làng họp lại chọn lấy ngày trăng sáng, đây là những ngày đẹp nhất để tổ chức làm lễ mừng sức khoẻ đầu năm.
Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày 3 đêm với cả làng tham dự.
Để có lễ vật dâng cúng Giàng, thần linh và tổ chức lễ hội được chu đáo, dân làng phải chuẩn bị rượu ngon, các loại thức ăn khô như: măng, cá; thịt và cả heo, gà... hằng tháng trời trước đó. Theo truyền thống, mỗi nóc (mỗi nóc có từ 20-30 gia đình sinh sống) được giao một việc, nóc thì lo sửa chữa lại máng nước, nóc thì lo trang trí lại nhà Rông, nóc thì lo vào rừng tìm cây về để làm cây nêu, nóc thì lo đi mua trâu, đàn bà, con gái thì lo giã lúa mới lấy gạo gói bánh, xuống suối bắt thêm cá, ốc, hái thêm rau... lễ hội này thường diễn ra như sau:
Ngày thứ nhất: Hội đồng già làng và một số người già lớn tuổi am hiểu về phong tục tập quán của người Xơ-đăng hướng dẫn một số thanh niên khoẻ mạnh làm cây nêu, trang trí lại nhà Rông, cồng chiêng được đem ra lau chùi và thử lại tiếng, tập xoang (múa), ca hát... đồng thời cũng tại nhà Rông, một ché rượu thiêng và một con gà trống to cũng được đem đến và được đặt ngay ngắn tại giữa nhà để chuẩn bị làm lễ. Tại đây, Hội đồng già làng dùng dao cắt tiết gà, một ít đổ vào ché rượu thiêng, còn lại đổ vào tô lớn.
Khi gà bị cắt tiết, một số người lớn tuổi lần lượt đọc những câu cầu khấn với nội dung hàm ý tỏ lòng thành kính đối với Giàng, ông bà tổ tiên. Họ đổ ít rượu thiêng trong ché ra vào tô đựng tiết gà trộn đều rồi cùng nhau xuống chỗ đào cây nêu để chuẩn bị làm lễ dựng cây nêu.
Trên tô tiết gà, người ta cắm vào đó một ngọn đèn bằng sáp ong. Ngọn đèn được đốt lên, già làng dùng tay nâng chén tiết gà lên đọc lời khấn, cùng lúc các chàng trai, cô gái và dân làng nối nhau thành một vòng tròn (nghi lễ này được thực hiện lại vào ngày thứ 2), cây nêu được dựng lên và cùng lúc trâu cũng được đem cột vào cây nêu, dê cũng được đem cột vào các cột cây Pơlang theo chiều dọc và có bao nhiêu dê thì có bấy nhiêu cây Pơlang được trồng. Vì vậy, có dịp đến các bản làng của người Xơ-đăng có rất nhiều cây Pơlang được trồng, đây là dấu hiệu của một làng no đủ và giàu có, tinh thần đoàn kết cao, ăn nên làm ra, thương yêu và đùm bọc nhau.
Ngày thứ hai: Từ sáng sớm, mọi người trong các nóc đã cơm nước xong. Cồng chiêng, trống từ nhà Rông được lấy xuống, dân làng trong bộ trang phục truyền thống đã có mặt đầy đủ trước nhà Rông.
Trống, cồng chiêng nổi lên, già làng hướng dẫn một số trai tráng khoẻ mạnh, những thanh niên này sẽ thực hiện việc đâm trâu và bắn dê sau đó nhảy múa. Những vòng xoang được nối nhau, già làng vừa di chuyển vừa ném những nắm gạo vào cho trâu vừa dùng giáo đâm vào đùi trâu trong tiếng hò reo của dân làng vang vọng cả núi rừng. Sau động tác này, ông lại chuyển giáo cho những người có uy tín trong làng và những thanh niên được chọn lần lượt dùng giáo đâm vào trâu, trong tiếng trống, cồng chiêng và họ đâm khi trâu chết hẳn thì mới thôi. Cùng lúc một nhóm thanh niên khác cũng trong tư thế sẵn sàng từng người một dùng ná bắn vào dê cho đến chết.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nếu trâu bị đâm trúng tim chết và gục xuống đất ngay thì cả làng năm đó sức khoẻ dồi dào, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc làm ăn, dân làng đoàn kết... Thanh niên nào đâm trúng tim trâu thì được cả làng tôn vinh dũng sĩ với hàm ý Giàng ông bà, tổ tiên đã cho họ một năm với sức khoẻ dồi dào và hạnh phúc.
Trâu, dê được đem đi xẻ thịt, trong làng có bao nhiêu nóc, mỗi nóc có bao nhiêu người cũng được chia phần bằng nhau. Phần tim, gan, bộ lòng của trâu để Hội đồng già làng dùng và tiếp khách, phần còn lại được chế biến các món ăn truyền thống ngay tại nhà Rông để dân làng bà con, anh em và cả khách mời có dịp vui chơi ăn uống thoả thích. Riêng đầu trâu sẽ được bố trí lại để cho ngày hôm sau (ngày kết thúc). Họ vừa ăn, uống vừa chúc sức khoẻ nhau, hỏi thăm công việc nương rẫy. Nhân dịp này, những thanh niên, thiếu nữ Xơ-đăng chưa chồng, chưa vợ có điều kiện tìm hiểu, quen nhau và kết duyên chồng vợ.
Ngày thứ 3: Đầu trâu được xẻ và chế biến tại nhà Rông để cho Hội đồng già làng và những người có uy tín trong làng ngồi lại bàn bạc và trao đổi rút kinh nghiệm. Đầu trâu được đem treo ở vách nhà Rông. Đến đây lễ hội mừng sức khoẻ đầu năm chấm dứt.
Lễ hội mừng sức khoẻ đầu năm không chỉ là nghi lễ cầu cho làng bản, cho gia đình và cộng đồng luôn khoẻ mạnh mà còn giải toả mọi tâm lý sợ hãi, ám ảnh của các thế lực siêu nhiên, mang lại sự an bình trong cuộc sống của mọi nhà, mọi gia đình và cộng đồng. Nghi lễ mừng sức khoẻ đầu năm từ lâu đã ăn sâu vào cuộc sống và tiềm thức của cộng đồng dân tộc Xơ-đăng. Nét văn hoá cổ truyền, độc đáo này luôn được người Xơ-đăng gìn giữ và trân trọng.
Du lịch, GO! - Theo Cema, ảnh internet
Theo truyền thống của cộng đồng dân tộc Xơ-đăng cứ vào mùa khô năm trước (khoảng tháng 10, 11 và tháng 12) đến thời điểm của mùa khô năm sau (khoảng tháng 2, 3, 4 và tháng 5), Hội đồng già làng họp lại chọn lấy ngày trăng sáng, đây là những ngày đẹp nhất để tổ chức làm lễ mừng sức khoẻ đầu năm.
Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày 3 đêm với cả làng tham dự.
Để có lễ vật dâng cúng Giàng, thần linh và tổ chức lễ hội được chu đáo, dân làng phải chuẩn bị rượu ngon, các loại thức ăn khô như: măng, cá; thịt và cả heo, gà... hằng tháng trời trước đó. Theo truyền thống, mỗi nóc (mỗi nóc có từ 20-30 gia đình sinh sống) được giao một việc, nóc thì lo sửa chữa lại máng nước, nóc thì lo trang trí lại nhà Rông, nóc thì lo vào rừng tìm cây về để làm cây nêu, nóc thì lo đi mua trâu, đàn bà, con gái thì lo giã lúa mới lấy gạo gói bánh, xuống suối bắt thêm cá, ốc, hái thêm rau... lễ hội này thường diễn ra như sau:
Ngày thứ nhất: Hội đồng già làng và một số người già lớn tuổi am hiểu về phong tục tập quán của người Xơ-đăng hướng dẫn một số thanh niên khoẻ mạnh làm cây nêu, trang trí lại nhà Rông, cồng chiêng được đem ra lau chùi và thử lại tiếng, tập xoang (múa), ca hát... đồng thời cũng tại nhà Rông, một ché rượu thiêng và một con gà trống to cũng được đem đến và được đặt ngay ngắn tại giữa nhà để chuẩn bị làm lễ. Tại đây, Hội đồng già làng dùng dao cắt tiết gà, một ít đổ vào ché rượu thiêng, còn lại đổ vào tô lớn.
Khi gà bị cắt tiết, một số người lớn tuổi lần lượt đọc những câu cầu khấn với nội dung hàm ý tỏ lòng thành kính đối với Giàng, ông bà tổ tiên. Họ đổ ít rượu thiêng trong ché ra vào tô đựng tiết gà trộn đều rồi cùng nhau xuống chỗ đào cây nêu để chuẩn bị làm lễ dựng cây nêu.
Trên tô tiết gà, người ta cắm vào đó một ngọn đèn bằng sáp ong. Ngọn đèn được đốt lên, già làng dùng tay nâng chén tiết gà lên đọc lời khấn, cùng lúc các chàng trai, cô gái và dân làng nối nhau thành một vòng tròn (nghi lễ này được thực hiện lại vào ngày thứ 2), cây nêu được dựng lên và cùng lúc trâu cũng được đem cột vào cây nêu, dê cũng được đem cột vào các cột cây Pơlang theo chiều dọc và có bao nhiêu dê thì có bấy nhiêu cây Pơlang được trồng. Vì vậy, có dịp đến các bản làng của người Xơ-đăng có rất nhiều cây Pơlang được trồng, đây là dấu hiệu của một làng no đủ và giàu có, tinh thần đoàn kết cao, ăn nên làm ra, thương yêu và đùm bọc nhau.
Ngày thứ hai: Từ sáng sớm, mọi người trong các nóc đã cơm nước xong. Cồng chiêng, trống từ nhà Rông được lấy xuống, dân làng trong bộ trang phục truyền thống đã có mặt đầy đủ trước nhà Rông.
Trống, cồng chiêng nổi lên, già làng hướng dẫn một số trai tráng khoẻ mạnh, những thanh niên này sẽ thực hiện việc đâm trâu và bắn dê sau đó nhảy múa. Những vòng xoang được nối nhau, già làng vừa di chuyển vừa ném những nắm gạo vào cho trâu vừa dùng giáo đâm vào đùi trâu trong tiếng hò reo của dân làng vang vọng cả núi rừng. Sau động tác này, ông lại chuyển giáo cho những người có uy tín trong làng và những thanh niên được chọn lần lượt dùng giáo đâm vào trâu, trong tiếng trống, cồng chiêng và họ đâm khi trâu chết hẳn thì mới thôi. Cùng lúc một nhóm thanh niên khác cũng trong tư thế sẵn sàng từng người một dùng ná bắn vào dê cho đến chết.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nếu trâu bị đâm trúng tim chết và gục xuống đất ngay thì cả làng năm đó sức khoẻ dồi dào, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc làm ăn, dân làng đoàn kết... Thanh niên nào đâm trúng tim trâu thì được cả làng tôn vinh dũng sĩ với hàm ý Giàng ông bà, tổ tiên đã cho họ một năm với sức khoẻ dồi dào và hạnh phúc.
Trâu, dê được đem đi xẻ thịt, trong làng có bao nhiêu nóc, mỗi nóc có bao nhiêu người cũng được chia phần bằng nhau. Phần tim, gan, bộ lòng của trâu để Hội đồng già làng dùng và tiếp khách, phần còn lại được chế biến các món ăn truyền thống ngay tại nhà Rông để dân làng bà con, anh em và cả khách mời có dịp vui chơi ăn uống thoả thích. Riêng đầu trâu sẽ được bố trí lại để cho ngày hôm sau (ngày kết thúc). Họ vừa ăn, uống vừa chúc sức khoẻ nhau, hỏi thăm công việc nương rẫy. Nhân dịp này, những thanh niên, thiếu nữ Xơ-đăng chưa chồng, chưa vợ có điều kiện tìm hiểu, quen nhau và kết duyên chồng vợ.
Ngày thứ 3: Đầu trâu được xẻ và chế biến tại nhà Rông để cho Hội đồng già làng và những người có uy tín trong làng ngồi lại bàn bạc và trao đổi rút kinh nghiệm. Đầu trâu được đem treo ở vách nhà Rông. Đến đây lễ hội mừng sức khoẻ đầu năm chấm dứt.
Lễ hội mừng sức khoẻ đầu năm không chỉ là nghi lễ cầu cho làng bản, cho gia đình và cộng đồng luôn khoẻ mạnh mà còn giải toả mọi tâm lý sợ hãi, ám ảnh của các thế lực siêu nhiên, mang lại sự an bình trong cuộc sống của mọi nhà, mọi gia đình và cộng đồng. Nghi lễ mừng sức khoẻ đầu năm từ lâu đã ăn sâu vào cuộc sống và tiềm thức của cộng đồng dân tộc Xơ-đăng. Nét văn hoá cổ truyền, độc đáo này luôn được người Xơ-đăng gìn giữ và trân trọng.
Du lịch, GO! - Theo Cema, ảnh internet
0 comments:
Post a Comment