Nhắc đến Nguyễn Công P., người dân ở thị trấn nông trường Thảo Nguyên (Mộc Châu, Sơn La), không ai là không biết. Vị đại gia này nổi tiếng cả vùng Tây Bắc về buôn bán các loại thú nhồi bông và cung cấp các loại cao.
< Bản Thín nằm dưới chân núi Pha Luông.
Lãnh địa của trăn
Lạc vào nhà đại gia này, tôi thực sự choáng, khi khắp 4 bức tường phòng khách, kín các căn phòng treo la liệt các loại đầu lâu thú, kín nền nhà là các loại thú nhồi bông, từ hổ, báo, mèo rừng, nai, hoẵng, gấu, bò tót, trâu rừng… đến đầu trăn ngắc ngoải.
Trong nhà đại gia P. lúc nào cũng đỏ lửa nấu các loại cao. Cao hổ thì phải đặt hàng, vì nguồn hổ hiếm, nhưng cao trăn thì khách đặt cả tạ cũng có. Tôi hỏi rằng, nguồn cao trăn ở đâu lắm thế, đại gia này bảo rằng, dãy núi Pha Luông, đoạn chạy qua Vườn quốc gia Xuân Nha, thuộc huyện Mộc Châu có rất nhiều trăn. Theo lời đại gia P., chỉ cần ông đặt hàng trước 1 tuần, thì đám con buôn sẽ gom được cả tạ trăn, mà đảm bảo 100% là trăn hoang dã. Việc bắt trăn cũng không quá vất vả, chỉ việc xách bao, đeo chiếc đèn pin, chui vao hang động, là có thể thu hoạch được cả… bao trăn!
Nghe đại gia P. nói vậy, tôi tỏ vẻ không tin. Thi thoảng, người dân bắt được con trăn hoang dã, đã khiến cả vùng rộng lớn xôn xao, chứ làm gì có chuyện trăn hoang dã còn nhiều đến thế. Đại gia P. quả quyết với tôi rằng, ngay cửa Vườn quốc gia Xuân Nha, có một số hang động, trong đó, nổi tiếng là hang Hằng, có rất nhiều trăn. Dù không tin lời đại gia P. lắm, xong tôi vẫn thử tìm đến dãy núi Pha Luông, đi tìm hang động kỳ bí, nơi có rất nhiều trăn, theo chỉ dẫn của vị đại gia có cả dây chuyền nấu cao kia.
Từ ngã ba Vân Hồ, thủ phủ của các ông trùm buôn bán ma túy khét tiếng, tôi rẽ vào con đường dẫn đến xã Xuân Nha, nằm dưới chân dãy núi Pha Luông. Những bản người Mông hiện lên trong màn sương mờ, với hoa mận, hoa mơ bung nở trắng li li như những bông tuyết. Con đường đã trải nhựa, nhưng dốc ngược như đường lên trời, lúc quanh co bên vách núi, lúc xuyên qua núi đá như máng nước. Đi mãi mà chẳng gặp người. Con đường dốc dác xuyên đại ngàn sang Lào này nghe đồn rằng, cửu vạn ma túy đi lại nhiều hơn cả đồng bào bản địa.
< Dựng nhà ở bản Thín.
Con đường gần 20 km từ Mộc Châu vào Xuân Nha chìm nghỉm trong mây, nhưng thung lũng Thín hiện ra trong nắng nhạt, ấp áp. Dọc con đường xuyên qua bản, thanh niên trai tráng dựng nhà đông như hội. Đồng bào Thái ở đây thường dựng nhà vào cuối năm và việc dựng nhà chủ yếu do thanh niên. Họ làm nhà giúp nhau một cách vô tư, không lấy tiền.
Trưởng bản Vì Văn Đoài bảo: “Bản Thín của mình nằm dưới thung lũng, bốn bề núi cao vây bọc, nên dù khắp các đỉnh núi mây mù, lạnh giá, thì bản Thín vẫn quang đãng, ấm cúng. Nhiệt độ ở đây lúc nào cũng cao hơn Mộc Châu gần 10 độ. Mùa hè thì nóng lắm. Mình đi Hà Nội rồi. Thủ đô không nóng bằng bản Thín của mình đâu”. Tôi gật gù ra vẻ hiểu biết: “Bốn bề lạnh giá, mà bản Thín lại nóng ấm thế này, chắc là trăn rắn khắp nơi tụ về nhiều lắm!”.
< Trưởng bản Vì Văn Đoài.
Trưởng bản Đoài bảo: “Ồ, nhà báo nói đúng rồi. Bản Mình nổi tiếng có nhiều trăn rắn mà. Chẳng mấy ngày là không có người tóm được trăn, rắn. Đêm nào trăn chẳng mò về bản bắt gà. Bản mình cứ nghèo, cứ đói mãi vậy thôi. Nuôi con gà, con dê, con lợn nào có dám thả ra rừng. Mấy ông trăn xơi hết ngay. Mà nhốt trong chuồng rồi, ông trăn vẫn tìm về ăn vụng của bản mình”.
Theo trưởng bản Đoài, vừa mới đây thôi, cách chừng nửa tháng, cả bản nháo nhào chạy ra đường xem có sự gì lạ, thì thấy hai thanh niên lững thững vạch rừng đi ra đường cái. Chuyện cứ như phim kinh dị: Hai thanh niên gánh cây gỗ trên vai. Trên cây gỗ ấy là con trăn khổng lồ quấn như sợi thừng quanh cây gỗ. Đầu và đuôi trăn bị buộc thít chặt bằng dây lạt nên không ngắc ngoải được.
Trưởng bản Đoài biết rằng, bắn trăn hoang dã là vi phạm pháp luật, là giết hại động vật trong sách đỏ, nhưng khổ nỗi, nhiều đồng bào trong bản lại… vui mừng khôn xiết. Đồng bào ghét con trăn ấy lắm, vì nó to như thế, nặng đến mấy chục cân như thế, sống dễ đến chục năm trong rừng như thế, thì nó xơi không biết bao nhiêu dê, lợn, gà của đồng bào rồi.
< Trăn thường xuyên về bản Thín 'ăn trộm' gia cầm của đồng bào.
Trưởng bản Đoài bảo, mấy chục năm trước, rừng Xuân Nha rất nhiều hổ và chó sói. Hổ tuy khiến đồng bào khiếp sợ, nhưng chó sói mới là lũ phá hoại đồng bào nhiều nhất. Trâu bò thả lên rừng toàn bị bọn sói đỏ đớp thủng mông, moi lòng phèo ra xơi. Đớp chết con này, ăn hết lòng phèo, chúng lại giết hại con khác.
Rừng Xuân Nha bị lâm tặc khai thác cạn kiệt, bị đồng bào di cư chặt hạ nhiều nơi, nên hổ biến mất, sói cũng bị đuổi đi xa, những tưởng cuộc sống đã bình yên, nhưng lại bị bọn trăn quấy rối. Chính vì thế, dù biết rằng, trăn là loài vật trong sách đỏ, bị cấm săn bắt, nhưng nếu loài động vật ấy cứ đêm đêm mò vào tận chuồng xơi gà, vịt, dê, lợn của đồng bào, thì đồng bào ức nó lắm. Đó cũng là tâm lý dễ hiểu. Tôi hỏi trưởng bản Đoài: “Trưởng bản biết trăn là loài vật được ghi trong sách đỏ, cấm săn bắt, giết hại? Vậy trưởng bảo có tuyên truyền cho người dân hiểu không?”.
< Dãy núi Pha Luông ở huyện Mộc Châu.
Trưởng bản Đoài bảo: “Mình biết chứ, nhưng con trăn nó phá đồng bào mình quá. Thú thật với nhà báo là mình cũng… xơi thịt trăn liên tục ấy mà. Nhà báo không tin thì mình lấy mỡ trăn cho nhà báo xem nhé. Nhà mình có nhiều mỡ trăn lắm. Nó ở rừng thì nó là giống hoang dã, cần bảo vệ, nhưng nó mò về nhà mình, ăn gà nhà mình, thì nó là kẻ thù của mình, mình phải ăn thịt nó chứ. Mình không ăn thịt nó, thì nó ăn gà, ăn lợn nhà mình”.
Tôi và trưởng bản Đoài đang tranh luận về việc bảo vệ trăn hay tóm trăn mổ thịt, thì bà Vì Thị Chuẩn ghé vào nhà trưởng bản. Trưởng bản Đoài bảo: “Chị Chuẩn là chị gái mình đấy. Trăn vừa về nhà chị ấy trộm gà, bị mấy người nhà mình tóm sống và ăn thịt nó rồi”.
Tóm trăn làm thịt
Khi tôi đang tranh luận chuyện nên bảo vệ trăn, hay tóm sống chúng để làm thịt với trưởng bản Vì Văn Đoài (bản Thín, Xuân Nha, Mộc Châu, Sơn La), thì bà Vì Thị Chuẩn ghé nhà trưởng bản chơi. Bà Chuẩn là chị gái trưởng bản Đoài.
< Bà Chuẩn rất bức xúc vì bị trăn trộm rất nhiều gà, vịt.
Đang nói chuyện trăn, bà Chuẩn bảo: “Mình nuôi được 10 con gà, thì chỉ ăn thịt được 5 con thôi, vì 5 con gà bị trăn ăn trộm mất. Bọn trăn tham lam lắm, cứ đêm đêm mò về bản bắt gà của mình”. Nhiều đêm đang ngủ, nghe tiếng gà kêu quang quác, bà trở dậy, bật đèn pin rọi vào chuồng gà, y rằng có một tên trăn vung thân phóng vọt vào rừng. Đấy là những tên trăn gan bé, chứ nhiều lần, thấy bà, chúng chẳng thèm chạy, cứ ung dung nuốt chửng gà vịt, rồi mới lững thững bò đi.
Bà Chuẩn vốn bị bỏng từ nhỏ. Hồi 6 tháng tuổi, mới đang tập bò, thì bò đúng vào đống than hồng giữa nhà. Giờ đã ở tuổi 50, nhưng khuôn mặt vẫn chằng chịt sẹo. Vì hạn chế nhan sắc, nên bà không lấy được chồng, ở một mình một nhà. Vậy nên, đêm hôm, soi đèn pin vào chuồng gà, thấy trăn khổng lồ, to bằng cây chuối, cái phích, nửa thân trong chuồng đớp gà, nửa thân còn dài ngoẵng tít hút, bà hãi lắm, sợ đến chết đứng, thì sao còn tóm được chúng nữa. Thôi đành để nó xơi no bụng, rồi tự nó bò đi. Đuổi nó, nó xơi thịt cả bà, thì quá tội nợ.
< Dù biết trăn là động vật trong sách đó, nhưng anh Đoài vẫn bức xúc vì chúng liên tục ăn cắp vật nuôi của dân bản.
Bà Chuẩn bức xúc: “Nhưng bọn trăn cứ ăn gà của mình thế thì mình bức xúc lắm. Mình nuôi mãi mới được chục gà, để tết mổ thịt cúng tổ tiên, mà nó ăn hết thì ai mà chịu được”. Bức xúc vì bọn trăn, mà nhờ vả mấy cậu em, mấy đứa cháu đều không được, vì tất cả đều… sợ trăn, nên bà Chuẩn kêu ông Quyết, người Chum Nưa, cách nhà bà Chuẩn nửa ngày đường, đến ở cùng, để phục kích tóm bọn trăn.
Ông Quyết là người góa vợ, là bạn bà Chuẩn. Ông bà đều đã già, sống cảnh neo đơn, nên bầu bạn cho đỡ buồn. Hôm đó, cách đây mới 2 tháng, sắp đến ngày rằm, trăng sáng vằng vặc, ông bà đốt lửa, uống trà, hút thuốc lào đến quá nửa đêm, mà không thấy trăn mò vào chuồng trộm gà, nên tắt đèn đi ngủ.
4 giờ sáng, tiếng con gà mái quang quác mấy tiếng, rồi im bặt. Bà Chuẩn trở dậy, mang đèn đi ra sân. Bình thường, nếu trăn mò vào chuồng gà, thì cả đàn phải kêu quang quác, đánh thức cả bản, đằng này, lại chỉ nghe mấy tiếng con gà mái, nên bà Chuẩn nghĩ chỉ là chuột trêu gà, nên bà lại vào giường nằm. Thế nhưng, vừa đặt lưng, thì lại nghe tiếng con gà trống kêu. Nó chỉ kêu vài tiếng rồi im luôn. Nghĩ có sự lạ, có thể bọn chồn, cầy bắt gà, nên bà Chuẩn mò dậy, mang đèn pin soi chuồng gà.
< Trăn từ ngọn núi kia thường xuyên về nhà bà bắt trộm gà, vịt.
Chiếu đèn pin vào chuồng, bà Chuẩn đứng tim, vì một con trăn khá lớn, thân to gần bằng cái phích, dài cỡ 5m đang đớp ngang con gà trống. 3 con gà, cả trống lẫn mái nằm chết thẳng cẳng dưới nền đất. Con trăn rất lớn, nên nó đớp một cái, hoặc cuộn thân bóp nhẹ là bọn gà chết thẳng cẳng. Bà Chuẩn chạy tọt vào nhà lay ông Quyết dậy. Từng là thợ bắt trăn, bắt rắn lành nghề, nên ông Quyết chẳng vội vàng gì. Ông chậm chạp trở dậy, vươn vai, vặn mình mấy cái, rồi mò xuống dưới bếp tìm cái bao tải.
Bà Chuẩn sốt ruột giục, thì ông bảo cứ bình tĩnh. Hóa ra, nếu lúc đó xông vào chuồng gà ngay, thì con trăn sẽ bỏ chạy mất dạng. Nhưng nếu nó đã xơi mấy con gà, hoặc đang nuốt gà đến cuống họng, nó sẽ chậm chạp, và đó chính là cơ hội để tóm sống trăn. Từ lúc bà Chuẩn thông báo hốt hoảng, phải sau 15 phút sau, ông Quyết mới vòng từ phía bìa rừng, rồi tiến vào chuồng gà, theo hướng con trăn đi vào. Thấy đuôi nó vẫn lòng thòng ở ngoài, nửa thân trên trong chuồng gà, ông Quyết mặc kệ.
< Dãy Pha Luông mờ sương nhìn từ bản Thín.
Ông lần dọc về phía đầu con trăn. Ông dùng búa ráng sức bình sinh, táng một quả chí tử vào sống lưng con trăn. Con trăn bị gãy xương sống, đau đớn, quằn quại. Ông Quyết xông vào đè đầu nó xuống. Bà Chuẩn vạch miệng bao tải chụp vào đuôi con trăn. Con trăn quằn quại, rồi tuột dần vào bao tải.
Sáng hôm sau, bà Chuẩn thông báo với cả bản về việc tóm sống tên trăn chuyên trộm gà vịt của bà con. Dân bản kéo đến chúc mừng, hả hê vì đã tóm được “tên trộm”. Đích thân trưởng bản Vì Văn Đoài đã chạy sang bản Mường An, nhờ ông Xuân, là thợ nấu cao trăn nổi tiếng trong vùng đến xử lý giúp tên “tội phạm” này.
Ông Xuân bảo, trăn to thế này đích thị là trăn gió. Thế rồi, trước mặt đông đảo mọi người, chú trăn bị treo ngược lên xà nhà. Ông Xuân rạch đường nhỏ ở họng, máu tuôn xối xả. Lòng trăn được một chảo, xào thơm lừng. Thịt trăn được chế biến mấy món liền. Cả gia đình trưởng bản đánh chén nó say. Phần còn lại, ông Xuân đóng vào bao mang về nấu cao. Vài ngày sau, ông Xuân mang cao về cho bà Chuẩn. Bà Chuẩn chia cho mỗi người một ít cao và mỡ trăn. Người dân ở bản Thín đều dự trữ mỡ trăn trong nhà dùng để trị bỏng.
< Trăn thường xuyên vào nương rẫy bắt dê của bà con, vào tận chuồng bắt gà, lợn.
Theo lời trưởng bản Đoài, vì bọn trăn liên tục mò về bản trộm gà, vịt, dê, lợn, nên chẳng tháng nào mà không có một tên trăn bị tóm. Mới đây nhất, cách hôm chúng tôi lên bản Thín đúng 10 ngày, thì anh Thánh, cũng là họ hàng với trưởng bản Đoài, tóm được tên trăn đất khá lớn, nặng chừng 40kg, dài khoảng 4m.
Cứ khoảng chục ngày đến một tháng, tên trăn này lại mò về nhà anh Thánh ăn trộm. Hôm thì nó xơi mất vài con gà, hôm thì nó nuốt chửng con lợn. Anh Thánh bức xúc lắm, nhưng chưa có cách nào trả thù được con trăn. Anh Thánh đã chấp nhận hy sinh một con lợn cắp nách, nặng 20kg để tóm tên trăn này. Anh đã dùng dây thừng thít chặt chân chú lợn, rồi buộc sợi dây vào cột chuồng.
Tên trăn đất mò vào chuồng, bóp chết lợn, nuốt chửng chú lợn. Tuy nhiên, nó cũng nuốt luôn cả sợi dây thừng. Nó chưa kịp nôn con lợn ra để tẩu thoát, thì đã bị anh Thánh cùng người nhà tóm sống. Mọi người còn đang tính xả thịt xào nấu liên hoan ăn mừng, hay thả nó vào nồi nấu cao, thì thợ mua trăn từ Mộc Châu tìm vào trả giá. Được món hời, nên anh Thánh bán cho lái buôn. Sau này tôi mới biết, chính đại gia P. ở Mộc Châu đã mua con trăn này. Nó đã thành cao.
< Tháng nào người dân bản Thín cũng tóm được trăn.
Xa hơn một chút, cách nay tròn 3 tháng, ông Chức, ở cuối bản Thín, cũng tóm được một tên trăn gió, chỉ nặng 22 kg. Tên trăn này cũng vong mạng vì dám mò vào chuồng gà và xơi tái mấy con gà liền. Chú trăn xấu số này đã biến thành những miếng cao vuông vức. Vì trưởng bản Đoài là em họ của ông Chức, nên cũng được chia miếng cao và một ít cao để ngâm rượu uống cho bổ.
Còn tiếp
Đi tìm động trăn kỳ bí ở Sơn La (P1)
Đi tìm động trăn kỳ bí ở Sơn La (P2)
Đi tìm động trăn kỳ bí ở Sơn La (P3)
Du lịch, GO! - Theo Phạm Ngọc Dương (VTC)
< Bản Thín nằm dưới chân núi Pha Luông.
Lãnh địa của trăn
Lạc vào nhà đại gia này, tôi thực sự choáng, khi khắp 4 bức tường phòng khách, kín các căn phòng treo la liệt các loại đầu lâu thú, kín nền nhà là các loại thú nhồi bông, từ hổ, báo, mèo rừng, nai, hoẵng, gấu, bò tót, trâu rừng… đến đầu trăn ngắc ngoải.
Trong nhà đại gia P. lúc nào cũng đỏ lửa nấu các loại cao. Cao hổ thì phải đặt hàng, vì nguồn hổ hiếm, nhưng cao trăn thì khách đặt cả tạ cũng có. Tôi hỏi rằng, nguồn cao trăn ở đâu lắm thế, đại gia này bảo rằng, dãy núi Pha Luông, đoạn chạy qua Vườn quốc gia Xuân Nha, thuộc huyện Mộc Châu có rất nhiều trăn. Theo lời đại gia P., chỉ cần ông đặt hàng trước 1 tuần, thì đám con buôn sẽ gom được cả tạ trăn, mà đảm bảo 100% là trăn hoang dã. Việc bắt trăn cũng không quá vất vả, chỉ việc xách bao, đeo chiếc đèn pin, chui vao hang động, là có thể thu hoạch được cả… bao trăn!
Nghe đại gia P. nói vậy, tôi tỏ vẻ không tin. Thi thoảng, người dân bắt được con trăn hoang dã, đã khiến cả vùng rộng lớn xôn xao, chứ làm gì có chuyện trăn hoang dã còn nhiều đến thế. Đại gia P. quả quyết với tôi rằng, ngay cửa Vườn quốc gia Xuân Nha, có một số hang động, trong đó, nổi tiếng là hang Hằng, có rất nhiều trăn. Dù không tin lời đại gia P. lắm, xong tôi vẫn thử tìm đến dãy núi Pha Luông, đi tìm hang động kỳ bí, nơi có rất nhiều trăn, theo chỉ dẫn của vị đại gia có cả dây chuyền nấu cao kia.
Từ ngã ba Vân Hồ, thủ phủ của các ông trùm buôn bán ma túy khét tiếng, tôi rẽ vào con đường dẫn đến xã Xuân Nha, nằm dưới chân dãy núi Pha Luông. Những bản người Mông hiện lên trong màn sương mờ, với hoa mận, hoa mơ bung nở trắng li li như những bông tuyết. Con đường đã trải nhựa, nhưng dốc ngược như đường lên trời, lúc quanh co bên vách núi, lúc xuyên qua núi đá như máng nước. Đi mãi mà chẳng gặp người. Con đường dốc dác xuyên đại ngàn sang Lào này nghe đồn rằng, cửu vạn ma túy đi lại nhiều hơn cả đồng bào bản địa.
< Dựng nhà ở bản Thín.
Con đường gần 20 km từ Mộc Châu vào Xuân Nha chìm nghỉm trong mây, nhưng thung lũng Thín hiện ra trong nắng nhạt, ấp áp. Dọc con đường xuyên qua bản, thanh niên trai tráng dựng nhà đông như hội. Đồng bào Thái ở đây thường dựng nhà vào cuối năm và việc dựng nhà chủ yếu do thanh niên. Họ làm nhà giúp nhau một cách vô tư, không lấy tiền.
Trưởng bản Vì Văn Đoài bảo: “Bản Thín của mình nằm dưới thung lũng, bốn bề núi cao vây bọc, nên dù khắp các đỉnh núi mây mù, lạnh giá, thì bản Thín vẫn quang đãng, ấm cúng. Nhiệt độ ở đây lúc nào cũng cao hơn Mộc Châu gần 10 độ. Mùa hè thì nóng lắm. Mình đi Hà Nội rồi. Thủ đô không nóng bằng bản Thín của mình đâu”. Tôi gật gù ra vẻ hiểu biết: “Bốn bề lạnh giá, mà bản Thín lại nóng ấm thế này, chắc là trăn rắn khắp nơi tụ về nhiều lắm!”.
< Trưởng bản Vì Văn Đoài.
Trưởng bản Đoài bảo: “Ồ, nhà báo nói đúng rồi. Bản Mình nổi tiếng có nhiều trăn rắn mà. Chẳng mấy ngày là không có người tóm được trăn, rắn. Đêm nào trăn chẳng mò về bản bắt gà. Bản mình cứ nghèo, cứ đói mãi vậy thôi. Nuôi con gà, con dê, con lợn nào có dám thả ra rừng. Mấy ông trăn xơi hết ngay. Mà nhốt trong chuồng rồi, ông trăn vẫn tìm về ăn vụng của bản mình”.
Theo trưởng bản Đoài, vừa mới đây thôi, cách chừng nửa tháng, cả bản nháo nhào chạy ra đường xem có sự gì lạ, thì thấy hai thanh niên lững thững vạch rừng đi ra đường cái. Chuyện cứ như phim kinh dị: Hai thanh niên gánh cây gỗ trên vai. Trên cây gỗ ấy là con trăn khổng lồ quấn như sợi thừng quanh cây gỗ. Đầu và đuôi trăn bị buộc thít chặt bằng dây lạt nên không ngắc ngoải được.
Trưởng bản Đoài biết rằng, bắn trăn hoang dã là vi phạm pháp luật, là giết hại động vật trong sách đỏ, nhưng khổ nỗi, nhiều đồng bào trong bản lại… vui mừng khôn xiết. Đồng bào ghét con trăn ấy lắm, vì nó to như thế, nặng đến mấy chục cân như thế, sống dễ đến chục năm trong rừng như thế, thì nó xơi không biết bao nhiêu dê, lợn, gà của đồng bào rồi.
< Trăn thường xuyên về bản Thín 'ăn trộm' gia cầm của đồng bào.
Trưởng bản Đoài bảo, mấy chục năm trước, rừng Xuân Nha rất nhiều hổ và chó sói. Hổ tuy khiến đồng bào khiếp sợ, nhưng chó sói mới là lũ phá hoại đồng bào nhiều nhất. Trâu bò thả lên rừng toàn bị bọn sói đỏ đớp thủng mông, moi lòng phèo ra xơi. Đớp chết con này, ăn hết lòng phèo, chúng lại giết hại con khác.
Rừng Xuân Nha bị lâm tặc khai thác cạn kiệt, bị đồng bào di cư chặt hạ nhiều nơi, nên hổ biến mất, sói cũng bị đuổi đi xa, những tưởng cuộc sống đã bình yên, nhưng lại bị bọn trăn quấy rối. Chính vì thế, dù biết rằng, trăn là loài vật trong sách đỏ, bị cấm săn bắt, nhưng nếu loài động vật ấy cứ đêm đêm mò vào tận chuồng xơi gà, vịt, dê, lợn của đồng bào, thì đồng bào ức nó lắm. Đó cũng là tâm lý dễ hiểu. Tôi hỏi trưởng bản Đoài: “Trưởng bản biết trăn là loài vật được ghi trong sách đỏ, cấm săn bắt, giết hại? Vậy trưởng bảo có tuyên truyền cho người dân hiểu không?”.
< Dãy núi Pha Luông ở huyện Mộc Châu.
Trưởng bản Đoài bảo: “Mình biết chứ, nhưng con trăn nó phá đồng bào mình quá. Thú thật với nhà báo là mình cũng… xơi thịt trăn liên tục ấy mà. Nhà báo không tin thì mình lấy mỡ trăn cho nhà báo xem nhé. Nhà mình có nhiều mỡ trăn lắm. Nó ở rừng thì nó là giống hoang dã, cần bảo vệ, nhưng nó mò về nhà mình, ăn gà nhà mình, thì nó là kẻ thù của mình, mình phải ăn thịt nó chứ. Mình không ăn thịt nó, thì nó ăn gà, ăn lợn nhà mình”.
Tôi và trưởng bản Đoài đang tranh luận về việc bảo vệ trăn hay tóm trăn mổ thịt, thì bà Vì Thị Chuẩn ghé vào nhà trưởng bản. Trưởng bản Đoài bảo: “Chị Chuẩn là chị gái mình đấy. Trăn vừa về nhà chị ấy trộm gà, bị mấy người nhà mình tóm sống và ăn thịt nó rồi”.
Tóm trăn làm thịt
Khi tôi đang tranh luận chuyện nên bảo vệ trăn, hay tóm sống chúng để làm thịt với trưởng bản Vì Văn Đoài (bản Thín, Xuân Nha, Mộc Châu, Sơn La), thì bà Vì Thị Chuẩn ghé nhà trưởng bản chơi. Bà Chuẩn là chị gái trưởng bản Đoài.
< Bà Chuẩn rất bức xúc vì bị trăn trộm rất nhiều gà, vịt.
Đang nói chuyện trăn, bà Chuẩn bảo: “Mình nuôi được 10 con gà, thì chỉ ăn thịt được 5 con thôi, vì 5 con gà bị trăn ăn trộm mất. Bọn trăn tham lam lắm, cứ đêm đêm mò về bản bắt gà của mình”. Nhiều đêm đang ngủ, nghe tiếng gà kêu quang quác, bà trở dậy, bật đèn pin rọi vào chuồng gà, y rằng có một tên trăn vung thân phóng vọt vào rừng. Đấy là những tên trăn gan bé, chứ nhiều lần, thấy bà, chúng chẳng thèm chạy, cứ ung dung nuốt chửng gà vịt, rồi mới lững thững bò đi.
Bà Chuẩn vốn bị bỏng từ nhỏ. Hồi 6 tháng tuổi, mới đang tập bò, thì bò đúng vào đống than hồng giữa nhà. Giờ đã ở tuổi 50, nhưng khuôn mặt vẫn chằng chịt sẹo. Vì hạn chế nhan sắc, nên bà không lấy được chồng, ở một mình một nhà. Vậy nên, đêm hôm, soi đèn pin vào chuồng gà, thấy trăn khổng lồ, to bằng cây chuối, cái phích, nửa thân trong chuồng đớp gà, nửa thân còn dài ngoẵng tít hút, bà hãi lắm, sợ đến chết đứng, thì sao còn tóm được chúng nữa. Thôi đành để nó xơi no bụng, rồi tự nó bò đi. Đuổi nó, nó xơi thịt cả bà, thì quá tội nợ.
< Dù biết trăn là động vật trong sách đó, nhưng anh Đoài vẫn bức xúc vì chúng liên tục ăn cắp vật nuôi của dân bản.
Bà Chuẩn bức xúc: “Nhưng bọn trăn cứ ăn gà của mình thế thì mình bức xúc lắm. Mình nuôi mãi mới được chục gà, để tết mổ thịt cúng tổ tiên, mà nó ăn hết thì ai mà chịu được”. Bức xúc vì bọn trăn, mà nhờ vả mấy cậu em, mấy đứa cháu đều không được, vì tất cả đều… sợ trăn, nên bà Chuẩn kêu ông Quyết, người Chum Nưa, cách nhà bà Chuẩn nửa ngày đường, đến ở cùng, để phục kích tóm bọn trăn.
Ông Quyết là người góa vợ, là bạn bà Chuẩn. Ông bà đều đã già, sống cảnh neo đơn, nên bầu bạn cho đỡ buồn. Hôm đó, cách đây mới 2 tháng, sắp đến ngày rằm, trăng sáng vằng vặc, ông bà đốt lửa, uống trà, hút thuốc lào đến quá nửa đêm, mà không thấy trăn mò vào chuồng trộm gà, nên tắt đèn đi ngủ.
4 giờ sáng, tiếng con gà mái quang quác mấy tiếng, rồi im bặt. Bà Chuẩn trở dậy, mang đèn đi ra sân. Bình thường, nếu trăn mò vào chuồng gà, thì cả đàn phải kêu quang quác, đánh thức cả bản, đằng này, lại chỉ nghe mấy tiếng con gà mái, nên bà Chuẩn nghĩ chỉ là chuột trêu gà, nên bà lại vào giường nằm. Thế nhưng, vừa đặt lưng, thì lại nghe tiếng con gà trống kêu. Nó chỉ kêu vài tiếng rồi im luôn. Nghĩ có sự lạ, có thể bọn chồn, cầy bắt gà, nên bà Chuẩn mò dậy, mang đèn pin soi chuồng gà.
< Trăn từ ngọn núi kia thường xuyên về nhà bà bắt trộm gà, vịt.
Chiếu đèn pin vào chuồng, bà Chuẩn đứng tim, vì một con trăn khá lớn, thân to gần bằng cái phích, dài cỡ 5m đang đớp ngang con gà trống. 3 con gà, cả trống lẫn mái nằm chết thẳng cẳng dưới nền đất. Con trăn rất lớn, nên nó đớp một cái, hoặc cuộn thân bóp nhẹ là bọn gà chết thẳng cẳng. Bà Chuẩn chạy tọt vào nhà lay ông Quyết dậy. Từng là thợ bắt trăn, bắt rắn lành nghề, nên ông Quyết chẳng vội vàng gì. Ông chậm chạp trở dậy, vươn vai, vặn mình mấy cái, rồi mò xuống dưới bếp tìm cái bao tải.
Bà Chuẩn sốt ruột giục, thì ông bảo cứ bình tĩnh. Hóa ra, nếu lúc đó xông vào chuồng gà ngay, thì con trăn sẽ bỏ chạy mất dạng. Nhưng nếu nó đã xơi mấy con gà, hoặc đang nuốt gà đến cuống họng, nó sẽ chậm chạp, và đó chính là cơ hội để tóm sống trăn. Từ lúc bà Chuẩn thông báo hốt hoảng, phải sau 15 phút sau, ông Quyết mới vòng từ phía bìa rừng, rồi tiến vào chuồng gà, theo hướng con trăn đi vào. Thấy đuôi nó vẫn lòng thòng ở ngoài, nửa thân trên trong chuồng gà, ông Quyết mặc kệ.
< Dãy Pha Luông mờ sương nhìn từ bản Thín.
Ông lần dọc về phía đầu con trăn. Ông dùng búa ráng sức bình sinh, táng một quả chí tử vào sống lưng con trăn. Con trăn bị gãy xương sống, đau đớn, quằn quại. Ông Quyết xông vào đè đầu nó xuống. Bà Chuẩn vạch miệng bao tải chụp vào đuôi con trăn. Con trăn quằn quại, rồi tuột dần vào bao tải.
Sáng hôm sau, bà Chuẩn thông báo với cả bản về việc tóm sống tên trăn chuyên trộm gà vịt của bà con. Dân bản kéo đến chúc mừng, hả hê vì đã tóm được “tên trộm”. Đích thân trưởng bản Vì Văn Đoài đã chạy sang bản Mường An, nhờ ông Xuân, là thợ nấu cao trăn nổi tiếng trong vùng đến xử lý giúp tên “tội phạm” này.
Ông Xuân bảo, trăn to thế này đích thị là trăn gió. Thế rồi, trước mặt đông đảo mọi người, chú trăn bị treo ngược lên xà nhà. Ông Xuân rạch đường nhỏ ở họng, máu tuôn xối xả. Lòng trăn được một chảo, xào thơm lừng. Thịt trăn được chế biến mấy món liền. Cả gia đình trưởng bản đánh chén nó say. Phần còn lại, ông Xuân đóng vào bao mang về nấu cao. Vài ngày sau, ông Xuân mang cao về cho bà Chuẩn. Bà Chuẩn chia cho mỗi người một ít cao và mỡ trăn. Người dân ở bản Thín đều dự trữ mỡ trăn trong nhà dùng để trị bỏng.
< Trăn thường xuyên vào nương rẫy bắt dê của bà con, vào tận chuồng bắt gà, lợn.
Theo lời trưởng bản Đoài, vì bọn trăn liên tục mò về bản trộm gà, vịt, dê, lợn, nên chẳng tháng nào mà không có một tên trăn bị tóm. Mới đây nhất, cách hôm chúng tôi lên bản Thín đúng 10 ngày, thì anh Thánh, cũng là họ hàng với trưởng bản Đoài, tóm được tên trăn đất khá lớn, nặng chừng 40kg, dài khoảng 4m.
Cứ khoảng chục ngày đến một tháng, tên trăn này lại mò về nhà anh Thánh ăn trộm. Hôm thì nó xơi mất vài con gà, hôm thì nó nuốt chửng con lợn. Anh Thánh bức xúc lắm, nhưng chưa có cách nào trả thù được con trăn. Anh Thánh đã chấp nhận hy sinh một con lợn cắp nách, nặng 20kg để tóm tên trăn này. Anh đã dùng dây thừng thít chặt chân chú lợn, rồi buộc sợi dây vào cột chuồng.
Tên trăn đất mò vào chuồng, bóp chết lợn, nuốt chửng chú lợn. Tuy nhiên, nó cũng nuốt luôn cả sợi dây thừng. Nó chưa kịp nôn con lợn ra để tẩu thoát, thì đã bị anh Thánh cùng người nhà tóm sống. Mọi người còn đang tính xả thịt xào nấu liên hoan ăn mừng, hay thả nó vào nồi nấu cao, thì thợ mua trăn từ Mộc Châu tìm vào trả giá. Được món hời, nên anh Thánh bán cho lái buôn. Sau này tôi mới biết, chính đại gia P. ở Mộc Châu đã mua con trăn này. Nó đã thành cao.
< Tháng nào người dân bản Thín cũng tóm được trăn.
Xa hơn một chút, cách nay tròn 3 tháng, ông Chức, ở cuối bản Thín, cũng tóm được một tên trăn gió, chỉ nặng 22 kg. Tên trăn này cũng vong mạng vì dám mò vào chuồng gà và xơi tái mấy con gà liền. Chú trăn xấu số này đã biến thành những miếng cao vuông vức. Vì trưởng bản Đoài là em họ của ông Chức, nên cũng được chia miếng cao và một ít cao để ngâm rượu uống cho bổ.
Còn tiếp
Đi tìm động trăn kỳ bí ở Sơn La (P1)
Đi tìm động trăn kỳ bí ở Sơn La (P2)
Đi tìm động trăn kỳ bí ở Sơn La (P3)
Du lịch, GO! - Theo Phạm Ngọc Dương (VTC)
0 comments:
Post a Comment