Biết chúng tôi có ý định thực hiện một chuyến “phượt” đến trung tâm bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), một người bạn đang công tác tại thành phố Phan Thiết khuyên tôi nên dành một chút thời gian ghé qua một vùng đất hoang sơ mang tên Bưng Thị.
Bị hấp dẫn bởi một vài thông tin mà người bạn cung cấp, tôi quyết định dùng xe máy “phóng” thẳng một mạch đến nơi. Không phụ lòng mong mỏi, Bưng Thị đã đón tiếp chúng tôi bằng vô số điều thú vị…
Mặc dù đang là giờ nghỉ trưa nhưng anh Võ Thanh Liêm - người có gần 20 năm gắn bó với khu bảo tồn vẫn niềm nở đón tiếp chúng tôi. Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, anh Liêm sơ lược “lý lịch” về “ngôi nhà xanh” của mình.
Như đoán trước được thắc mắc của khách, đến đoạn xưng danh Tà Kóu anh dừng lại khá lâu để giải thích. Anh Liêm cho biết, theo tài liệu còn lưu giữ được thì cái tên Tà Kóu có từ thời Pháp thuộc. Một số nghiên cứu cho thấy, tên gọi này xuất nguồn từ ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Chăm. Theo đó, từ Tà có nghĩa là núi, Kóu có nghĩa là già, cũ… cụm nguyên của từ này có nghĩa là “Núi Già”. Ngày nay, để tiện cho việc quảng bá đến công chúng, những người làm công tác du lịch đã “Việt hóa” nó thành Tà Cú cho dễ nhớ.
Đường từ trụ sở trung tâm bảo tồn vào Bưng Thị không xa lắm, chỉ trên dưới 7km đường rừng nhưng rất khó đi. Xe vừa chạm bánh vào con đường rừng đầy cát trắng, anh Liêm dừng lại báo cho tôi biết chúng tôi sắp sửa chinh phục đường… dây thép! So với Quốc lộ 1A con đường này “già” hơn vài trăm tuổi.
Mặc dù đã được hướng dẫn khá kỹ cách chạy xe trên đường đầy cát, song do chưa có kinh nghiệm nên không ít lần tôi bị bỏ lại phía sau khá xa. Một mình giữa rừng, tôi rợn người khi chợt nhớ đến những câu chuyện ly kỳ mà mình đã nghe trước đó.
Anh Xuân, một người mà tôi gặp ở thị trấn Hàm Minh cho biết, trước ngày đất nước thống nhất, khu vực núi Tà Kóu có rất nhiều hổ. Do cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng nên hồi ấy chuyện “xung đột” giữa hổ và người diễn ra khá thường xuyên. Trong phần lớn những cuộc giao chiến, con người luôn là kẻ thua cuộc và không ít phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.
< Bưng Thị phong phú thực vật miền nhiệt đới.
Sau gần một tiếng đồng hồ cắt rừng vượt cát, cuối cùng thì vùng đất hoang sơ Bưng Thị cũng hiện ra trước mắt. Vì đang là mùa khô nên phần lớn diện tích vùng Bưng Thị bị bao phủ bởi một màu xám bạc của những trảng cỏ khô. Xen lẫn vào đó là một vài tán cây bụi đầy gai nhọn hoắc.
Bưng Thị được hình thành trên nền đất phù sa cổ, khí hậu tương đối khắc nghiệt với lượng mưa trung bình hàng năm chỉ trên dưới 100ml. Đó là lý do mà chỉ có cỏ và loài găng gai là có khả năng sinh trưởng tốt. Theo nhiều người tên gọi Bưng Thị xuất phát từ việc vùng bưng này có nhiều cây thị hoang sinh sống. Hiện vẫn còn một số cá thể loài này sinh trưởng quanh vùng đệm nhưng số lượng không còn nhiều như trước.
Nếu đi qua vùng trảng cỏ Bưng Thị vào dịp sáng sớm hoặc chiều tối, du khách sẽ có dịp nhìn thấy những gia đình chim công, gà lôi hồng tía - hai loài chim đặc hữu của vùng này nhởn nhơ tìm mồi. Bưng Thị có một quần thể khá đa dạng với nhiều loài động vật quý hiếm. Hệ động vật ít nhất 30 loài thú, 100 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 174 loài côn trùng... Hệ thực vật có 751 loài và có ít nhất 15 loài thực vật quý hiếm.
Nếu như trên cạn là cát trắng nóng bỏng đặc trưng sa mạc thì chỉ cách đấy vài bước chân nó là thế giới của vô số loài động, thực vật miền nhiệt đới. Chỉ cho tôi một vùng đầm lầy bị bao phủ bởi cỏ dại và tràm nước (loại cây đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười) trước mặt. Để đo độ sâu mực nước vùng đầm lầy Bưng Thị là điều không thể. Bởi chưa từng có ai vượt qua được những bãi lầy dày hàng chục mét để vào sâu bên trong.
< Khu vực đầm lầy.
Do nằm trong khu vực vành đai núi lửa nên nước ở Bưng Thị chứa khá nhiều khoáng chất. Chưa có một nghiên cứu chính thức, song nhiều người cho rằng chính nhờ nguồn nước này mà quả thanh long Hàm Thuận Nam ngon ngọt, trở thành đặc sản nổi tiếng khắp cả nước.
Sau gần ba tiếng đồng hồ lang thang quanh Bưng Thị, trước khi quay trở ra, chúng tôi “tự thưởng” cho mình một chầu trứng luộc bằng chính dòng nước suối nóng bỏng được lấy trực tiếp từ lòng đất. Được các nhà khảo sát địa chất khoan thăm dò vào năm 1979, dòng nước suối này có nhiệt độ khoảng 800C, đủ khả năng làm chín một quả trứng trong vòng 20 phút.
Khám phá suối nước nóng Bưng Thị
Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Minh (Phunuonline)
Bị hấp dẫn bởi một vài thông tin mà người bạn cung cấp, tôi quyết định dùng xe máy “phóng” thẳng một mạch đến nơi. Không phụ lòng mong mỏi, Bưng Thị đã đón tiếp chúng tôi bằng vô số điều thú vị…
Mặc dù đang là giờ nghỉ trưa nhưng anh Võ Thanh Liêm - người có gần 20 năm gắn bó với khu bảo tồn vẫn niềm nở đón tiếp chúng tôi. Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, anh Liêm sơ lược “lý lịch” về “ngôi nhà xanh” của mình.
Như đoán trước được thắc mắc của khách, đến đoạn xưng danh Tà Kóu anh dừng lại khá lâu để giải thích. Anh Liêm cho biết, theo tài liệu còn lưu giữ được thì cái tên Tà Kóu có từ thời Pháp thuộc. Một số nghiên cứu cho thấy, tên gọi này xuất nguồn từ ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Chăm. Theo đó, từ Tà có nghĩa là núi, Kóu có nghĩa là già, cũ… cụm nguyên của từ này có nghĩa là “Núi Già”. Ngày nay, để tiện cho việc quảng bá đến công chúng, những người làm công tác du lịch đã “Việt hóa” nó thành Tà Cú cho dễ nhớ.
Đường từ trụ sở trung tâm bảo tồn vào Bưng Thị không xa lắm, chỉ trên dưới 7km đường rừng nhưng rất khó đi. Xe vừa chạm bánh vào con đường rừng đầy cát trắng, anh Liêm dừng lại báo cho tôi biết chúng tôi sắp sửa chinh phục đường… dây thép! So với Quốc lộ 1A con đường này “già” hơn vài trăm tuổi.
Mặc dù đã được hướng dẫn khá kỹ cách chạy xe trên đường đầy cát, song do chưa có kinh nghiệm nên không ít lần tôi bị bỏ lại phía sau khá xa. Một mình giữa rừng, tôi rợn người khi chợt nhớ đến những câu chuyện ly kỳ mà mình đã nghe trước đó.
Anh Xuân, một người mà tôi gặp ở thị trấn Hàm Minh cho biết, trước ngày đất nước thống nhất, khu vực núi Tà Kóu có rất nhiều hổ. Do cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng nên hồi ấy chuyện “xung đột” giữa hổ và người diễn ra khá thường xuyên. Trong phần lớn những cuộc giao chiến, con người luôn là kẻ thua cuộc và không ít phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.
< Bưng Thị phong phú thực vật miền nhiệt đới.
Sau gần một tiếng đồng hồ cắt rừng vượt cát, cuối cùng thì vùng đất hoang sơ Bưng Thị cũng hiện ra trước mắt. Vì đang là mùa khô nên phần lớn diện tích vùng Bưng Thị bị bao phủ bởi một màu xám bạc của những trảng cỏ khô. Xen lẫn vào đó là một vài tán cây bụi đầy gai nhọn hoắc.
Bưng Thị được hình thành trên nền đất phù sa cổ, khí hậu tương đối khắc nghiệt với lượng mưa trung bình hàng năm chỉ trên dưới 100ml. Đó là lý do mà chỉ có cỏ và loài găng gai là có khả năng sinh trưởng tốt. Theo nhiều người tên gọi Bưng Thị xuất phát từ việc vùng bưng này có nhiều cây thị hoang sinh sống. Hiện vẫn còn một số cá thể loài này sinh trưởng quanh vùng đệm nhưng số lượng không còn nhiều như trước.
Nếu đi qua vùng trảng cỏ Bưng Thị vào dịp sáng sớm hoặc chiều tối, du khách sẽ có dịp nhìn thấy những gia đình chim công, gà lôi hồng tía - hai loài chim đặc hữu của vùng này nhởn nhơ tìm mồi. Bưng Thị có một quần thể khá đa dạng với nhiều loài động vật quý hiếm. Hệ động vật ít nhất 30 loài thú, 100 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 174 loài côn trùng... Hệ thực vật có 751 loài và có ít nhất 15 loài thực vật quý hiếm.
Nếu như trên cạn là cát trắng nóng bỏng đặc trưng sa mạc thì chỉ cách đấy vài bước chân nó là thế giới của vô số loài động, thực vật miền nhiệt đới. Chỉ cho tôi một vùng đầm lầy bị bao phủ bởi cỏ dại và tràm nước (loại cây đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười) trước mặt. Để đo độ sâu mực nước vùng đầm lầy Bưng Thị là điều không thể. Bởi chưa từng có ai vượt qua được những bãi lầy dày hàng chục mét để vào sâu bên trong.
< Khu vực đầm lầy.
Do nằm trong khu vực vành đai núi lửa nên nước ở Bưng Thị chứa khá nhiều khoáng chất. Chưa có một nghiên cứu chính thức, song nhiều người cho rằng chính nhờ nguồn nước này mà quả thanh long Hàm Thuận Nam ngon ngọt, trở thành đặc sản nổi tiếng khắp cả nước.
Sau gần ba tiếng đồng hồ lang thang quanh Bưng Thị, trước khi quay trở ra, chúng tôi “tự thưởng” cho mình một chầu trứng luộc bằng chính dòng nước suối nóng bỏng được lấy trực tiếp từ lòng đất. Được các nhà khảo sát địa chất khoan thăm dò vào năm 1979, dòng nước suối này có nhiệt độ khoảng 800C, đủ khả năng làm chín một quả trứng trong vòng 20 phút.
Khám phá suối nước nóng Bưng Thị
Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Minh (Phunuonline)
mình và nhóm phượt north vietnam motorbike tours Loop Bike Tours đã phượt đến đây 1 lần rồi thỉ phải
ReplyDelete