Vùng rừng núi Yên Thế phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang xưa kia non cao hiểm trở, xa cách kinh thành Thăng Long.
< Thế võ sáo “Phượng hoàng hạch đỉnh” (Chim phượng hòa bay trên đỉnh núi).
Trong sử sách thời Lê (1428 - 1527), qua tác phẩm "Dư địa chí", danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (1428 - 1527) từng ngợi ca về vùng đất thượng võ Yên Thế. Chính tại nơi đây, vào quãng thời gian từ cuối thế kỷ XIX tới đầu thế kỷ XX, cuộc khởi nghĩa Yên Thế của người anh hùng nông dân áo vải Hoàng Hoa Thám đã lưu danh vào sử sách. Và cũng chính tại mảnh đất này đã sản sinh ra một môn võ bí truyền của dân tộc, đó là võ sáo.
< Võ sư Trịnh Như Quân thổi bài sáo “Bóng trăng Phồn Xương” bằng cây sáo sắt "Rồng giun" dài hơn 2m, nặng 5kg.
Thế nhưng mấy ai đã được chứng kiến và thưởng thức một sản phẩm đầy chất thơ, chất huyền thoại lãng mạn nhưng cũng đầy hào khí của nhà binh nơi trận mạc. Một sản phẩm đầy chất thơ, chất huyền thoại lãng mạn nhưng cũng là một loại hình võ thuật mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc hiện đang được khôi phục trên quê hương của cụ Đề Thám.
Võ sáo không sử dụng sáo bằng tre, trúc đơn thuần mà phải bằng sắt, rất to và nặng. Cách sử dụng các đòn thế tương tự phương thức của đao kiếm và thấp thoáng bóng dáng của đoản côn. Nét độc đáo nhất của võ sáo là được sử dụng trong giai điệu nhạc cổ truyền của dân tộc. Khi thể hiện ngón võ này, ngoài những công phu trong võ thuật, người võ sĩ còn phải là một nghệ sĩ thả hồn trong những bản nhạc du dương, lãng mạn, bay bổng mà vẫn không quên mình đang là một tráng sĩ oai hùng giết giặc nơi sa trường.
Thẹo cụ Triệu Quốc Úy, lúc đầu bài võ sáo có tên là "Thiết địch thần phong ngọc tiêu điện khải", tức có nghĩa là cây sáo sắt mạnh như ngọn gió thần với những tiếng sáo du dương huyền diệu. Sau đó bài võ sáo này được đổi tên thành "Bóng trăng Phồn Xương", gắn với địa danh kháng chiến nổi tiếng của nghĩa quân Yên Thế.
Võ sư Trịnh Như Quân chia sẻ: “Có khi là đánh nhau nhưng vì một bài sáo thôi mà cả những đám tàn quân, thổ phỉ hay là quân giặc đều thấy chán ngán muốn trở về quê hương. Tùy theo nỗi lòng của người tráng sĩ ấy mà nó nhắc nhủ hoặc làm một công việc chính trị nào đó thì phải lãng mạn như thế mà lại cảm hóa được quân địch, vừa là có uy thế với quân địch”.
Qua tiếng sáo, người nghe có thể cảm nhận được nội lực, khí lực của người thổi sáo. Người luyện võ sáo đến độ tinh thông có thể điều khiển cây sáo sắt theo ý muốn, khi uyển chuyển, khi ào ạt mạnh mẽ như vũ bão, lúc lại mềm mại hư ảo khiến cho đối phương không thể đoán định được. Với những giá trị như vậy, năm 1993, võ sáo chính thức được ghi danh vào “sổ tay võ thuật toàn quốc”. Sau gần 1 thế kỷ vắng bóng, môn võ thuật này đang dần được khôi phục trở lại trên quê hương của cụ Đề Thám thông qua những lớp truyền dạy cho các thế hệ kế cận.
Võ sư Trịnh Như Quân nay 59 tuổi, đã phát triển nâng tầm võ sáo đạt đến mức hoàn chỉnh, nhuần nhuyễn và tinh diệu cả về âm nhạc và võ thuật. Ông cho biết, sáo sắt thời nghĩa quân Yên Thế xưa dài khoảng 65cm - 70cm, nặng 0,4kg như một cây mã tấu. Sáo sắt có thể dùng để đánh, đỡ, đâm... Bình thường, sáo sắt có thể dùng làm nhạc khí, nhưng khi có biến nó trở thành thứ vũ khí lợi hại lúc cương, lúc nhu, uyển chuyển vô cùng.
< Thế võ sáo “Đầm trên nước” (Đá thế hoa sen quỳ).
Sau quá trình mày mò tìm hiểu nghiên cứu, võ sư Trịnh Như Quân đã chế ra những cây sáo sắt đặc biệt hơn, có kích thước và trọng lượng lớn hơn. Ví dụ như cây sáo "Tiêu Tương" dài 1,6m, nặng 4kg; cây sáo "Cõi Thiên Thai" nặng 3,5kg. Đặc biệt, cây sáo "Rồng giun" dài hơn 2m, nặng 5kg có âm thanh chuẩn, có thể hòa tấu cùng dàn nhạc hiện đại.
Ông Lê Trí Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, Bắc Giang cho biết: “Chúng tôi đang tổ chức các câu lạc bộ Võ sáo để phát huy giá trị văn hóa về mặt tinh thần, ca ngợi tinh thần bất khuất của nhân dân các dân tộc Yên Thế chống thực dân Pháp đồng thời cũng là sinh hoạt truyền thống của một vùng quê nổi danh Yên Thế anh hùng.”
Những thế hệ nhỏ tuổi nơi đây rồi sẽ lại tiếp bước truyền thống cha ông oai hùng, gìn giữ, phát huy môn võ cổ truyền đầy chất huyền bí của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám năm xưa. “Bóng trăng phồn xương” - bài võ bí truyền của môn võ sáo giờ đây sẽ không chỉ vang bóng một thời mà sẽ nó tiếp tục được thăng hoa, tỏa sáng bởi những thế hệ hậu duệ.
Du lịch, GO! - Theo VTV, VNA...
< Thế võ sáo “Phượng hoàng hạch đỉnh” (Chim phượng hòa bay trên đỉnh núi).
Trong sử sách thời Lê (1428 - 1527), qua tác phẩm "Dư địa chí", danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (1428 - 1527) từng ngợi ca về vùng đất thượng võ Yên Thế. Chính tại nơi đây, vào quãng thời gian từ cuối thế kỷ XIX tới đầu thế kỷ XX, cuộc khởi nghĩa Yên Thế của người anh hùng nông dân áo vải Hoàng Hoa Thám đã lưu danh vào sử sách. Và cũng chính tại mảnh đất này đã sản sinh ra một môn võ bí truyền của dân tộc, đó là võ sáo.
< Võ sư Trịnh Như Quân thổi bài sáo “Bóng trăng Phồn Xương” bằng cây sáo sắt "Rồng giun" dài hơn 2m, nặng 5kg.
Thế nhưng mấy ai đã được chứng kiến và thưởng thức một sản phẩm đầy chất thơ, chất huyền thoại lãng mạn nhưng cũng đầy hào khí của nhà binh nơi trận mạc. Một sản phẩm đầy chất thơ, chất huyền thoại lãng mạn nhưng cũng là một loại hình võ thuật mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc hiện đang được khôi phục trên quê hương của cụ Đề Thám.
Võ sáo không sử dụng sáo bằng tre, trúc đơn thuần mà phải bằng sắt, rất to và nặng. Cách sử dụng các đòn thế tương tự phương thức của đao kiếm và thấp thoáng bóng dáng của đoản côn. Nét độc đáo nhất của võ sáo là được sử dụng trong giai điệu nhạc cổ truyền của dân tộc. Khi thể hiện ngón võ này, ngoài những công phu trong võ thuật, người võ sĩ còn phải là một nghệ sĩ thả hồn trong những bản nhạc du dương, lãng mạn, bay bổng mà vẫn không quên mình đang là một tráng sĩ oai hùng giết giặc nơi sa trường.
Thẹo cụ Triệu Quốc Úy, lúc đầu bài võ sáo có tên là "Thiết địch thần phong ngọc tiêu điện khải", tức có nghĩa là cây sáo sắt mạnh như ngọn gió thần với những tiếng sáo du dương huyền diệu. Sau đó bài võ sáo này được đổi tên thành "Bóng trăng Phồn Xương", gắn với địa danh kháng chiến nổi tiếng của nghĩa quân Yên Thế.
Võ sư Trịnh Như Quân chia sẻ: “Có khi là đánh nhau nhưng vì một bài sáo thôi mà cả những đám tàn quân, thổ phỉ hay là quân giặc đều thấy chán ngán muốn trở về quê hương. Tùy theo nỗi lòng của người tráng sĩ ấy mà nó nhắc nhủ hoặc làm một công việc chính trị nào đó thì phải lãng mạn như thế mà lại cảm hóa được quân địch, vừa là có uy thế với quân địch”.
Qua tiếng sáo, người nghe có thể cảm nhận được nội lực, khí lực của người thổi sáo. Người luyện võ sáo đến độ tinh thông có thể điều khiển cây sáo sắt theo ý muốn, khi uyển chuyển, khi ào ạt mạnh mẽ như vũ bão, lúc lại mềm mại hư ảo khiến cho đối phương không thể đoán định được. Với những giá trị như vậy, năm 1993, võ sáo chính thức được ghi danh vào “sổ tay võ thuật toàn quốc”. Sau gần 1 thế kỷ vắng bóng, môn võ thuật này đang dần được khôi phục trở lại trên quê hương của cụ Đề Thám thông qua những lớp truyền dạy cho các thế hệ kế cận.
Võ sư Trịnh Như Quân nay 59 tuổi, đã phát triển nâng tầm võ sáo đạt đến mức hoàn chỉnh, nhuần nhuyễn và tinh diệu cả về âm nhạc và võ thuật. Ông cho biết, sáo sắt thời nghĩa quân Yên Thế xưa dài khoảng 65cm - 70cm, nặng 0,4kg như một cây mã tấu. Sáo sắt có thể dùng để đánh, đỡ, đâm... Bình thường, sáo sắt có thể dùng làm nhạc khí, nhưng khi có biến nó trở thành thứ vũ khí lợi hại lúc cương, lúc nhu, uyển chuyển vô cùng.
< Thế võ sáo “Đầm trên nước” (Đá thế hoa sen quỳ).
Sau quá trình mày mò tìm hiểu nghiên cứu, võ sư Trịnh Như Quân đã chế ra những cây sáo sắt đặc biệt hơn, có kích thước và trọng lượng lớn hơn. Ví dụ như cây sáo "Tiêu Tương" dài 1,6m, nặng 4kg; cây sáo "Cõi Thiên Thai" nặng 3,5kg. Đặc biệt, cây sáo "Rồng giun" dài hơn 2m, nặng 5kg có âm thanh chuẩn, có thể hòa tấu cùng dàn nhạc hiện đại.
Ông Lê Trí Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, Bắc Giang cho biết: “Chúng tôi đang tổ chức các câu lạc bộ Võ sáo để phát huy giá trị văn hóa về mặt tinh thần, ca ngợi tinh thần bất khuất của nhân dân các dân tộc Yên Thế chống thực dân Pháp đồng thời cũng là sinh hoạt truyền thống của một vùng quê nổi danh Yên Thế anh hùng.”
Những thế hệ nhỏ tuổi nơi đây rồi sẽ lại tiếp bước truyền thống cha ông oai hùng, gìn giữ, phát huy môn võ cổ truyền đầy chất huyền bí của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám năm xưa. “Bóng trăng phồn xương” - bài võ bí truyền của môn võ sáo giờ đây sẽ không chỉ vang bóng một thời mà sẽ nó tiếp tục được thăng hoa, tỏa sáng bởi những thế hệ hậu duệ.
Du lịch, GO! - Theo VTV, VNA...
0 comments:
Post a Comment