Từ cảng cá Hòn Rớ (Nha Trang - Khánh Hòa), tôi lên thuyền cùng đoàn ngư dân, thả hồn theo sóng nước nên thơ và những câu chuyện thú vị về nghề lưới đăng.
< Trước khi ra khơi, ngư dân thường cúng bái, cầu mong cho chuyến lưới đăng thuận buồm xuôi gió.
Đoàn lưới đăng chúng tôi ra khơi dưới ánh bình minh không gió nồm. Mà theo kinh nghiệm bao năm đi lưới đăng của ngư dân, những ngày như thế này sẽ vô cùng thuận lợi, dự đoán kéo được bốn, năm mẻ cá to.
< Một ngư dân úp mặt dưới biển để quan sát đàn cá lội qua.
Lưới đăng vốn là ngư nghệ đánh bắt cố định. Hằng ngày sẽ có một thuyền lãnh nhiệm vụ chở các vật dụng ra tiếp tế cho hai thuyền lưới “trực chiến” ngoài khơi và chở cá đánh bắt về lại cảng.
Khi thuyền của chúng tôi tiến đến địa điểm đặt lưới, không gian và thời gian đều rất thuận lợi cho mẻ cá đầu tiên.
< Bắt đầu thả lưới.
Mỗi đoàn lưới đăng thường có năm hoặc sáu người được gọi là bạn lưới, là những người chuyên nằm lênh đênh trên phao, úp mặt dưới biển để quan sát đàn cá lội qua.
< Nghề lưới đăng đòi hỏi ngư dân phải tỉ mỉ, khéo léo và chắc chắn.
Trôi ngược dòng lịch sử, nghề lưới đăng vốn theo bước chân của những ngư dân Bình Định tiến vào miền đất Khánh Hòa để lập nghiệp cách đây trên 250 năm.
< Bắt đầu kéo lưới…
Trước đây, đa số những người làm nghề lưới đăng đều sinh sống tại các làng đảo rải đều trên vùng biển Khánh Hòa. Họ đa phần là những người dân nhập cư, dựa vào kinh nghiệm ngư nghiệp để đánh bắt lưới đăng gần bờ.
Ngày đó, lưới đăng được đan bằng xơ dừa hay vỏ câu mấu, neo bằng đá hoặc gỗ. Nay công cụ đã khác nhiều để phù hợp hơn với quy mô cũng như tính chất đánh bắt xa bờ hơn của lưới đăng.
Tàu thuyền cần kiên cố và chắc chắn hơn để phục vụ cho đánh bắt xa bờ. Lưới được đan bằng sợi cước, ống phao bằng nhựa và dây neo cố định bằng dây cáp để có thể dồn được những đàn cá lớn bơi qua.
Đang thả hồn theo câu chuyện, chúng tôi nghe thấy khẩu lệnh “lui” của người bạn lưới.
< Mẻ lưới vừa được kéo lên.
Không ai bảo ai, mọi người nháo nhào ngưng mọi việc, cùng nhau hò theo nhịp như tiếng kéo quân, để bắt đầu mẻ lưới đầu tiên trong ngày.
Lúc này, ngoài sức kéo của lực lượng bạn nằm thuyền, người chỉ huy là quan trọng hơn cả. Nếu người chỉ huy đưa ra phương án sai thì không những không đánh được cá mà còn có khi bứt neo, bứt nạp, lưới rối đóng cục lại.
Một ngày, kéo được cao nhất là 5 đến 6 mẻ cá, tùy vào may rủi, mà số lượng đàn cá bơi qua nhiều hay ít. Thời điểm này đang mùa cá lên nên ngày nào, những ngư dân này cũng đánh bắt trên cả tấn cá mang về bờ.
< Thành quả lao động của anh em ngư dân chuẩn bị về cảng.
Chập choạng tối, nắng cũng đã tắt hẳn, và đàn cá thu tươi rói theo khoang thuyền về cảng mang theo thành quả cả ngày trời vất vả của anh em ngoài khơi.
Tôi cũng khấp khởi reo vui trong lòng sau một chuyến trải nghiệm đầy thú vị, với những thu hoạch của riêng mình, dĩ nhiên trong đó không có cá, tôm.
Du lịch, GO! - Theo Bạch Dinh (iHay.Thanhnien)
< Trước khi ra khơi, ngư dân thường cúng bái, cầu mong cho chuyến lưới đăng thuận buồm xuôi gió.
Đoàn lưới đăng chúng tôi ra khơi dưới ánh bình minh không gió nồm. Mà theo kinh nghiệm bao năm đi lưới đăng của ngư dân, những ngày như thế này sẽ vô cùng thuận lợi, dự đoán kéo được bốn, năm mẻ cá to.
< Một ngư dân úp mặt dưới biển để quan sát đàn cá lội qua.
Lưới đăng vốn là ngư nghệ đánh bắt cố định. Hằng ngày sẽ có một thuyền lãnh nhiệm vụ chở các vật dụng ra tiếp tế cho hai thuyền lưới “trực chiến” ngoài khơi và chở cá đánh bắt về lại cảng.
Khi thuyền của chúng tôi tiến đến địa điểm đặt lưới, không gian và thời gian đều rất thuận lợi cho mẻ cá đầu tiên.
< Bắt đầu thả lưới.
Mỗi đoàn lưới đăng thường có năm hoặc sáu người được gọi là bạn lưới, là những người chuyên nằm lênh đênh trên phao, úp mặt dưới biển để quan sát đàn cá lội qua.
< Nghề lưới đăng đòi hỏi ngư dân phải tỉ mỉ, khéo léo và chắc chắn.
Trôi ngược dòng lịch sử, nghề lưới đăng vốn theo bước chân của những ngư dân Bình Định tiến vào miền đất Khánh Hòa để lập nghiệp cách đây trên 250 năm.
< Bắt đầu kéo lưới…
Trước đây, đa số những người làm nghề lưới đăng đều sinh sống tại các làng đảo rải đều trên vùng biển Khánh Hòa. Họ đa phần là những người dân nhập cư, dựa vào kinh nghiệm ngư nghiệp để đánh bắt lưới đăng gần bờ.
Ngày đó, lưới đăng được đan bằng xơ dừa hay vỏ câu mấu, neo bằng đá hoặc gỗ. Nay công cụ đã khác nhiều để phù hợp hơn với quy mô cũng như tính chất đánh bắt xa bờ hơn của lưới đăng.
Tàu thuyền cần kiên cố và chắc chắn hơn để phục vụ cho đánh bắt xa bờ. Lưới được đan bằng sợi cước, ống phao bằng nhựa và dây neo cố định bằng dây cáp để có thể dồn được những đàn cá lớn bơi qua.
Đang thả hồn theo câu chuyện, chúng tôi nghe thấy khẩu lệnh “lui” của người bạn lưới.
< Mẻ lưới vừa được kéo lên.
Không ai bảo ai, mọi người nháo nhào ngưng mọi việc, cùng nhau hò theo nhịp như tiếng kéo quân, để bắt đầu mẻ lưới đầu tiên trong ngày.
Lúc này, ngoài sức kéo của lực lượng bạn nằm thuyền, người chỉ huy là quan trọng hơn cả. Nếu người chỉ huy đưa ra phương án sai thì không những không đánh được cá mà còn có khi bứt neo, bứt nạp, lưới rối đóng cục lại.
Một ngày, kéo được cao nhất là 5 đến 6 mẻ cá, tùy vào may rủi, mà số lượng đàn cá bơi qua nhiều hay ít. Thời điểm này đang mùa cá lên nên ngày nào, những ngư dân này cũng đánh bắt trên cả tấn cá mang về bờ.
< Thành quả lao động của anh em ngư dân chuẩn bị về cảng.
Chập choạng tối, nắng cũng đã tắt hẳn, và đàn cá thu tươi rói theo khoang thuyền về cảng mang theo thành quả cả ngày trời vất vả của anh em ngoài khơi.
Tôi cũng khấp khởi reo vui trong lòng sau một chuyến trải nghiệm đầy thú vị, với những thu hoạch của riêng mình, dĩ nhiên trong đó không có cá, tôm.
Du lịch, GO! - Theo Bạch Dinh (iHay.Thanhnien)
0 comments:
Post a Comment