Nằm cạnh Quảng Nam - trọng điểm du lịch của miền Trung với 2 di sản văn hóa thế giới; Quảng Ngãi gần như chưa có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam. Lâu nay, khách du lịch chỉ biết Quảng Ngãi có Khu di tích Sơn Mỹ (Sơn Tịnh) và gần đây có thêm Khu di tích bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ). Dân đi xe lửa Bắc - Nam thì biết Quảng Ngãi có cơm gà, đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương…
Rủ khách đi du lịch Quảng Ngãi thì được cười trừ kèm câu trả lời “Có gì đâu mà đi?”. Tôi đã từng đi khắp đất nước và nghiệm ra, chẳng có nơi nào ở Việt Nam mà không thể làm du lịch. Tài nguyên du lịch mỗi tỉnh thành đều có, cả tương đồng và khác biệt nhưng chỉ ở dạng tiềm năng, chưa thể khai thác hiệu quả ngay.
Dù đã đến và đi qua Quảng Ngãi mấy lần. Dù đã đụng cách làm việc máy móc và thiếu lửa của địa phương, tôi vẫn rủ anh em đi Quảng Ngãi khảo sát kỹ hơn và liều lĩnh bảo lãnh: “Nếu không có gì mới thì bỏ nghề”. Từ Sài Gòn chúng tôi bay ra Chu Lai (Núi Thành, Quảng Nam). Sân bay giáp ranh với Quảng Ngãi, máy bay nhỏ mà sân bay thì lớn. Mỗi ngày có 2 chuyến khứ hồi TP.HCM - Chu Lai, còn Hà Nội - Chu Lai thì cách ngày mới có.
.
Tổ hợp Chu Lai resort, Phi Trường resort nằm sát cạnh sân bay; giáp ranh Quảng Ngãi; được nối kết bởi Khu Du Lịch (KDL) Thiên Đàng có chung chủ đầu tư. Tổ hợp có bờ biển dài 12 km, nối biển Chu Lai (Núi Thành - Quảng Nam) với Khe Hai (Bình Sơn - Quảng Ngãi).
Biển chưa có khu dân cư nên hoang sơ, đẹp và cực kỳ quyến rũ. Cùng lúc có thể tắm biển ở 2 tỉnh. Chu Lai resort ấn tượng với tường bằng đá ong, phòng biệt lập, nhỏ nhất cũng 32m2.
Bên cạnh là Phi Trường resort với những bàn gỗ tròn và giường ngủ nguyên khối, dày hơn 2 tấc, có đường kính hoặc chiều dài gần 3m! Tiếp đó là KDL Thiên Đàng với rừng dương điệu đàng và từng cụm 4 - 5 phòng chung một khối nhìn ra biển. Đá và gỗ là những chất liệu tạo nên phong cách riêng cho tổ hợp. Ngoài bờ biển dài và đẹp, tổ hợp có khu bảo tàng tư nhân tầm cỡ châu Á với hơn 10.000 hiện vật.
Từ bộ sưu tập súng Thần Công, có cả súng Hỏa Hổ mà Nguyễn Huệ từng sử dụng trong cuộc tổng tấn công thần tốc, quét sạch hơn 200.000 quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Từ những hũ tiền cổ đến bộ sưu tập gốm sứ Đồng Nai, gốm nung Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo, văn hóa Chăm Pa, văn hóa Đại Việt, bộ sưu tập đồng hồ cổ… Có những khối gỗ trầm hơn trăm ký, còn những khối gỗ hóa thạch nặng hàng tấn… Toàn cổ vật gốc, ai đến tham quan cũng sững sờ kinh ngạc.
Cách đó chừng mươi cây số là Nhà máy lọc dầu Dung Quất, có diện tích 338 ha mặt đất và 471 ha mặt biển, công suất 6 triệu rưỡi tấn mỗi năm, tổng vốn đầu tư hơn 3 tỉ USD. Doanh thu năm 2011 dự kiến 74.000 tỉ, đáp ứng 30% nhu cầu cả nước.
Hiện nay nhà máy đã mở cửa đón khách vào tham quan với những quy định nghiêm ngặt về an ninh và an toàn. Khách vào phòng chờ, xem phim tư liệu, nghe giới thiệu về ngành công nghiệp dầu khí và quá trình xây dựng nhà máy. Rồi được hướng dẫn lên đài Vọng Cảnh, phóng tầm mắt bao quát cả nhà máy hiện đại. Bằng ống nhòm, có thể thấy rõ các tàu dầu thô đang nhả hàng cách đó mấy cây số. Xe đưa khách dạo quanh nhà máy rồi xuống cảng xuất sản phẩm, ngắm nhìn những bồn chứa khổng lồ, những giàn lọc tối tân, những đường ống dẫn chằng chịt và cảng biển sầm uất mà không cần qua tận Brunei hay Ả Rập Xê Út.
Nếu có điều kiện thì dùng ca-nô vòng quanh vịnh, nhìn nhà máy và cảng từ trên biển và chụp hình với đê chắn sóng lớn nhất Asean. Đê dài 1.600m, cao 11m, sâu 18m, mặt đế đê dưới biển rộng 75m, mặt trên đê rộng 10m…
Quảng Ngãi có các bãi biển đẹp như Sa Huỳnh (Đức Phổ), Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Minh Tân (Mộ Đức), Lệ Thủy, Khe Hai (Bình Sơn)… Nhưng điểm nhấn của du lịch Quảng Ngãi là đảo Lý Sơn. Từ cảng Sa Kỳ (Sơn Tịnh) ra đảo Lý Sơn chỉ 25 km - mỗi ngày có một chuyến tàu cao tốc, chở được hơn 100 người và một chuyến tàu chợ chở hàng và chủ hàng - chừng 50 người. Lý Sơn là huyện đảo rộng 9,97km2, dân số chừng 21.000 người, có 2 đảo và 3 xã. Đảo Lớn có xã An Vĩnh và An Hải, đảo Bé có xã An Bình. Đảo có nhiều miệng núi lửa, chỗ nào cũng có đá ong. Ven biển là các bãi đá đen, còn gọi là đá cháy vốn, là nham thạch núi lửa.
Đến Lý Sơn, tôi lại nhớ đảo JeJu - Hàn Quốc. Cũng có nhiều miệng núi lửa và toàn đá đen nhưng lớn hơn và cách họ làm du lịch thì tuyệt vời. Lý Sơn chỉ bằng 1/7 Jeju, biển đẹp hơn, nhiều món lạ nhưng du lịch gần như chưa có. Ra đảo phải ngủ lại đêm mà điện lúc không lúc có, toàn nhà nghỉ xập xệ. Đường hẹp, cả huyện chỉ có 4 xe 15 chỗ cà tàng. Tôi không hiểu tại sao cả nước không lo được cho Lý Sơn có điện như đất liền? Tôi chẳng hiểu tại sao các nhà đầu tư không sắm mấy chiếc ca-nô hoặc tàu nhỏ để chở khách du lịch đi - về Lý Sơn trong ngày. Đi thuyền quanh đảo, bằng mắt thường, tôi cũng đã thấy vô số rạn san hô kỳ ảo, lung linh, hoành tráng...
Lý Sơn là cái nôi của đội hùng binh Hoàng Sa, bảo tàng sống về chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở biển Đông với rất nhiều di tích và thắng cảnh. Âm Linh Tự và quần thể Mộ Gió - nơi thờ tự đội hùng binh Hoàng Sa và các chiến binh từng bỏ mình trên biển. Chùa Hang (Thiên Khổng Thạch tự) trong hang đá tự nhiên, xây dựng cách đây hơn 300 năm. Chùa Đục, dưới chân miệng núi lửa, có tượng Phật Quan Thế Âm cao 27m nhìn ra đảo Bé. Đỉnh núi là miệng núi lửa, có giếng Tiên; đường lên đỉnh có 3 hang đá là những chùa nhỏ. Lý Sơn có nhiều kiến trúc cổ độc đáo.
Đó là quần thể đình làng An Hải, đền thờ Lăng Chánh, đền thờ Cá Ông, dinh Tam Tòa, dinh Bà Thiên Y Ana, các miếu tứ linh: Long - Lân - Quy - Phụng… Nhà trưng bày lưu niệm hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải có nhiều hiện vật quý, khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa - Trường Sa. Chiều lên đỉnh Tò Vò ngắm hoàng hôn, còn sáng sớm đi xe ôm (đa phần là xe Honda 67) lên đỉnh núi Thới Lới đợi bình minh và xem Lý Sơn rộn rã ngày mới thì thật tuyệt. Thới Lới là miệng núi lửa khổng lồ, xưa có nguyên rừng cây cổ thụ, giờ chỉ còn bãi cỏ úa vàng, đang xây đập để giữ nước.
Gần đây Quảng Ngãi có thêm di tích quốc gia đặc biệt - Trường Lũy, làm bằng đá và đất, chạy dọc thượng đạo xưa, từ Trà Bồng - Quảng Ngãi đến An Lão - Bình Định. Cả công trình được tính toán công phu, sắp xếp khoa học, có hàng rào và hào chắn; bên trong là các đồn (lô cốt). Thành cao hơn 4m, rộng 2m5, không chỉ có ý nghĩa quân sự mà còn cả giao thông, kinh tế. Còn nhiều việc phải làm để biến Trường Lũy thành điểm hẹn của du khách. Quảng Ngãi còn có các danh thắng như núi và chùa cổ Thiên Ấn, mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, thành cổ Châu Sa, di chỉ văn hóa Sa Huỳnh…
Ẩm thực Quảng Ngãi có nhiều món ngon nổi tiếng. Ngoài đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương… còn có tỏi Lý Sơn. Loại tỏi trồng trên cát lấy từ biển, nhỏ tép, chắc, có vị rất riêng. Các món cá bống trứng, cá thái bai sông Trà; đồn đột (một loại hải sâm) Lý Sơn tiềm thuốc bắc; gỏi cá cơm; don (cùng họ với hến) trộn xúc bánh đa; dưa hấu An Tiêm; nắm nhum; cơm gà… Loại nào cũng tươi rói và đậm đà hương vị Quảng Ngãi.
Tôi tin là nếu những người làm du lịch ở đây nỗ lực hơn và biết phối hợp với các đối tác thì du lịch Quảng Ngãi sẽ cất cánh. Quảng Ngãi sẽ là điểm hẹn kỳ thú với những ai thích vẻ hoang sơ của biển, cái độc đáo của các danh thắng, sự hấp dẫn của các món ngon và cả những tình cảm chân quê của bà con vùng biển.
Du lịch, GO! - Theo báo Thanhnien, ảnh internet
Rủ khách đi du lịch Quảng Ngãi thì được cười trừ kèm câu trả lời “Có gì đâu mà đi?”. Tôi đã từng đi khắp đất nước và nghiệm ra, chẳng có nơi nào ở Việt Nam mà không thể làm du lịch. Tài nguyên du lịch mỗi tỉnh thành đều có, cả tương đồng và khác biệt nhưng chỉ ở dạng tiềm năng, chưa thể khai thác hiệu quả ngay.
Dù đã đến và đi qua Quảng Ngãi mấy lần. Dù đã đụng cách làm việc máy móc và thiếu lửa của địa phương, tôi vẫn rủ anh em đi Quảng Ngãi khảo sát kỹ hơn và liều lĩnh bảo lãnh: “Nếu không có gì mới thì bỏ nghề”. Từ Sài Gòn chúng tôi bay ra Chu Lai (Núi Thành, Quảng Nam). Sân bay giáp ranh với Quảng Ngãi, máy bay nhỏ mà sân bay thì lớn. Mỗi ngày có 2 chuyến khứ hồi TP.HCM - Chu Lai, còn Hà Nội - Chu Lai thì cách ngày mới có.
.
Tổ hợp Chu Lai resort, Phi Trường resort nằm sát cạnh sân bay; giáp ranh Quảng Ngãi; được nối kết bởi Khu Du Lịch (KDL) Thiên Đàng có chung chủ đầu tư. Tổ hợp có bờ biển dài 12 km, nối biển Chu Lai (Núi Thành - Quảng Nam) với Khe Hai (Bình Sơn - Quảng Ngãi).
Biển chưa có khu dân cư nên hoang sơ, đẹp và cực kỳ quyến rũ. Cùng lúc có thể tắm biển ở 2 tỉnh. Chu Lai resort ấn tượng với tường bằng đá ong, phòng biệt lập, nhỏ nhất cũng 32m2.
Bên cạnh là Phi Trường resort với những bàn gỗ tròn và giường ngủ nguyên khối, dày hơn 2 tấc, có đường kính hoặc chiều dài gần 3m! Tiếp đó là KDL Thiên Đàng với rừng dương điệu đàng và từng cụm 4 - 5 phòng chung một khối nhìn ra biển. Đá và gỗ là những chất liệu tạo nên phong cách riêng cho tổ hợp. Ngoài bờ biển dài và đẹp, tổ hợp có khu bảo tàng tư nhân tầm cỡ châu Á với hơn 10.000 hiện vật.
Từ bộ sưu tập súng Thần Công, có cả súng Hỏa Hổ mà Nguyễn Huệ từng sử dụng trong cuộc tổng tấn công thần tốc, quét sạch hơn 200.000 quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Từ những hũ tiền cổ đến bộ sưu tập gốm sứ Đồng Nai, gốm nung Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo, văn hóa Chăm Pa, văn hóa Đại Việt, bộ sưu tập đồng hồ cổ… Có những khối gỗ trầm hơn trăm ký, còn những khối gỗ hóa thạch nặng hàng tấn… Toàn cổ vật gốc, ai đến tham quan cũng sững sờ kinh ngạc.
Cách đó chừng mươi cây số là Nhà máy lọc dầu Dung Quất, có diện tích 338 ha mặt đất và 471 ha mặt biển, công suất 6 triệu rưỡi tấn mỗi năm, tổng vốn đầu tư hơn 3 tỉ USD. Doanh thu năm 2011 dự kiến 74.000 tỉ, đáp ứng 30% nhu cầu cả nước.
Hiện nay nhà máy đã mở cửa đón khách vào tham quan với những quy định nghiêm ngặt về an ninh và an toàn. Khách vào phòng chờ, xem phim tư liệu, nghe giới thiệu về ngành công nghiệp dầu khí và quá trình xây dựng nhà máy. Rồi được hướng dẫn lên đài Vọng Cảnh, phóng tầm mắt bao quát cả nhà máy hiện đại. Bằng ống nhòm, có thể thấy rõ các tàu dầu thô đang nhả hàng cách đó mấy cây số. Xe đưa khách dạo quanh nhà máy rồi xuống cảng xuất sản phẩm, ngắm nhìn những bồn chứa khổng lồ, những giàn lọc tối tân, những đường ống dẫn chằng chịt và cảng biển sầm uất mà không cần qua tận Brunei hay Ả Rập Xê Út.
Nếu có điều kiện thì dùng ca-nô vòng quanh vịnh, nhìn nhà máy và cảng từ trên biển và chụp hình với đê chắn sóng lớn nhất Asean. Đê dài 1.600m, cao 11m, sâu 18m, mặt đế đê dưới biển rộng 75m, mặt trên đê rộng 10m…
Quảng Ngãi có các bãi biển đẹp như Sa Huỳnh (Đức Phổ), Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Minh Tân (Mộ Đức), Lệ Thủy, Khe Hai (Bình Sơn)… Nhưng điểm nhấn của du lịch Quảng Ngãi là đảo Lý Sơn. Từ cảng Sa Kỳ (Sơn Tịnh) ra đảo Lý Sơn chỉ 25 km - mỗi ngày có một chuyến tàu cao tốc, chở được hơn 100 người và một chuyến tàu chợ chở hàng và chủ hàng - chừng 50 người. Lý Sơn là huyện đảo rộng 9,97km2, dân số chừng 21.000 người, có 2 đảo và 3 xã. Đảo Lớn có xã An Vĩnh và An Hải, đảo Bé có xã An Bình. Đảo có nhiều miệng núi lửa, chỗ nào cũng có đá ong. Ven biển là các bãi đá đen, còn gọi là đá cháy vốn, là nham thạch núi lửa.
Đến Lý Sơn, tôi lại nhớ đảo JeJu - Hàn Quốc. Cũng có nhiều miệng núi lửa và toàn đá đen nhưng lớn hơn và cách họ làm du lịch thì tuyệt vời. Lý Sơn chỉ bằng 1/7 Jeju, biển đẹp hơn, nhiều món lạ nhưng du lịch gần như chưa có. Ra đảo phải ngủ lại đêm mà điện lúc không lúc có, toàn nhà nghỉ xập xệ. Đường hẹp, cả huyện chỉ có 4 xe 15 chỗ cà tàng. Tôi không hiểu tại sao cả nước không lo được cho Lý Sơn có điện như đất liền? Tôi chẳng hiểu tại sao các nhà đầu tư không sắm mấy chiếc ca-nô hoặc tàu nhỏ để chở khách du lịch đi - về Lý Sơn trong ngày. Đi thuyền quanh đảo, bằng mắt thường, tôi cũng đã thấy vô số rạn san hô kỳ ảo, lung linh, hoành tráng...
Lý Sơn là cái nôi của đội hùng binh Hoàng Sa, bảo tàng sống về chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở biển Đông với rất nhiều di tích và thắng cảnh. Âm Linh Tự và quần thể Mộ Gió - nơi thờ tự đội hùng binh Hoàng Sa và các chiến binh từng bỏ mình trên biển. Chùa Hang (Thiên Khổng Thạch tự) trong hang đá tự nhiên, xây dựng cách đây hơn 300 năm. Chùa Đục, dưới chân miệng núi lửa, có tượng Phật Quan Thế Âm cao 27m nhìn ra đảo Bé. Đỉnh núi là miệng núi lửa, có giếng Tiên; đường lên đỉnh có 3 hang đá là những chùa nhỏ. Lý Sơn có nhiều kiến trúc cổ độc đáo.
Đó là quần thể đình làng An Hải, đền thờ Lăng Chánh, đền thờ Cá Ông, dinh Tam Tòa, dinh Bà Thiên Y Ana, các miếu tứ linh: Long - Lân - Quy - Phụng… Nhà trưng bày lưu niệm hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải có nhiều hiện vật quý, khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa - Trường Sa. Chiều lên đỉnh Tò Vò ngắm hoàng hôn, còn sáng sớm đi xe ôm (đa phần là xe Honda 67) lên đỉnh núi Thới Lới đợi bình minh và xem Lý Sơn rộn rã ngày mới thì thật tuyệt. Thới Lới là miệng núi lửa khổng lồ, xưa có nguyên rừng cây cổ thụ, giờ chỉ còn bãi cỏ úa vàng, đang xây đập để giữ nước.
Gần đây Quảng Ngãi có thêm di tích quốc gia đặc biệt - Trường Lũy, làm bằng đá và đất, chạy dọc thượng đạo xưa, từ Trà Bồng - Quảng Ngãi đến An Lão - Bình Định. Cả công trình được tính toán công phu, sắp xếp khoa học, có hàng rào và hào chắn; bên trong là các đồn (lô cốt). Thành cao hơn 4m, rộng 2m5, không chỉ có ý nghĩa quân sự mà còn cả giao thông, kinh tế. Còn nhiều việc phải làm để biến Trường Lũy thành điểm hẹn của du khách. Quảng Ngãi còn có các danh thắng như núi và chùa cổ Thiên Ấn, mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, thành cổ Châu Sa, di chỉ văn hóa Sa Huỳnh…
Ẩm thực Quảng Ngãi có nhiều món ngon nổi tiếng. Ngoài đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương… còn có tỏi Lý Sơn. Loại tỏi trồng trên cát lấy từ biển, nhỏ tép, chắc, có vị rất riêng. Các món cá bống trứng, cá thái bai sông Trà; đồn đột (một loại hải sâm) Lý Sơn tiềm thuốc bắc; gỏi cá cơm; don (cùng họ với hến) trộn xúc bánh đa; dưa hấu An Tiêm; nắm nhum; cơm gà… Loại nào cũng tươi rói và đậm đà hương vị Quảng Ngãi.
Tôi tin là nếu những người làm du lịch ở đây nỗ lực hơn và biết phối hợp với các đối tác thì du lịch Quảng Ngãi sẽ cất cánh. Quảng Ngãi sẽ là điểm hẹn kỳ thú với những ai thích vẻ hoang sơ của biển, cái độc đáo của các danh thắng, sự hấp dẫn của các món ngon và cả những tình cảm chân quê của bà con vùng biển.
Du lịch, GO! - Theo báo Thanhnien, ảnh internet
0 comments:
Post a Comment