Các điểm du lịch cộng đồng này không chỉ giúp du khách hòa mình với thiên nhiên, mà còn thỏa sức khám phá văn hóa dân tộc thiểu số.
Nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển du lịch 2010 đến 2015, bước vào mùa du lịch năm nay huyện Bát Xát, Lào Cai đã xây dựng và cho ra mắt 5 làng văn hóa du lịch cộng đồng nằm trên tuyến thành phố Lào Cai-Bát Xát-Sa Pa tạo thành chuỗi các điểm liên kết kéo dài.
Lũng Pô
Từ thành phố Lào Cai đi hơn 70km thì đến Lũng Pô. Lũng Pô là tên của con suối biên giới chảy từ lưu vực thuộc địa bàn Ý tý về đây, Lũng Pô cũng là địa danh nơi ngã ba của dòng suối và con sông hội tụ, làm nên điểm tụ thuỷ thiêng liêng - đó là điểm khởi nguồn của dòng sông Hồng tiếp cận vào đất Việt.
Lũng Pô nằm trong địa bàn xã Amú-sung, huyện Bát Xát. Theo giải thích của một vị cựu chiến binh lão thành từng sống, chiến đấu trên vùng này từ thời chống Pháp tiễu phỉ thì Amú-sung có nghĩa là “Miền xa vắng”. Ngày xưa nơi đây chỉ có đường mòn trong cỏ hoang rậm rạp, hoang vu. Cư dân không chịu đựng nổi nên đã di cư vào sâu hơn trong nội địa. Ngày nay, với cuộc vận động định cư ven biên giới, đồng bào người Dao, người Mông, người Giáy, người Hà Nhì đã trở lại với núi rừng nơi con gà gáy dân hai nước đều nghe. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng cuộc sống nơi đây đang khởi sắc.
Tại đây, du khách có thể thỏa sức hòa mình vào với sông nước, núi non và khám phá văn hóa của đồng bào Mông.
Lao Chải
Thôn Lao Chải của người Hà Nhì đen, cách thành phố Lào Cai hơn 70km (thuộc huyện Bát Xát, giáp biên giới Trung Quốc).
Trên cao nhìn xuống, Lao Chải nằm giữa vùng núi đá và các đồi cỏ tranh với những căn nhà trông giống những cây nấm khổng lồ mọc bên sườn núi ở độ cao 2.660m; quanh năm sương phủ, giá rét.
Lao Chải có 76 hộ dân, là thôn có số người Hà Nhì đen sinh sống đông nhất ở cao nguyên Ý Tý. Các ngôi nhà ở đây đều được làm theo kiểu trình tường, bằng đất với hai vòng trong và ngoài. Tường nhà thường đắp dày 40-45cm, cao khoảng 4,5-5m trong lõi có xếp đá cục, bằng nắm tay. Mỗi ngôi nhà rộng 65-80m2, có mái dốc ngắn (bốn mái) lợp cỏ tranh, không có hiên. Ở giữa ngôi nhà có một cửa ra vào và một hoặc hai cửa thông gió ở bên trái hoặc bên phải của lối đi. Bên trong có lần cửa thứ hai cũng dày như tường ngoài. Sau lần cửa này là bếp và giường ngủ của chủ gia đình.
Dền Sáng
Xã Dền Sáng thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đông giáp xã Cốc Mỳ. Tây giáp xã Y Tý và Sáng Ma Sao. Nam giáp xã Dền Thàng và xã Sáng Ma Sao. Bắc giáp xã Trịnh Tường và Y Tý.
Dền Sáng diện tích: 40,72 km2 với dân số 1.784 người. Đây là vùng đất mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào Dao đỏ với những phong tục nổi tiếng như cấp sắc, nhảy lửa, chế biến lá thuốc từ cây rừng.
Đặc biệt, đây nổi tiếng với con suối mang tên Suối Tình thơ mộng giữa thung xanh. Con suối này cách trung tâm huyện Bát Xát hơn 40 km đường đèo. Suối bắt nguồn từ rừng già Dền Sáng chảy qua địa phận xã này, là nơi gặp gỡ, tâm sự của thanh niên hay các cặp vợ chồng trẻ mà những người trung tuổi cũng nô nức kéo đến để trao đổi về cuộc sống, cách làm ăn, cách xây dựng gia đình hạnh phúc...
Chợ Mường Hum
Mường Húm là khu chợ nhỏ có từ lâu đời nằm giữa các làng bản của dân tộc thiểu số, đặc trưng cho các chợ vùng cao ở Việt Nam. Chợ họp vào chủ nhật hàng tuần, là ngày nhộn nhịp nhất của vùng núi cao Bát Xát.
Chợ nằm dưới thung lũng nhỏ, kề bên là suối nước trong vắt, xung quanh là những dãy núi cao ngất trùng mây. Ngày thường, ai đến đây cũng thích ngắm cảnh Mường Hum sơn thuỷ hữu tình, còn vào ngày chợ phiên cảnh bắt mắt du khách nhất là đoạn suối ven chợ. Bên bờ suối, bầy ngựa đợi chủ vào chợ tập trung bên suối với đủ sắc lông, thỉnh thoảng chúng cất tiếng hí vang khiến bức tranh sơn cước càng thêm sinh động, rất hiếm thấy ở nơi khác. Những chiếc cầu treo hay cầu đá bắc qua suối lúc nào cũng có người dắt ngựa qua lại...
Bên trong chợ ồn ào, tấp nập và khách không khỏi trầm trồ trước những bộ y phục "loá mắt" của các cô thiếu nữ dân tộc. Những cô gái, chàng trai ở bản làng đi chợ đâu chỉ để mua bán mà còn đi để tìm hiểu, để vui chơi, tìm bạn tình, vì thế ai cũng làm đẹp chẳng kém gì đi dự ngày hội. Các thiếu nữ H’Mông váy hoa gợi cảm, lại đội thêm mái tóc giả bằng len sợi nhuộm màu rực rỡ trông giống như một bông hoa biết đi, lung linh khoe sắc. Ðẹp không kém là bộ trang phục Dao đỏ: các thiếu nữ mặc áo quần màu chàm đen điểm xuyết hoa văn trên ngực tựa như những cánh bướm và đội chiếc khăn đỏ rực được kết thêm rất nhiều món trang sức bằng bạc, lúc nào cũng lấp lánh. Cả các em bé dân tộc Dao, dù còn được địu trên lưng mẹ nhưng cũng được mẹ chăm chút áo quần, khăn mũ và các em được mọi người thích ngắm nhất...
Bản Xèo
Xã Bản Xèo thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đông giáp xã Mường Vi. Tây giáp xã Dền Thàng. Nam giáp xã Nậm Pung và Pa Cheo. Bắc giáp xã Bản Vược và Cốc Mỳ.
Đây là địa điểm đông đồng bào Giáy sinh sống nhất. Vì vậy, đến với địa điểm này, du khách sẽ có dịp khám phá những thú vị trong văn hóa cũng như đời sống của đồng bào. Đặc biệt là tục cưới vợ và gói bánh.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ báo Datviet, Dcsvplaocai, ảnh internet
Nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển du lịch 2010 đến 2015, bước vào mùa du lịch năm nay huyện Bát Xát, Lào Cai đã xây dựng và cho ra mắt 5 làng văn hóa du lịch cộng đồng nằm trên tuyến thành phố Lào Cai-Bát Xát-Sa Pa tạo thành chuỗi các điểm liên kết kéo dài.
Lũng Pô
Từ thành phố Lào Cai đi hơn 70km thì đến Lũng Pô. Lũng Pô là tên của con suối biên giới chảy từ lưu vực thuộc địa bàn Ý tý về đây, Lũng Pô cũng là địa danh nơi ngã ba của dòng suối và con sông hội tụ, làm nên điểm tụ thuỷ thiêng liêng - đó là điểm khởi nguồn của dòng sông Hồng tiếp cận vào đất Việt.
Lũng Pô nằm trong địa bàn xã Amú-sung, huyện Bát Xát. Theo giải thích của một vị cựu chiến binh lão thành từng sống, chiến đấu trên vùng này từ thời chống Pháp tiễu phỉ thì Amú-sung có nghĩa là “Miền xa vắng”. Ngày xưa nơi đây chỉ có đường mòn trong cỏ hoang rậm rạp, hoang vu. Cư dân không chịu đựng nổi nên đã di cư vào sâu hơn trong nội địa. Ngày nay, với cuộc vận động định cư ven biên giới, đồng bào người Dao, người Mông, người Giáy, người Hà Nhì đã trở lại với núi rừng nơi con gà gáy dân hai nước đều nghe. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng cuộc sống nơi đây đang khởi sắc.
Tại đây, du khách có thể thỏa sức hòa mình vào với sông nước, núi non và khám phá văn hóa của đồng bào Mông.
Lao Chải
Thôn Lao Chải của người Hà Nhì đen, cách thành phố Lào Cai hơn 70km (thuộc huyện Bát Xát, giáp biên giới Trung Quốc).
Trên cao nhìn xuống, Lao Chải nằm giữa vùng núi đá và các đồi cỏ tranh với những căn nhà trông giống những cây nấm khổng lồ mọc bên sườn núi ở độ cao 2.660m; quanh năm sương phủ, giá rét.
Lao Chải có 76 hộ dân, là thôn có số người Hà Nhì đen sinh sống đông nhất ở cao nguyên Ý Tý. Các ngôi nhà ở đây đều được làm theo kiểu trình tường, bằng đất với hai vòng trong và ngoài. Tường nhà thường đắp dày 40-45cm, cao khoảng 4,5-5m trong lõi có xếp đá cục, bằng nắm tay. Mỗi ngôi nhà rộng 65-80m2, có mái dốc ngắn (bốn mái) lợp cỏ tranh, không có hiên. Ở giữa ngôi nhà có một cửa ra vào và một hoặc hai cửa thông gió ở bên trái hoặc bên phải của lối đi. Bên trong có lần cửa thứ hai cũng dày như tường ngoài. Sau lần cửa này là bếp và giường ngủ của chủ gia đình.
Dền Sáng
Xã Dền Sáng thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đông giáp xã Cốc Mỳ. Tây giáp xã Y Tý và Sáng Ma Sao. Nam giáp xã Dền Thàng và xã Sáng Ma Sao. Bắc giáp xã Trịnh Tường và Y Tý.
Dền Sáng diện tích: 40,72 km2 với dân số 1.784 người. Đây là vùng đất mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào Dao đỏ với những phong tục nổi tiếng như cấp sắc, nhảy lửa, chế biến lá thuốc từ cây rừng.
Đặc biệt, đây nổi tiếng với con suối mang tên Suối Tình thơ mộng giữa thung xanh. Con suối này cách trung tâm huyện Bát Xát hơn 40 km đường đèo. Suối bắt nguồn từ rừng già Dền Sáng chảy qua địa phận xã này, là nơi gặp gỡ, tâm sự của thanh niên hay các cặp vợ chồng trẻ mà những người trung tuổi cũng nô nức kéo đến để trao đổi về cuộc sống, cách làm ăn, cách xây dựng gia đình hạnh phúc...
Chợ Mường Hum
Mường Húm là khu chợ nhỏ có từ lâu đời nằm giữa các làng bản của dân tộc thiểu số, đặc trưng cho các chợ vùng cao ở Việt Nam. Chợ họp vào chủ nhật hàng tuần, là ngày nhộn nhịp nhất của vùng núi cao Bát Xát.
Chợ nằm dưới thung lũng nhỏ, kề bên là suối nước trong vắt, xung quanh là những dãy núi cao ngất trùng mây. Ngày thường, ai đến đây cũng thích ngắm cảnh Mường Hum sơn thuỷ hữu tình, còn vào ngày chợ phiên cảnh bắt mắt du khách nhất là đoạn suối ven chợ. Bên bờ suối, bầy ngựa đợi chủ vào chợ tập trung bên suối với đủ sắc lông, thỉnh thoảng chúng cất tiếng hí vang khiến bức tranh sơn cước càng thêm sinh động, rất hiếm thấy ở nơi khác. Những chiếc cầu treo hay cầu đá bắc qua suối lúc nào cũng có người dắt ngựa qua lại...
Bên trong chợ ồn ào, tấp nập và khách không khỏi trầm trồ trước những bộ y phục "loá mắt" của các cô thiếu nữ dân tộc. Những cô gái, chàng trai ở bản làng đi chợ đâu chỉ để mua bán mà còn đi để tìm hiểu, để vui chơi, tìm bạn tình, vì thế ai cũng làm đẹp chẳng kém gì đi dự ngày hội. Các thiếu nữ H’Mông váy hoa gợi cảm, lại đội thêm mái tóc giả bằng len sợi nhuộm màu rực rỡ trông giống như một bông hoa biết đi, lung linh khoe sắc. Ðẹp không kém là bộ trang phục Dao đỏ: các thiếu nữ mặc áo quần màu chàm đen điểm xuyết hoa văn trên ngực tựa như những cánh bướm và đội chiếc khăn đỏ rực được kết thêm rất nhiều món trang sức bằng bạc, lúc nào cũng lấp lánh. Cả các em bé dân tộc Dao, dù còn được địu trên lưng mẹ nhưng cũng được mẹ chăm chút áo quần, khăn mũ và các em được mọi người thích ngắm nhất...
Bản Xèo
Xã Bản Xèo thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đông giáp xã Mường Vi. Tây giáp xã Dền Thàng. Nam giáp xã Nậm Pung và Pa Cheo. Bắc giáp xã Bản Vược và Cốc Mỳ.
Đây là địa điểm đông đồng bào Giáy sinh sống nhất. Vì vậy, đến với địa điểm này, du khách sẽ có dịp khám phá những thú vị trong văn hóa cũng như đời sống của đồng bào. Đặc biệt là tục cưới vợ và gói bánh.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ báo Datviet, Dcsvplaocai, ảnh internet
0 comments:
Post a Comment