Tiếp theo P1 - Từ vách đá sần sùi, trắng xóa dần hiện lên những vệt đỏ ối. Nước chảy đến đâu, sắc đỏ xuất hiện đến đó và theo thời gian màu đậm dần lên. Khi dòng nước chảy hết một khoảnh trên phiến đá, thì hình ảnh một người đàn ông to lớn, dũng mãnh, dữ dằn hiện lên đỏ rực.
Sau khi hứa lên bờ xuống ruộng rằng không tiết lộ cụ thể địa điểm có hình vẽ bí ẩn trên vách đá, tôi được Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Luyên giới thiệu tới ông Trần Xuân Quang, Trạm trưởng trạm du lịch Vân Long. Theo Thạc sĩ Luyên, ông Quang là một trong số ít người biết rõ vách đá có hình vẽ bí ẩn, độc nhất được biết đến ở Việt Nam.
Sau phút ngần ngừ, rồi ông Quang cũng gọi anh Nguyễn Văn Nhàn, là cộng tác viên của khu du lịch, có nhiệm vụ tuần tra kiểm soát người ra vào, trông nom đàn voọc ở những dãy núi của khu ngập nước Vân Long.
.
Anh Nguyễn Văn Nhàn chống sào đẩy con thuyền nhỏ lướt nhẹ trên đầm Vân Long. Cảnh tượng núi đá mọc lên giữa khu ngập nước, soi bóng lung linh, với sen tỏa ngát hương, chả khác nào bồng lai dưới hạ giới.
Dãy núi Cửa Chùa dài gần cây số, là một trong số cả chục dãy núi thuộc khu ngập nước Vân Long, vắt qua hai tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình, rộng vài ngàn héc-ta. Toàn bộ các dãy núi đều là núi đá vôi, với vô vàn vách đá phản ánh mặt trời trắng xóa. Nếu không có sự chỉ dẫn, tự lần mò đi tìm, chắc cả năm cũng thấy hình vẽ ở đâu.
Con đường từ bến thuyền đến núi Cửa Chùa chỉ dài chưa đầy 1km, song Nhàn phải chèo thuyền ngót 30 phút mới tới nơi. Lâu ngày không có người ra vào dãy núi này, sen mọc bít lối đi. Nhàn phải đẩy thuyền cật lực mới đè bẹp được những lá sen to như cái ô để thuyền lướt đi.
Toàn bộ dãy núi Cửa Chùa cỏ mọc rậm rịt, dây leo chằng chịt. Thi thoảng có những vách đá trống trơn, phải chiếu ánh mặt trời trắng xóa, không có cây cỏ nào bám lên được. Chúng tôi chỉ trỏ hết vách đá này đến vách đá kia để phán đoán nơi có những bích họa lạ lùng, song Nhàn chỉ cười tủm tỉm.
Rồi con thuyền cũng cập chân núi. Nơi đây, có một bãi đất khá bằng phẳng, khô ráo, rộng rãi và sạch sẽ. Vách đá như một bức tường thành khổng lồ, nghiêng chừng 70 độ, như thể sắp đổ ụp xuống.
Nhàn chỉ tay lên vách đá rộng vài trăm mét vuông bảo: “Anh đi tìm xem hình vẽ ở chỗ nào”. Tôi lần mò khắp vách đá, ngửa mỏi cổ nhìn lên cao, vạch từng bụi cỏ song tuyệt nhiên chả thấy có hình vẽ, hình khắc nào cả. Có chăng, chỉ thấy vài vết vạch nguệch ngoạc như ai đó dùng dao chém vào.
Nhàn chẳng nói chẳng rằng ra mép đầm hái một lá sen to tướng rồi vục đầy nước. Nước đầm trong đến nỗi nhìn rõ cả con cá bé xíu bằng cọng tăm bơi lội. Nhàn bê bịch nước đứng dưới chân vách đá bảo: “Anh nhìn kỹ nhé, toàn bộ vách đá màu trắng, sần sùi tự nhiên, không có tranh vẽ gì cả”. Thì đúng là vách đá chẳng có gì, bởi tôi đã lần mò tìm kiếm kỹ lưỡng một lượt.
Nhàn ráng sức té bịch nước lên vách đá. Một cảnh tượng như ma thuật hiện ra trước mắt tôi: Từ vách đá sần sùi, trắng xóa dần hiện lên những vệt đỏ ối. Nước chảy đến đâu, sắc đỏ xuất hiện đến đó và theo thời gian màu đậm dần lên. Khi dòng nước chảy hết một khoảnh trên phiến đá, thì hình ảnh một người đàn ông to lớn, dũng mãnh, dữ dằn hiện lên đỏ rực.
Không rõ đây có phải là chữ tượng hình cổ không?
Người đàn ông này có khuôn mặt tròn xoe, hai mắt là hình vẽ tròn như hai hòn bi ve, đôi tai rất lớn và mái tóc trông như ngọn lửa đang cháy. Nhìn toàn bộ khuôn mặt, thì có thể thấy người vẽ muốn biểu đạt đây là người kỳ quái, hung tợn.
Lạ nhất là phần khắc họa bụng. Những nét vẽ ở bụng như kiểu giải phẫu, với xương sườn và nội tạng. Tuy nhiên, vì nét vẽ không chi tiết, rõ ràng, nên cũng có thể hiểu đó là áo giáp.
Riêng hình vẽ phần chân thì mang tính cách điệu nhiều hơn là tả thực. Đôi chân khá nhỏ, đứng trong tư thế… xiêu vẹo. Bàn chân thì không có, nhưng các ngón chân thì dài và ngoằn ngoèo như thể rễ cây. Không rõ phần chân của người đàn ông này muốn biểu thị điều gì, hay là sự ngô nghê của con trẻ khi đặt bút? Khả năng ngô nghê ít xảy ra, bởi hai điều, thứ nhất là địa điểm vẽ khá cao, trên vách đá, mà người lớn phải kiễng chân mới với tới được, thứ hai, chất liệu vẽ trên đá không phải là sơn hay mực tầm thường (điều này sẽ nói sau). Như vậy, đôi chân kỳ quái của người đàn ông này phải biểu thị một ý tưởng nào đó, cần sự giải mã của các nhà khoa học.
Hai tay người đàn ông này cầm hai thứ vũ khí khác nhau. Tay phải cầm quả chùy cán dài, tay trái cầm thanh đao và giương ra hai bên như thể đe dọa. Xét về mặt tổng thể, có thể tưởng tượng đây là một chiến binh.
Bích họa hình người cực kỳ đơn giản.
Sau khi quan sát kỹ lưỡng bức họa người đàn ông kỳ dị, tôi dùng chai nước khoáng bằng nhựa múc nước dưới đầm rồi phụt bừa lên vách đá. Nước chảy đến đâu, các nét đỏ ối hiện lên đến đó. Chỗ nào nhiều nước thì màu đậm, chỗ nào ít nước thì màu hiện lên mờ nhạt. Chỉ dội qua một lượt, tôi đếm được tới vài chục hình vẽ. Các hình vẽ khác đều có tiết diện nhỏ hơn so với hình vẽ người đàn ông dữ tợn.
Những hình vẽ trên mái đá không theo một thể thống nhất, xuất hiện lộn xộn và rải rác khắp mọi nơi. Có chỗ các hình vẽ tập trung dày đặc, có chỗ lưa thưa vài hình, có chỗ chẳng có hình vẽ nào.
Có hai nội dung mà các hình vẽ biểu thị, gồm hình người và ký tự lạ. Các ký tự xuất hiện rất nhiều, có chữ hơi giống chữ Nho, song có chữ như thể tượng hình tả một con vật nào đó. Liệu đây có phải là một loại chữ cổ thời xa xưa? Nếu đây là hệ thống chữ cổ, thì quả là một thông tin vô cùng quý giá.
Về hình người thì có vô số hình vẽ khác nhau, có hình cầu kỳ phức tạp, với đầy đủ tay chân, đầu tóc, vũ khí, song có hình rất đơn giản, chỉ gồm cái đầu tròn xoe và thân hình bầu, thêm mỗi cái tay nữa. Có hình tôi nhìn mãi mà không biết chủ nhân vẽ người, khỉ hay mèo. Nhìn ở một cách toàn diện, thì vừa giống khỉ vừa giống người, nhưng nhìn riêng khuôn mặt thì lại rõ là con mèo. Phổ biến nhất có lẽ là hình người, gồm cả trai lẫn gái nhảy múa bên nhau, rồi hình người tay cầm dao kiếm.
Lạ nhất là một khu vực dày đặc người, nhảy múa có hàng có lối. Phía trên cùng là một người đang ngồi không rõ trên ghế hay ngai vàng. Hình nhìn vẽ này, có thể liên tưởng người ngồi trên ghế là ông chủ, vua chúa, đấng tối cao. Tuy nhiên, người ngồi trên ghế lại giống một đứa trẻ, đầu đội mũ, miệng cười rất tươi.
Nhìn các hình vẽ, có thể thấy nhiều sắc thái, nhiều khung cảnh hiện lên. Đó có thể là mô tả về chiến tranh, về đời sống thường nhật, về các lễ hội… Tôi cứ vục nước té lên khắp mái đá, để rồi ngắm nhìn không chán mắt những bích họa ma quái, kỳ lạ, lúc ẩn, lúc hiện trên vách đá.
Những bích họa 'ma quái' trên núi đá Ninh Bình
Còn tiếp
Du lịch, GO! - Theo VTC
Sau khi hứa lên bờ xuống ruộng rằng không tiết lộ cụ thể địa điểm có hình vẽ bí ẩn trên vách đá, tôi được Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Luyên giới thiệu tới ông Trần Xuân Quang, Trạm trưởng trạm du lịch Vân Long. Theo Thạc sĩ Luyên, ông Quang là một trong số ít người biết rõ vách đá có hình vẽ bí ẩn, độc nhất được biết đến ở Việt Nam.
Sau phút ngần ngừ, rồi ông Quang cũng gọi anh Nguyễn Văn Nhàn, là cộng tác viên của khu du lịch, có nhiệm vụ tuần tra kiểm soát người ra vào, trông nom đàn voọc ở những dãy núi của khu ngập nước Vân Long.
.
Anh Nguyễn Văn Nhàn chống sào đẩy con thuyền nhỏ lướt nhẹ trên đầm Vân Long. Cảnh tượng núi đá mọc lên giữa khu ngập nước, soi bóng lung linh, với sen tỏa ngát hương, chả khác nào bồng lai dưới hạ giới.
Dãy núi Cửa Chùa dài gần cây số, là một trong số cả chục dãy núi thuộc khu ngập nước Vân Long, vắt qua hai tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình, rộng vài ngàn héc-ta. Toàn bộ các dãy núi đều là núi đá vôi, với vô vàn vách đá phản ánh mặt trời trắng xóa. Nếu không có sự chỉ dẫn, tự lần mò đi tìm, chắc cả năm cũng thấy hình vẽ ở đâu.
Con đường từ bến thuyền đến núi Cửa Chùa chỉ dài chưa đầy 1km, song Nhàn phải chèo thuyền ngót 30 phút mới tới nơi. Lâu ngày không có người ra vào dãy núi này, sen mọc bít lối đi. Nhàn phải đẩy thuyền cật lực mới đè bẹp được những lá sen to như cái ô để thuyền lướt đi.
Toàn bộ dãy núi Cửa Chùa cỏ mọc rậm rịt, dây leo chằng chịt. Thi thoảng có những vách đá trống trơn, phải chiếu ánh mặt trời trắng xóa, không có cây cỏ nào bám lên được. Chúng tôi chỉ trỏ hết vách đá này đến vách đá kia để phán đoán nơi có những bích họa lạ lùng, song Nhàn chỉ cười tủm tỉm.
Rồi con thuyền cũng cập chân núi. Nơi đây, có một bãi đất khá bằng phẳng, khô ráo, rộng rãi và sạch sẽ. Vách đá như một bức tường thành khổng lồ, nghiêng chừng 70 độ, như thể sắp đổ ụp xuống.
Nhàn chỉ tay lên vách đá rộng vài trăm mét vuông bảo: “Anh đi tìm xem hình vẽ ở chỗ nào”. Tôi lần mò khắp vách đá, ngửa mỏi cổ nhìn lên cao, vạch từng bụi cỏ song tuyệt nhiên chả thấy có hình vẽ, hình khắc nào cả. Có chăng, chỉ thấy vài vết vạch nguệch ngoạc như ai đó dùng dao chém vào.
Nhàn chẳng nói chẳng rằng ra mép đầm hái một lá sen to tướng rồi vục đầy nước. Nước đầm trong đến nỗi nhìn rõ cả con cá bé xíu bằng cọng tăm bơi lội. Nhàn bê bịch nước đứng dưới chân vách đá bảo: “Anh nhìn kỹ nhé, toàn bộ vách đá màu trắng, sần sùi tự nhiên, không có tranh vẽ gì cả”. Thì đúng là vách đá chẳng có gì, bởi tôi đã lần mò tìm kiếm kỹ lưỡng một lượt.
Nhàn ráng sức té bịch nước lên vách đá. Một cảnh tượng như ma thuật hiện ra trước mắt tôi: Từ vách đá sần sùi, trắng xóa dần hiện lên những vệt đỏ ối. Nước chảy đến đâu, sắc đỏ xuất hiện đến đó và theo thời gian màu đậm dần lên. Khi dòng nước chảy hết một khoảnh trên phiến đá, thì hình ảnh một người đàn ông to lớn, dũng mãnh, dữ dằn hiện lên đỏ rực.
Không rõ đây có phải là chữ tượng hình cổ không?
Người đàn ông này có khuôn mặt tròn xoe, hai mắt là hình vẽ tròn như hai hòn bi ve, đôi tai rất lớn và mái tóc trông như ngọn lửa đang cháy. Nhìn toàn bộ khuôn mặt, thì có thể thấy người vẽ muốn biểu đạt đây là người kỳ quái, hung tợn.
Lạ nhất là phần khắc họa bụng. Những nét vẽ ở bụng như kiểu giải phẫu, với xương sườn và nội tạng. Tuy nhiên, vì nét vẽ không chi tiết, rõ ràng, nên cũng có thể hiểu đó là áo giáp.
Riêng hình vẽ phần chân thì mang tính cách điệu nhiều hơn là tả thực. Đôi chân khá nhỏ, đứng trong tư thế… xiêu vẹo. Bàn chân thì không có, nhưng các ngón chân thì dài và ngoằn ngoèo như thể rễ cây. Không rõ phần chân của người đàn ông này muốn biểu thị điều gì, hay là sự ngô nghê của con trẻ khi đặt bút? Khả năng ngô nghê ít xảy ra, bởi hai điều, thứ nhất là địa điểm vẽ khá cao, trên vách đá, mà người lớn phải kiễng chân mới với tới được, thứ hai, chất liệu vẽ trên đá không phải là sơn hay mực tầm thường (điều này sẽ nói sau). Như vậy, đôi chân kỳ quái của người đàn ông này phải biểu thị một ý tưởng nào đó, cần sự giải mã của các nhà khoa học.
Hai tay người đàn ông này cầm hai thứ vũ khí khác nhau. Tay phải cầm quả chùy cán dài, tay trái cầm thanh đao và giương ra hai bên như thể đe dọa. Xét về mặt tổng thể, có thể tưởng tượng đây là một chiến binh.
Bích họa hình người cực kỳ đơn giản.
Sau khi quan sát kỹ lưỡng bức họa người đàn ông kỳ dị, tôi dùng chai nước khoáng bằng nhựa múc nước dưới đầm rồi phụt bừa lên vách đá. Nước chảy đến đâu, các nét đỏ ối hiện lên đến đó. Chỗ nào nhiều nước thì màu đậm, chỗ nào ít nước thì màu hiện lên mờ nhạt. Chỉ dội qua một lượt, tôi đếm được tới vài chục hình vẽ. Các hình vẽ khác đều có tiết diện nhỏ hơn so với hình vẽ người đàn ông dữ tợn.
Những hình vẽ trên mái đá không theo một thể thống nhất, xuất hiện lộn xộn và rải rác khắp mọi nơi. Có chỗ các hình vẽ tập trung dày đặc, có chỗ lưa thưa vài hình, có chỗ chẳng có hình vẽ nào.
Có hai nội dung mà các hình vẽ biểu thị, gồm hình người và ký tự lạ. Các ký tự xuất hiện rất nhiều, có chữ hơi giống chữ Nho, song có chữ như thể tượng hình tả một con vật nào đó. Liệu đây có phải là một loại chữ cổ thời xa xưa? Nếu đây là hệ thống chữ cổ, thì quả là một thông tin vô cùng quý giá.
Về hình người thì có vô số hình vẽ khác nhau, có hình cầu kỳ phức tạp, với đầy đủ tay chân, đầu tóc, vũ khí, song có hình rất đơn giản, chỉ gồm cái đầu tròn xoe và thân hình bầu, thêm mỗi cái tay nữa. Có hình tôi nhìn mãi mà không biết chủ nhân vẽ người, khỉ hay mèo. Nhìn ở một cách toàn diện, thì vừa giống khỉ vừa giống người, nhưng nhìn riêng khuôn mặt thì lại rõ là con mèo. Phổ biến nhất có lẽ là hình người, gồm cả trai lẫn gái nhảy múa bên nhau, rồi hình người tay cầm dao kiếm.
Lạ nhất là một khu vực dày đặc người, nhảy múa có hàng có lối. Phía trên cùng là một người đang ngồi không rõ trên ghế hay ngai vàng. Hình nhìn vẽ này, có thể liên tưởng người ngồi trên ghế là ông chủ, vua chúa, đấng tối cao. Tuy nhiên, người ngồi trên ghế lại giống một đứa trẻ, đầu đội mũ, miệng cười rất tươi.
Nhìn các hình vẽ, có thể thấy nhiều sắc thái, nhiều khung cảnh hiện lên. Đó có thể là mô tả về chiến tranh, về đời sống thường nhật, về các lễ hội… Tôi cứ vục nước té lên khắp mái đá, để rồi ngắm nhìn không chán mắt những bích họa ma quái, kỳ lạ, lúc ẩn, lúc hiện trên vách đá.
Những bích họa 'ma quái' trên núi đá Ninh Bình
Còn tiếp
Du lịch, GO! - Theo VTC
0 comments:
Post a Comment