Hè, không chỉ ra biển, khám phá hoặc đi bộ xuyên vườn quốc gia, các khu bảo tồn sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị. Tổng hợp một số kinh nghiệm đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị một chuyến đi rừng như ý.
- Hành trang: đơn giản, gọn nhẹ, đầy đủ. Các công cụ cần thiết như tấm trải, áo mưa, dao, đèn pin, bật lửa, cốc nhựa... Đồ ăn hỗ trợ năng lượng khẩn cấp nhưng tiện lợi như sôcôla, lương khô, phomat, bánh kẹo ngọt, xúc xích, đồ hộp... Các loại thuốc thông dụng, đơn giản như: cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau bụng, dầu gió, bông băng, kem chống côn trùng, viên C sủi để tăng cường sức đề kháng.
Đặc biệt, nên có thêm một loại thuốc khử trùng nước (viên aquatabs) phòng trường hợp hết nước khoáng hoặc nước đun sôi đem theo dọc đường.
- Giày dép phải chọn loại nhẹ, đế gai, bám chắc, chống trơn trượt, chống thấm nước. Mũ nên là loại mũ tai bèo, rộng vành, có tác dụng che chắn tốt. Có thể dùng gậy hỗ trợ khi di chuyển sẽ thuận lợi và an toàn hơn.
- Phòng chống vắt: các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt, đặc biệt vào ngày mưa thường xuất hiện vắt, nỗi khiếp sợ của dân đi rừng. Những vết thương do vắt cắn thường ngứa ngáy, khó chịu và không ngừng chảy máu. Có thể phòng chống vắt bằng tất chống vắt, giày hoặc bôi thuốc DEP xung quanh những phần cơ thể để hở cũng như giày tất. Tuy nhiên vẫn phải thường xuyên kiểm tra. Nếu bị vắt cắn hãy bôi dầu gió, dùng sợi thuốc lá, thuốc lào hoặc lông cây dương xỉ, lông cu ly rịt vào cầm máu. Dùng muối xát vào nơi vắt cắn, lập tức con vắt sẽ rời khỏi cơ thể bạn. Nếu trời mưa, nên di chuyển thật nhanh và liên tục, vì khi bạn dừng lại, vắt sẽ có nhiều cơ hội hơn để tấn công.
- Nghiên cứu bản đồ kỹ và có một lịch trình phù hợp trước chuyến đi.
- Khi đi rừng, tốt nhất nên có người dẫn đường địa phương. Người bản địa am hiểu địa bàn, về căn bản, có thể đánh giá và xử lý tình huống phù hợp hơn như phân biệt được các loại cây cỏ trong rừng, nấm, rau xanh, loại nào ăn được và không ăn được; biết cách tìm nguồn thức ăn khi cần cũng như áng chừng khoảng cách, thời gian di chuyển tốt.
- Ngủ võng an toàn hơn ngủ lều. Nếu hạ trại nên chọn nơi gần nguồn nước, lều dựng nơi bằng phẳng, khô, thoáng. Có thể chặt ít cây bụi lót làm nền. Trong rừng trời tối nhanh nên khoảng 16g thì tìm chỗ hạ trại, chuẩn bị nấu bữa tối, dựng lều, mắc võng. Nhóm một đống lửa vừa để đun nấu, lấy ánh sáng và đảm bảo an toàn giữa rừng xanh.
- Có thể bảo quản đồ ăn, thực phẩm tươi sống bằng cách bọc kín vào hộp, túi nilông, buổi tối đến nơi hạ trại ngâm vào nước suối giống như đặt vào tủ lạnh.
Du lịch, GO! - Theo Tuổi trẻ
Kỹ năng sống và thoát khi bị lạc trong rừng
Kỹ năng xác định phương hướng
- Hành trang: đơn giản, gọn nhẹ, đầy đủ. Các công cụ cần thiết như tấm trải, áo mưa, dao, đèn pin, bật lửa, cốc nhựa... Đồ ăn hỗ trợ năng lượng khẩn cấp nhưng tiện lợi như sôcôla, lương khô, phomat, bánh kẹo ngọt, xúc xích, đồ hộp... Các loại thuốc thông dụng, đơn giản như: cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau bụng, dầu gió, bông băng, kem chống côn trùng, viên C sủi để tăng cường sức đề kháng.
Đặc biệt, nên có thêm một loại thuốc khử trùng nước (viên aquatabs) phòng trường hợp hết nước khoáng hoặc nước đun sôi đem theo dọc đường.
- Giày dép phải chọn loại nhẹ, đế gai, bám chắc, chống trơn trượt, chống thấm nước. Mũ nên là loại mũ tai bèo, rộng vành, có tác dụng che chắn tốt. Có thể dùng gậy hỗ trợ khi di chuyển sẽ thuận lợi và an toàn hơn.
- Phòng chống vắt: các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt, đặc biệt vào ngày mưa thường xuất hiện vắt, nỗi khiếp sợ của dân đi rừng. Những vết thương do vắt cắn thường ngứa ngáy, khó chịu và không ngừng chảy máu. Có thể phòng chống vắt bằng tất chống vắt, giày hoặc bôi thuốc DEP xung quanh những phần cơ thể để hở cũng như giày tất. Tuy nhiên vẫn phải thường xuyên kiểm tra. Nếu bị vắt cắn hãy bôi dầu gió, dùng sợi thuốc lá, thuốc lào hoặc lông cây dương xỉ, lông cu ly rịt vào cầm máu. Dùng muối xát vào nơi vắt cắn, lập tức con vắt sẽ rời khỏi cơ thể bạn. Nếu trời mưa, nên di chuyển thật nhanh và liên tục, vì khi bạn dừng lại, vắt sẽ có nhiều cơ hội hơn để tấn công.
- Nghiên cứu bản đồ kỹ và có một lịch trình phù hợp trước chuyến đi.
- Khi đi rừng, tốt nhất nên có người dẫn đường địa phương. Người bản địa am hiểu địa bàn, về căn bản, có thể đánh giá và xử lý tình huống phù hợp hơn như phân biệt được các loại cây cỏ trong rừng, nấm, rau xanh, loại nào ăn được và không ăn được; biết cách tìm nguồn thức ăn khi cần cũng như áng chừng khoảng cách, thời gian di chuyển tốt.
- Ngủ võng an toàn hơn ngủ lều. Nếu hạ trại nên chọn nơi gần nguồn nước, lều dựng nơi bằng phẳng, khô, thoáng. Có thể chặt ít cây bụi lót làm nền. Trong rừng trời tối nhanh nên khoảng 16g thì tìm chỗ hạ trại, chuẩn bị nấu bữa tối, dựng lều, mắc võng. Nhóm một đống lửa vừa để đun nấu, lấy ánh sáng và đảm bảo an toàn giữa rừng xanh.
- Có thể bảo quản đồ ăn, thực phẩm tươi sống bằng cách bọc kín vào hộp, túi nilông, buổi tối đến nơi hạ trại ngâm vào nước suối giống như đặt vào tủ lạnh.
Du lịch, GO! - Theo Tuổi trẻ
Kỹ năng sống và thoát khi bị lạc trong rừng
Kỹ năng xác định phương hướng
0 comments:
Post a Comment