Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Monday, 14 November 2011

Cơn mưa chiều như xua tan đi cái nóng của mùa hè oi ả. Lũ côn trùng (mối kiến, muỗi…) bị động ổ bay lên tá lả. Thế là, lũ cóc nơi ruộng đồng tha hồ đi tìm mồi…. Và đây cũng chính là thời điểm người dân miền Tây đi săn lùng bắt chúng về để làm thức ăn hoặc mang ra chợ bán.

Hàng năm, cứ vào mùa mưa, có dịp về xã Long Tuyền (TP.CầnThơ) trong những đêm mưa bạn sẽ được mục kích cảnh từng tốp thanh, thiếu niên xách đèn, đeo giỏ đi trên bờ vườn hay trên bờ ruộng để soi cóc.  

Họ âm thầm đi trong mưa, tai chú ý lắng nghe âm thanh của các “nhạc sĩ đồng quê”  trỗi lên  để đoán nơi “cóc hội”. Chỉ cần một vệt sáng đèn lướt qua, ta sẽ bắt gặp từng cặp đang say sưa “tình  tự” với nhau. Khi gặp ánh đèn, chúng bị lóa mắt, cố nhảy chồm chồm để thoát thân. Thế là, chỉ cần “chộp” nhẹ cho vào giỏ.

Trong một buổi “hội lớn”, nếu gặp may, một người đi soi cần mẫn và có kinh nghiệm có thể bắt được hàng trăm con trở lên.... Thịt cóc ngọt, thơm, ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.

Theo Đông y, thịt cóc có vị mát, trị được nhiều thứ bệnh, trong đó có bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em. Theo Tây y, thịt cóc giàu chất đạm và những khoáng chất khác như: chất béo, mangan, kẽm, và axit amin…. Thịt cóc chế biến được nhiều món ăn ngon như: chiên giòn, nướng mọi, nấu cháo, chà bông... Riêng, món được mọi người ưa thích  hơn cả là cháo cóc đậu xanh.

Cóc bắt về lựa những con “bự” có màu đen (cóc vườn), hay màu vàng (cóc  ruộng), trên lưng có nhiều mụt, chân mập, mắt sáng... Dùng dao bén chặt đầu, lột da . Cắt bỏ  chân và toàn bộ “đồ lòng“ (gan, mật, ruột, trứng...). Rửa thật kỹ nhiều lần qua nước lạnh cho sạch. (Lưu ý: không để sót phần trứng và mật cóc).

Trước hết, bằm thịt cóc cho thật nhuyễn (cả xương). Ướp gia vị (muối, bột ngọt, tiêu).Tiếp đến, phi mỡ, hành, tỏi cho thơm rồi cho thịt cóc (đã bằm nhuyễn) vào chảo xào chín. Cho gạo cùng với đậu xanh cà vào nồi nước, bắc lên bếp. Khi đậu và gạo nhừ ra, cho thịt cóc bằm vào. Cuối cùng, nêm gia vị (bột ngọt, nước mắm, hành lá xắt nhuyễn) vừa khẩu vị, nhắc xuống, múc ra tô là xong!...

Thật thú vị trong cơn mưa chiều rả rích cùng các “chiến hữu” ngồi trên chiếc chõng tre nơi căn chòi trên bờ ruộng, phía bên ngoài là tiếng “ì ộp” tấu khúc của các “nhạc sĩ đồng quê” ở xa xa… Và, trước mặt là tô cháo cóc đậu xanh tỏa hương thơm lừng. Dùng muỗng múc một miếng cháo cóc có ít tiêu đưa lên miệng nhai chậm rãi, chúng ta sẽ cảm nhận được tất cả cái “hương vị” lẫn “phong vị” đậm đà khó quên của quê hương miền Tây yên ả, thanh bình.

Du lịch, GO! - Theo Laodong

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống