Hang đá Đăk Tur là một di tích lịch sử tại Đắk Lắk, được Bộ văn hóa -thông tin xếp hạng vào năm 1991.
Khu di tích nằm ở địa bàn xã Cư Pui, cách trung tâm xã khoảng 6km, cạnh dòng thác Đăk Tur.
Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, Hang đá Dak Tuar là nơi đóng quân của Tỉnh ủy Đắk Lắk và các đơn vị bộ đội chủ lực của tỉnh.
Địa hình khu vực xung quanh hang rất hiểm trở, hang rất rộng gồm nhiều tầng, nhiều lớp có thể đủ chỗ ở cho cả sư đoàn quân chủ lực. Mỹ, Ngụy đã nhiều lần dùng máy bay ném bom, tổ chức nhiều cuộc càn quét hòng tiêu diệt khu căn cứ đầu não này nhưng đều thất bại thảm hại.
Tháng 5/1965, tại hang đá này, Tỉnh ủy đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc H9 vùng dậy phá ách kìm kẹp của địch, giải phóng một vùng đất rộng lớn về phía đông của tỉnh, vùng đất này nay thuộc huyện Krông Bông. Từ vùng căn cứ cách mạng này, Tỉnh ủy tiếp tục lãnh đạo quân và dân trong tỉnh kháng chiến, giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 10-3-1975, mở màn cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Hiện nay đường vào di tích lịch sử này đã được đầu tư nhiều để tạo điều kiện cho du khách đến tham quan cũng như các hoạt động về nguồn của tuổi trẻ và quân, dân Đắk Lắk.
Tuy nhiên...
Hang Dak Tuar - di tích lịch sử giả tạo ở Đăk Lăk
Những nhân vật lịch sử được nhắc đến trong hồ sơ xét duyệt đang yêu cầu Tỉnh ủy, UBND Đăk Lăk kiểm tra lại tính chính xác của các tài liệu về di tích lịch sử Dak Tuar. Họ khẳng định hang đá này chưa bao giờ là căn cứ kháng chiến như bản lý lịch di tích được Bộ VH-TT công nhận năm 1991.
Theo bản lý lịch di tích lịch sử cách mạng hang đá buôn Dak Tuar năm 1990 của Bảo tàng tỉnh thì năm 1961, trong một trận càn quét của quân Mỹ và lính chế độ Sài Gòn cũ, toàn bộ dân buôn Tuar (nay thuộc xã Cư Pui, huyện Krông Bông) chạy tránh nạn trên núi Chư Yang Sin. Tại đây, 2 người làng phát hiện một hang đá vừa rộng, vừa dài, gần nguồn nước, có nhiều ngóc ngách thuận tiện cho việc trú quân, ăn ở lâu dài. Sau đó, tỉnh ủy Đăk Lăk đã chọn hang này làm căn cứ. Một số cán bộ lúc đó như ông Huỳnh Văn Cần, Mười Nguyên, Lê Chí Quyết, A Ma Thưng, Nam Vinh, Yblốc Êban, Lê Hữu Kiểng… đã ở đây chỉ huy cuộc kháng chiến.
Bản lý lịch có đoạn: “Gộp Chăng (tức hang đá Dak Tuar) không chỉ là đường dây chuyển liên lạc thông tin tiếp tế từ miền Bắc hậu phương lớn vào miền Trung và các tỉnh miền Nam… mà còn là trung tâm chỉ đạo cách mạng trong toàn tỉnh. Hang đá Dak Tuar mãi mãi đi vào lịch sử…”.
Căn cứ vào hồ sơ này, kèm với ý kiến của Sở VH-TT và tờ trình của UBND tỉnh Đăk Lăk, ngày 3/8/1991 Bộ VH-TT ký quyết định công nhận hang Dak Tuar là di tích lịch sử.
Thế nhưng trong danh mục 8 tài liệu tham khảo của Bảo tàng Đăk Lăk nêu ra, kể cả tài liệu tin cậy nhất là các quyển Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk, Vấn đề xây dựng căn cứ miền núi từ năm 1954-1970, Chỉ thị về nhiệm vụ xây dựng căn cứ cách mạng Tây Nguyên... đều không hề nhắc đến hang đá Dak Tuar.
Những nhân vật lịch sử được nhắc đến trong hồ sơ xét duyệt di tích lịch sử như ông Huỳnh Văn Cần (nguyên bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk), Hoàng Lê (nguyên chánh văn phòng Tỉnh ủy), Lê Hữu Kiểng (nguyên tỉnh đội trưởng) đều khẳng định chưa hề một ngày ở trong hang Dak Tuar. Có người còn nói không biết hang đá đó ở đâu. Ông Hoàng Lê nói: "Trong kháng chiến chống Mỹ, cơ quan chỉ huy có đóng tại buôn Tuar, chứ không ở trong hang đá. Nếu công nhận di tích lịch sử thì phải công nhận buôn Tuar chứ không phải hang đá nào đó".
Ông Huỳnh Văn Cần, nay là cán bộ hưu trí, cho rằng: "Để công nhận một địa danh là di tích lịch sử, trước hết phải khảo sát, tập hợp tài liệu, gồm văn bản, hiện vật, lời kể của những nhân chứng sống... Tất cả được lập thành hồ sơ và được đưa ra hội thảo để xem xét độ chính xác của tài liệu, giá trị tầm vóc của di tích, sau đó mới có thể kết luận và đề nghị công nhận. Thế nhưng bảo tàng Đăk Lăk đã không hề đưa ra được bất cứ hiện vật, tài liệu, văn bản, nhân chứng nào chứng minh cho bản lý lịch hang đá Dak Tuar". Ông Cẩn khẳng định những chi tiết trong lý lịch Dak Tuar như: “Từ một hang đá hoang vu nơi chốn rừng thiêng nước độc đã trở thành ngôi nhà thiên nhiên kín đáo vững chắc, tỉnh ủy cùng các cơ quan ban ngành đã đóng chốt cùng với toàn dân Dak Tuar mà hầu hết là người dân tộc M’nông để tổ chức cuộc kháng chiến...” là không có thực.
Các vị lão thành cho biết đã nhiều lần đề nghị Tỉnh ủy Đăk Lăk xác minh vấn đề này, và UBND tỉnh cũng đã yêu cầu Sở VH-TT tỉnh giải trình. Nhưng đã hai tháng qua, chuyện thật giả của “di tích lịch sử cách mạng Dak Tuar” vẫn chưa được các cơ quan chức năng tỉnh làm rõ.
Du lịch, GO!- Theo VnExpress, internet
ĐGD: Thật giả vẫn chưa ngã ngũ nhưng về phương diện cảnh vật thiên nhiên thì hang đá Đắk Tur vẫn là một chốn hoang sơ, đẹp...
Khu di tích nằm ở địa bàn xã Cư Pui, cách trung tâm xã khoảng 6km, cạnh dòng thác Đăk Tur.
Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, Hang đá Dak Tuar là nơi đóng quân của Tỉnh ủy Đắk Lắk và các đơn vị bộ đội chủ lực của tỉnh.
Địa hình khu vực xung quanh hang rất hiểm trở, hang rất rộng gồm nhiều tầng, nhiều lớp có thể đủ chỗ ở cho cả sư đoàn quân chủ lực. Mỹ, Ngụy đã nhiều lần dùng máy bay ném bom, tổ chức nhiều cuộc càn quét hòng tiêu diệt khu căn cứ đầu não này nhưng đều thất bại thảm hại.
Tháng 5/1965, tại hang đá này, Tỉnh ủy đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc H9 vùng dậy phá ách kìm kẹp của địch, giải phóng một vùng đất rộng lớn về phía đông của tỉnh, vùng đất này nay thuộc huyện Krông Bông. Từ vùng căn cứ cách mạng này, Tỉnh ủy tiếp tục lãnh đạo quân và dân trong tỉnh kháng chiến, giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 10-3-1975, mở màn cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Hiện nay đường vào di tích lịch sử này đã được đầu tư nhiều để tạo điều kiện cho du khách đến tham quan cũng như các hoạt động về nguồn của tuổi trẻ và quân, dân Đắk Lắk.
Tuy nhiên...
Hang Dak Tuar - di tích lịch sử giả tạo ở Đăk Lăk
Những nhân vật lịch sử được nhắc đến trong hồ sơ xét duyệt đang yêu cầu Tỉnh ủy, UBND Đăk Lăk kiểm tra lại tính chính xác của các tài liệu về di tích lịch sử Dak Tuar. Họ khẳng định hang đá này chưa bao giờ là căn cứ kháng chiến như bản lý lịch di tích được Bộ VH-TT công nhận năm 1991.
Theo bản lý lịch di tích lịch sử cách mạng hang đá buôn Dak Tuar năm 1990 của Bảo tàng tỉnh thì năm 1961, trong một trận càn quét của quân Mỹ và lính chế độ Sài Gòn cũ, toàn bộ dân buôn Tuar (nay thuộc xã Cư Pui, huyện Krông Bông) chạy tránh nạn trên núi Chư Yang Sin. Tại đây, 2 người làng phát hiện một hang đá vừa rộng, vừa dài, gần nguồn nước, có nhiều ngóc ngách thuận tiện cho việc trú quân, ăn ở lâu dài. Sau đó, tỉnh ủy Đăk Lăk đã chọn hang này làm căn cứ. Một số cán bộ lúc đó như ông Huỳnh Văn Cần, Mười Nguyên, Lê Chí Quyết, A Ma Thưng, Nam Vinh, Yblốc Êban, Lê Hữu Kiểng… đã ở đây chỉ huy cuộc kháng chiến.
Bản lý lịch có đoạn: “Gộp Chăng (tức hang đá Dak Tuar) không chỉ là đường dây chuyển liên lạc thông tin tiếp tế từ miền Bắc hậu phương lớn vào miền Trung và các tỉnh miền Nam… mà còn là trung tâm chỉ đạo cách mạng trong toàn tỉnh. Hang đá Dak Tuar mãi mãi đi vào lịch sử…”.
Căn cứ vào hồ sơ này, kèm với ý kiến của Sở VH-TT và tờ trình của UBND tỉnh Đăk Lăk, ngày 3/8/1991 Bộ VH-TT ký quyết định công nhận hang Dak Tuar là di tích lịch sử.
Thế nhưng trong danh mục 8 tài liệu tham khảo của Bảo tàng Đăk Lăk nêu ra, kể cả tài liệu tin cậy nhất là các quyển Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk, Vấn đề xây dựng căn cứ miền núi từ năm 1954-1970, Chỉ thị về nhiệm vụ xây dựng căn cứ cách mạng Tây Nguyên... đều không hề nhắc đến hang đá Dak Tuar.
Những nhân vật lịch sử được nhắc đến trong hồ sơ xét duyệt di tích lịch sử như ông Huỳnh Văn Cần (nguyên bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk), Hoàng Lê (nguyên chánh văn phòng Tỉnh ủy), Lê Hữu Kiểng (nguyên tỉnh đội trưởng) đều khẳng định chưa hề một ngày ở trong hang Dak Tuar. Có người còn nói không biết hang đá đó ở đâu. Ông Hoàng Lê nói: "Trong kháng chiến chống Mỹ, cơ quan chỉ huy có đóng tại buôn Tuar, chứ không ở trong hang đá. Nếu công nhận di tích lịch sử thì phải công nhận buôn Tuar chứ không phải hang đá nào đó".
Ông Huỳnh Văn Cần, nay là cán bộ hưu trí, cho rằng: "Để công nhận một địa danh là di tích lịch sử, trước hết phải khảo sát, tập hợp tài liệu, gồm văn bản, hiện vật, lời kể của những nhân chứng sống... Tất cả được lập thành hồ sơ và được đưa ra hội thảo để xem xét độ chính xác của tài liệu, giá trị tầm vóc của di tích, sau đó mới có thể kết luận và đề nghị công nhận. Thế nhưng bảo tàng Đăk Lăk đã không hề đưa ra được bất cứ hiện vật, tài liệu, văn bản, nhân chứng nào chứng minh cho bản lý lịch hang đá Dak Tuar". Ông Cẩn khẳng định những chi tiết trong lý lịch Dak Tuar như: “Từ một hang đá hoang vu nơi chốn rừng thiêng nước độc đã trở thành ngôi nhà thiên nhiên kín đáo vững chắc, tỉnh ủy cùng các cơ quan ban ngành đã đóng chốt cùng với toàn dân Dak Tuar mà hầu hết là người dân tộc M’nông để tổ chức cuộc kháng chiến...” là không có thực.
Các vị lão thành cho biết đã nhiều lần đề nghị Tỉnh ủy Đăk Lăk xác minh vấn đề này, và UBND tỉnh cũng đã yêu cầu Sở VH-TT tỉnh giải trình. Nhưng đã hai tháng qua, chuyện thật giả của “di tích lịch sử cách mạng Dak Tuar” vẫn chưa được các cơ quan chức năng tỉnh làm rõ.
Du lịch, GO!- Theo VnExpress, internet
ĐGD: Thật giả vẫn chưa ngã ngũ nhưng về phương diện cảnh vật thiên nhiên thì hang đá Đắk Tur vẫn là một chốn hoang sơ, đẹp...
0 comments:
Post a Comment