Bình Thuận có nhiều loại hải sản ngon, hiếm có thu hút khách du lịch. Trong đó, 4 đại diện của vùng này được liệt vào danh sách những đặc sản Việt Nam là: nước mắm, ốc hương, sò điệp và mực một nắng.
Nước mắm
Nước mắm Phan Thiết có hương vị thơm ngon với độ đạm cao và là món nước chấm không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt Nam. Những thương hiệu nước mắm như Mũi Né, Liên Hương, Con Cá Vàng.. ngày càng tạo được tín nhiệm cho người tiêu dùng.
Nước mắm Phan Thiết có màu vàng nhạt, hương vị đậm đà, hậu vị ngòn ngọt của chất đạm. Độ ngon của nó không chỉ nước tiếng "Tam kỳ lục tỉnh" mà vang danh toàn cõi Ðông Dương, sang tận trời Tây...
... với sự kiện nước mắm Phan Thiết được Công ty Liên Thành mang nhãn hiệu Con Voi tham gia cuộc đấu xảo quốc tế tại Marseille (Pháp) vào năm 1922. Kể từ đó, nước mắm Phan Thiết đã vượt Ðại Tây Dương, có mặt ở nhiều nước châu Âu.
Ốc hương
Tại Bình Thuận, ốc hương rải đều khắp từ biển Tuy Phong đến biển Hàm Tân. Cũng giống như ở các vùng khác, ốc hương Bình Thuận vỏ màu vàng điểm các chấm nâu với kích thước khoảng 60g, khi nấu chín có mùi rất thơm.
Người Bình Thuận luộc ốc theo cách riêng của mình. Ốc được luộc bằng nước lạnh, khi sôi bùng lên thì giữ như thế trong vòng 1 phút rồi vớt ra và nhúng ngay vào nước lạnh để thịt ốc đủ mềm và săn lại. Thịt ốc được chấm với muối ớt hoặc mắm gừng, ăn luôn hoặc thái nhỏ để trộn nộm. Có khi cối thịt ốc hương còn được tẩm bột chiên giòn. Các nhà hàng sang trọng cầu kỳ moi cồi ốc, tẩm gia vị và rán chín, xong rồi cho vô lại vỏ ốc, món ăn này chỉ một đĩa nhỏ chừng mươi con mà giá đến 15 USD nhưng vẫn đông khách gọi ăn.
Mùa ốc hương giao phối và đến khi đẻ con là từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch và trong thời gian này ngư dân có tập quán là không đi rập ốc hương và nếu trong tháng ấy có ốc hương bán thì không mấy ai mua ăn, nhờ vậy mà ốc hương không bị tận bắt.
Sò điệp
Hòn Rơm và Rạng của tỉnh Bình Thuận mệnh danh là "quê hương" của sò điệp. Muốn ăn món này người ta thường phải thuê thợ lặn, lặn sâu xuống đáy biển để bắt sò lên.
Sò điệp cũng gồm hai mảnh vỏ úp lại nhưng nó có dạng hình rẻ quạt. Khi lấy dao cậy, tách vỏ sò ra sẽ thấy bên trong gồm hai cái vành dài bao tròn quanh cồi sò (hay còn gọi là thịt sò). Cồi sò là phần ngon và qúi nhất, có vị ngọt, tính mát, không độc. Thường thường người ta cậy vỏ sò ra bỏ vỏ, lọc những phần gan, mang sò ra một bên, chỉ còn lại cục cồi đem ram khô hoặc có khi xào với thơm, dưa chuột, hành tây... nhưng thông thường nhất vẫn là luộc chấm mắm me, muối tiêu hoặc muối ớt.
Tuy nhiên, muốn ngon, ngọt và đặc biệt hơn thì nên đem nướng trên bếp than. Bởi khi nướng con sò sẽ không bị ra nước như luộc mà còn giữ lại "cái chất" rất ngọt... Đôi khi người ta còn lấy vành của sò điệp chà sạch với muối cho hết nhớt rồi đem đi ram hoặc phơi khô để dành cũng ngon tuyệt. Ngoài ra, người ta còn lấy gan, mang sò để làm thức ăn gia súc. Vỏ sò dùng để lót sân, đắp đê, đấp mộ... rất thuận lợi cho xứ đầy nắng, cát và gió này. Vỏ sò dùng để làm vôi sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp.
Mực một nắng
Mực một nắng có nhiều ở những vùng biển du lịch, nhưng thực khách sành ăn cho rằng món này ngon nhất ở Phan Thiết. Tại thành phố này, đâu đâu cũng gặp món mực một nắng, từ quán ăn vỉa hè đến nhà hàng của các resort sang trọng...
Người ta tuyển chọn kỹ loại mực lá, phơi nắng một ngày. Sau đó, mực gói lại kỹ càng rồi ướp đá. Thực khách đặt cho cái tên mực một nắng để phân biệt với khô mực và mực tươi...
Miền biển có rất nhiều loại mực. Trước đây, mực Phan Thiết được đông lạnh, bán tươi hoặc làm khô. Người ta nói rằng: có lần, ngư dân khai thác mực lấy mực thảy lên mui ghe cho ráo để chế biến. Vô tình, ăn mực phơi này thấy ngon, ngọt nên mới trở thành “đặc sản”. Từ đó, mực một nắng được đưa vào bờ, xuất hiện trên mâm cơm của gia đình ngư phủ hoặc những bữa lai rai vài xị đế của anh em ngư phủ rồi vào hàng quán, nhà hàng...
Tại Phan Thiết, thực khách dễ dàng tìm mua mực một nắng tại các quầy hàng thực phẩm, đặc sản ở chợ Phan Thiết hoặc dọc tuyến đường từ trung tâm thành phố ra Mũi Né. Giá mực một nắng dao động từ khoảng 100.000 đồng/kg đến trên 200.000 đồng/kg, tùy loại và tùy theo mùa.
Du lịch, GO! - Theo báo Datviet
Nước mắm
Nước mắm Phan Thiết có hương vị thơm ngon với độ đạm cao và là món nước chấm không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt Nam. Những thương hiệu nước mắm như Mũi Né, Liên Hương, Con Cá Vàng.. ngày càng tạo được tín nhiệm cho người tiêu dùng.
Nước mắm Phan Thiết có màu vàng nhạt, hương vị đậm đà, hậu vị ngòn ngọt của chất đạm. Độ ngon của nó không chỉ nước tiếng "Tam kỳ lục tỉnh" mà vang danh toàn cõi Ðông Dương, sang tận trời Tây...
... với sự kiện nước mắm Phan Thiết được Công ty Liên Thành mang nhãn hiệu Con Voi tham gia cuộc đấu xảo quốc tế tại Marseille (Pháp) vào năm 1922. Kể từ đó, nước mắm Phan Thiết đã vượt Ðại Tây Dương, có mặt ở nhiều nước châu Âu.
Ốc hương
Tại Bình Thuận, ốc hương rải đều khắp từ biển Tuy Phong đến biển Hàm Tân. Cũng giống như ở các vùng khác, ốc hương Bình Thuận vỏ màu vàng điểm các chấm nâu với kích thước khoảng 60g, khi nấu chín có mùi rất thơm.
Người Bình Thuận luộc ốc theo cách riêng của mình. Ốc được luộc bằng nước lạnh, khi sôi bùng lên thì giữ như thế trong vòng 1 phút rồi vớt ra và nhúng ngay vào nước lạnh để thịt ốc đủ mềm và săn lại. Thịt ốc được chấm với muối ớt hoặc mắm gừng, ăn luôn hoặc thái nhỏ để trộn nộm. Có khi cối thịt ốc hương còn được tẩm bột chiên giòn. Các nhà hàng sang trọng cầu kỳ moi cồi ốc, tẩm gia vị và rán chín, xong rồi cho vô lại vỏ ốc, món ăn này chỉ một đĩa nhỏ chừng mươi con mà giá đến 15 USD nhưng vẫn đông khách gọi ăn.
Mùa ốc hương giao phối và đến khi đẻ con là từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch và trong thời gian này ngư dân có tập quán là không đi rập ốc hương và nếu trong tháng ấy có ốc hương bán thì không mấy ai mua ăn, nhờ vậy mà ốc hương không bị tận bắt.
Sò điệp
Hòn Rơm và Rạng của tỉnh Bình Thuận mệnh danh là "quê hương" của sò điệp. Muốn ăn món này người ta thường phải thuê thợ lặn, lặn sâu xuống đáy biển để bắt sò lên.
Sò điệp cũng gồm hai mảnh vỏ úp lại nhưng nó có dạng hình rẻ quạt. Khi lấy dao cậy, tách vỏ sò ra sẽ thấy bên trong gồm hai cái vành dài bao tròn quanh cồi sò (hay còn gọi là thịt sò). Cồi sò là phần ngon và qúi nhất, có vị ngọt, tính mát, không độc. Thường thường người ta cậy vỏ sò ra bỏ vỏ, lọc những phần gan, mang sò ra một bên, chỉ còn lại cục cồi đem ram khô hoặc có khi xào với thơm, dưa chuột, hành tây... nhưng thông thường nhất vẫn là luộc chấm mắm me, muối tiêu hoặc muối ớt.
Tuy nhiên, muốn ngon, ngọt và đặc biệt hơn thì nên đem nướng trên bếp than. Bởi khi nướng con sò sẽ không bị ra nước như luộc mà còn giữ lại "cái chất" rất ngọt... Đôi khi người ta còn lấy vành của sò điệp chà sạch với muối cho hết nhớt rồi đem đi ram hoặc phơi khô để dành cũng ngon tuyệt. Ngoài ra, người ta còn lấy gan, mang sò để làm thức ăn gia súc. Vỏ sò dùng để lót sân, đắp đê, đấp mộ... rất thuận lợi cho xứ đầy nắng, cát và gió này. Vỏ sò dùng để làm vôi sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp.
Mực một nắng
Mực một nắng có nhiều ở những vùng biển du lịch, nhưng thực khách sành ăn cho rằng món này ngon nhất ở Phan Thiết. Tại thành phố này, đâu đâu cũng gặp món mực một nắng, từ quán ăn vỉa hè đến nhà hàng của các resort sang trọng...
Người ta tuyển chọn kỹ loại mực lá, phơi nắng một ngày. Sau đó, mực gói lại kỹ càng rồi ướp đá. Thực khách đặt cho cái tên mực một nắng để phân biệt với khô mực và mực tươi...
Miền biển có rất nhiều loại mực. Trước đây, mực Phan Thiết được đông lạnh, bán tươi hoặc làm khô. Người ta nói rằng: có lần, ngư dân khai thác mực lấy mực thảy lên mui ghe cho ráo để chế biến. Vô tình, ăn mực phơi này thấy ngon, ngọt nên mới trở thành “đặc sản”. Từ đó, mực một nắng được đưa vào bờ, xuất hiện trên mâm cơm của gia đình ngư phủ hoặc những bữa lai rai vài xị đế của anh em ngư phủ rồi vào hàng quán, nhà hàng...
Tại Phan Thiết, thực khách dễ dàng tìm mua mực một nắng tại các quầy hàng thực phẩm, đặc sản ở chợ Phan Thiết hoặc dọc tuyến đường từ trung tâm thành phố ra Mũi Né. Giá mực một nắng dao động từ khoảng 100.000 đồng/kg đến trên 200.000 đồng/kg, tùy loại và tùy theo mùa.
Du lịch, GO! - Theo báo Datviet
0 comments:
Post a Comment