Vụ án kỳ lạ, hai kẻ "tội đồ" bị bắt không hiểu lý do vì sao, bị dư luận cả nước lên án mãnh liệt, sau đó lại được thả về một cách lặng lẽ.
Là người Việt Nam, chẳng ai là không biết về truyền thuyết nàng Tô Thị bồng con lên núi ngóng chồng rồi hóa đá. Bức tượng đá tự nhiên có hình dáng giống người mẹ bồng con đi vào cổ tích ca dao, trở thành biểu trưng cho tấm lòng chung thủy son sắt của người phụ nữ Việt Nam, thành một biểu tượng của văn hóa dân tộc… Ấy vậy mà 21 năm trước đây, bức tượng bỗng đổ sụp vì người ta cho rằng có 2 kẻ “tội đồ” nhẫn tâm đánh sập bức tượng mang … nung vôi!
Trước thông tin này, cả triệu người xôn xao căm phẫn, muốn tìm ra thủ phạm. Ba ngày sau, công an đã bắt được hai kẻ “tội đồ”. Họ bị bắt giam, bị dư luận xã hội lên án gay gắt, coi là kẻ “không còn tính người” dám cả gan phá hoại tài sản vô giá của quốc gia. Bắt rùm beng nhưng thả âm thầm, vài tháng sau khi được thả tự do, họ không hề có một giấy tờ tạm giam, tạm tha hay lời buộc tội nào.
Bất ngờ hơn nữa, một nhà khoa học đã nghiên cứu nguyên nhân và đưa ra các chứng cứ khoa học cụ thể chứng minh tượng nàng Tô Thị đổ không phải do con người tàn phá.
Những cuộc đời tan nát vì khối đá
Những người dân ở khối 7, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn vẫn nhớ như in cái hôm định mệnh nàng Tô Thị bị đổ. Đó là chiều ngày 27/07/1991.
Hôm đó, từ khoảng 3h chiều, mây đen ùn ùn kéo đến vây kín cả bầu trời như báo trước một điều gì đó sắp xảy ra. Rồi một trận mưa lớn kéo dài kèm theo sấm chớp ầm ầm trút xuống mảnh đất xứ Lạng. Trận mưa hôm đó mà theo nhiều người là “lớn chưa từng có từ trước đến nay, nước từ trên trời như trút hết xuống đất”.
Khoảng một tiếng đồng hồ sau trận mưa, vào lúc 17h30, một tiếng nổ vang trời xảy ra kèm theo bụi bay mù mịt. Tượng nàng Tô Thị linh thiêng vĩnh viễn ra đi, hóa thành tro bụi.
“Có nàng Tô Thị nó vừa nung vôi”?
Người dân sống xung quanh tượng bàng hoàng, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Vì tiếng nổ phát ra quá lớn nên nhiều người dân cho rằng, đó là tiếng mìn nổ để phá tượng nàng Tô đem đi nung vôi. Thời kỳ đó, ở khu phố này có mấy cái lò nung vôi, dân xung quanh vùng trong những ngày nông nhàn thường đi khai thác đá quanh núi Vọng Phu để bán. Tiếng dữ đồn xa, chẳng mấy chốc tin tượng nàng Tô bị người dân nổ mìn nung vôi lan truyền đi khắp cả nước.
Báo chí địa phương và trung ương ráo riết đưa tin. Dư luận cả nước xôn xao căm phẫn, muốn tìm ra thủ phạm đã cả gan nổ mìn nung vôi tượng nàng Tô. Trước sức ép của dư luận, công an vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc.
Chỉ sau 3 ngày, công an đã tìm ra đích danh “thủ phạm” gây ra vụ án tày đình trên. Đó là ông Đoàn Văn Quyết (SN 1956) và ông Hà Văn Điều (SN 1967), cả hai đều sống gần núi Vọng Phu. Công an vào tận nhà để bắt hai “tội đồ” này và dẫn giải về trại giam công an thị xã Lạng Sơn lúc bấy giờ.
Ông Đoàn Văn Quyết bị giam ở buồng số 3, còn ông Hà Văn Điều ở buồng số 2. Sau khi lấy lời khai, hai “thủ phạm” bị còng số 8, đẩy lên thùng xe phạm nhân đưa về chỗ tượng nàng Tô để dựng lại hiện trường. Đến nơi, công an mở còng số 8, đưa búa tạ, xà beng cho hai ông thực hiện động tác phá tượng để quay phim, chụp ảnh làm chứng cứ. Xong việc, công an lại tống hai ông lên xe về trại giam.
Bỗng chốc ông Điều và ông Quyết trở thành kẻ tội đồ. Dư luận trong nước dấy lên một làn sóng mạnh mẽ, phẫn nộ, đòi kết tội thật nặng kẻ phá đá, nung vôi tượng nàng Tô. Người dân trong cả nước biết đến ông Điều và ông Quyết như những người đáng khinh bỉ nhất.
Câu ca dao ngọt ngào khi xưa ca ngợi vẻ đẹp mảnh đất xứ Lạng “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị nó vừa nung vôi”. Giới văn nghệ sĩ bùi ngùi, suy ngẫm về những giá trị nhân văn bị mai một. Một nhà thơ chua chát kết tội kẻ “phá đá nung vôi”: “Vọng chi ở phía chân mây/ Người xưa hóa đá người nay hóa gì?”.
Lời trần tình đau lòng
Thế nhưng, nếu ai theo dõi kỹ lưỡng, sẽ nhận thấy vụ án này được tiến hành theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”: Bắt kẻ “tội đồ” thì rùm beng, nhưng rồi không thấy “hồi kết” được công bố như thế nào. Sự thật thì hai kẻ “tội đồ” không bị kết tội gì mà được âm thầm trả tự do ít ngày sau đó.
Ông Đoàn Văn Quyết người mà lần đầu tiên gặp ai cũng thấy vẻ hiền từ toát lên từ khuôn mặt. Đôi khi khuôn mặt ấy còn pha chút gì đó “cù lần” của một người nông dân chất phác. Ông luôn giữ giọng nói chậm rãi khi trò chuyện. Ấy thế mà khi nhắc đến vụ án năm xưa, mắt ông sáng lên vẻ gay gắt: “Hồi đó chẳng ai dám động đến tượng bà cả, nói gì đến việc dám nổ mìn nung vôi.
Chỉ có những thằng điên, thằng dở hơi mới dám đụng vào bà”. Nói về tượng đá nàng Tô Thị, ông Quyết có cách xưng hô rất thành kính, gọi là “bà”, là “tượng bà”, thể hiện rõ một thái độ kính cẩn trước đấng tượng linh thiêng nên không ai dám nghĩ, người đàn ông này đã bị bắt vì nghi vấn có hành vi “xẻ thịt tượng bà”.
Đã 20 năm trôi qua, nhưng ông Quyết vẫn nhớ như in cái ngày định mệnh dẫn đến việc ông bị “kết án” tày đình. Ông cho biết lúc tượng nàng Tô đổ xuống, ông đang ở nhà nấu cơm cho người vợ đang bị ốm, còn đứa con gái đầu lòng mới được 5 tuổi. Ông nhớ lại, khi đó mình đang ngồi nhặt rau trong bếp thì một tiếng nổ vang trời xảy ra.
Cũng như những người dân xung quanh khác, ông không hiểu đấy là tiếng nổ gì, chạy ra ngoài sân xem. Tới nơi, ông thấy mọi người xì xào bàn tán rằng tượng nàng Tô đã bị đổ. “Khi ấy tôi cảm thấy xót xa vì một di tích đẹp của đất nước vĩnh viễn bị mất đi”, ông nhớ lại.
3 ngày sau khi tượng đổ, ông chết sững người ngạc nhiên khi thấy công an đến tận nhà, còng tay mình dẫn về đồn công an giam giữ. “Khi ấy vợ tôi đang bị ốm nặng, đưa con gái tôi mới được 5 tuổi, tôi xin công an đợi tôi sắp xếp chuyện nhà cửa xong xuôi rồi bắt gì thì bắt sau, nhưng công an không nghe. Họ xồng xộc vào nhà rồi bắt tôi đi”, ông Quyết nhớ lại.
Ông bị tống vào nhà giam, rồi bị kết tội đã phá tượng nàng Tô. “Tôi tưởng sau khi bị bắt đến đồn công an, tôi sẽ có cơ hội thanh minh rằng tôi không phá tượng bà, nhưng tôi không có cơ hội đó, họ tống giam tôi, mặc những lời kêu oan vô vọng”, vẫn lời ông thuật lại.
Theo ông Quyết, khi ấy đời sống nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn. Ở dưới Bến Bắc, cách núi Vọng Phu khoảng 1km có mấy lò nung vôi. Những khi nông nhàn, ông cũng như những người dân khác thường hay đi xung quanh núi nhặt đá, đem đến các lò vôi bán lấy chút tiền để cuộc sống đỡ kham khổ. “Không rõ nguồn tin nói từ đâu rằng tôi dám giật mìn phá tượng mà họ đến bắt tôi. Sự thật là cũng như những người khác, tôi chỉ tìm đá loanh quanh phía dưới núi thôi, ai dám động vào bà. Khi thấy chỗ này cũng không có biển báo cấm khai thác đá cả”, ông Quyết nói.
Sự thật thì cuối cùng cũng là sự thật. Ít ngày sau khi “thủ phạm” bị bắt, nhiều người dân quanh vùng xì xầm thông tin cho rằng tiếng nổ đó không phải tiếng mìn. Những người trực tiếp chứng kiến tượng Tô Thị bị đổ quả quyết: Tượng đứng cheo leo trên một mỏm đá nhô ra vách núi nên khi bị đổ xuống va vào một tảng đá phía dưới và phát ra tiếng nổ lớn nghe giống như tiếng mìn nổ.
Những thông tin này đến tai một nhà khoa học tại Hà Nội và vị thạc sĩ địa lý này đã lên tận nơi nhiều ngày nghiên cứu để rồi đưa ra một kết luận chấn động: Không có ai giật mìn phá tượng nàng Tô. Rời nhà giam, hai kẻ tội đồ lặng lẽ trở về, ngày ngày ngồi dưới chân núi tự mình minh oan với từng người qua đường.
Còn tiếp:
- 20 năm chầu chực dưới chân nàng Tô để tự kêu oan (Kỳ 2)
- Nàng Tô Thị mới (Kỳ 3)
Du lịch, GO! - Theo Pháp luật và thời đại, ảnh sưu tầm
Những Núi Vọng Phu Tại Việt Nam
Là người Việt Nam, chẳng ai là không biết về truyền thuyết nàng Tô Thị bồng con lên núi ngóng chồng rồi hóa đá. Bức tượng đá tự nhiên có hình dáng giống người mẹ bồng con đi vào cổ tích ca dao, trở thành biểu trưng cho tấm lòng chung thủy son sắt của người phụ nữ Việt Nam, thành một biểu tượng của văn hóa dân tộc… Ấy vậy mà 21 năm trước đây, bức tượng bỗng đổ sụp vì người ta cho rằng có 2 kẻ “tội đồ” nhẫn tâm đánh sập bức tượng mang … nung vôi!
Trước thông tin này, cả triệu người xôn xao căm phẫn, muốn tìm ra thủ phạm. Ba ngày sau, công an đã bắt được hai kẻ “tội đồ”. Họ bị bắt giam, bị dư luận xã hội lên án gay gắt, coi là kẻ “không còn tính người” dám cả gan phá hoại tài sản vô giá của quốc gia. Bắt rùm beng nhưng thả âm thầm, vài tháng sau khi được thả tự do, họ không hề có một giấy tờ tạm giam, tạm tha hay lời buộc tội nào.
Bất ngờ hơn nữa, một nhà khoa học đã nghiên cứu nguyên nhân và đưa ra các chứng cứ khoa học cụ thể chứng minh tượng nàng Tô Thị đổ không phải do con người tàn phá.
Những cuộc đời tan nát vì khối đá
Những người dân ở khối 7, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn vẫn nhớ như in cái hôm định mệnh nàng Tô Thị bị đổ. Đó là chiều ngày 27/07/1991.
Hôm đó, từ khoảng 3h chiều, mây đen ùn ùn kéo đến vây kín cả bầu trời như báo trước một điều gì đó sắp xảy ra. Rồi một trận mưa lớn kéo dài kèm theo sấm chớp ầm ầm trút xuống mảnh đất xứ Lạng. Trận mưa hôm đó mà theo nhiều người là “lớn chưa từng có từ trước đến nay, nước từ trên trời như trút hết xuống đất”.
Khoảng một tiếng đồng hồ sau trận mưa, vào lúc 17h30, một tiếng nổ vang trời xảy ra kèm theo bụi bay mù mịt. Tượng nàng Tô Thị linh thiêng vĩnh viễn ra đi, hóa thành tro bụi.
“Có nàng Tô Thị nó vừa nung vôi”?
Người dân sống xung quanh tượng bàng hoàng, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Vì tiếng nổ phát ra quá lớn nên nhiều người dân cho rằng, đó là tiếng mìn nổ để phá tượng nàng Tô đem đi nung vôi. Thời kỳ đó, ở khu phố này có mấy cái lò nung vôi, dân xung quanh vùng trong những ngày nông nhàn thường đi khai thác đá quanh núi Vọng Phu để bán. Tiếng dữ đồn xa, chẳng mấy chốc tin tượng nàng Tô bị người dân nổ mìn nung vôi lan truyền đi khắp cả nước.
Báo chí địa phương và trung ương ráo riết đưa tin. Dư luận cả nước xôn xao căm phẫn, muốn tìm ra thủ phạm đã cả gan nổ mìn nung vôi tượng nàng Tô. Trước sức ép của dư luận, công an vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc.
Chỉ sau 3 ngày, công an đã tìm ra đích danh “thủ phạm” gây ra vụ án tày đình trên. Đó là ông Đoàn Văn Quyết (SN 1956) và ông Hà Văn Điều (SN 1967), cả hai đều sống gần núi Vọng Phu. Công an vào tận nhà để bắt hai “tội đồ” này và dẫn giải về trại giam công an thị xã Lạng Sơn lúc bấy giờ.
Ông Đoàn Văn Quyết bị giam ở buồng số 3, còn ông Hà Văn Điều ở buồng số 2. Sau khi lấy lời khai, hai “thủ phạm” bị còng số 8, đẩy lên thùng xe phạm nhân đưa về chỗ tượng nàng Tô để dựng lại hiện trường. Đến nơi, công an mở còng số 8, đưa búa tạ, xà beng cho hai ông thực hiện động tác phá tượng để quay phim, chụp ảnh làm chứng cứ. Xong việc, công an lại tống hai ông lên xe về trại giam.
Bỗng chốc ông Điều và ông Quyết trở thành kẻ tội đồ. Dư luận trong nước dấy lên một làn sóng mạnh mẽ, phẫn nộ, đòi kết tội thật nặng kẻ phá đá, nung vôi tượng nàng Tô. Người dân trong cả nước biết đến ông Điều và ông Quyết như những người đáng khinh bỉ nhất.
Câu ca dao ngọt ngào khi xưa ca ngợi vẻ đẹp mảnh đất xứ Lạng “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị nó vừa nung vôi”. Giới văn nghệ sĩ bùi ngùi, suy ngẫm về những giá trị nhân văn bị mai một. Một nhà thơ chua chát kết tội kẻ “phá đá nung vôi”: “Vọng chi ở phía chân mây/ Người xưa hóa đá người nay hóa gì?”.
Lời trần tình đau lòng
Thế nhưng, nếu ai theo dõi kỹ lưỡng, sẽ nhận thấy vụ án này được tiến hành theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”: Bắt kẻ “tội đồ” thì rùm beng, nhưng rồi không thấy “hồi kết” được công bố như thế nào. Sự thật thì hai kẻ “tội đồ” không bị kết tội gì mà được âm thầm trả tự do ít ngày sau đó.
Ông Đoàn Văn Quyết người mà lần đầu tiên gặp ai cũng thấy vẻ hiền từ toát lên từ khuôn mặt. Đôi khi khuôn mặt ấy còn pha chút gì đó “cù lần” của một người nông dân chất phác. Ông luôn giữ giọng nói chậm rãi khi trò chuyện. Ấy thế mà khi nhắc đến vụ án năm xưa, mắt ông sáng lên vẻ gay gắt: “Hồi đó chẳng ai dám động đến tượng bà cả, nói gì đến việc dám nổ mìn nung vôi.
Chỉ có những thằng điên, thằng dở hơi mới dám đụng vào bà”. Nói về tượng đá nàng Tô Thị, ông Quyết có cách xưng hô rất thành kính, gọi là “bà”, là “tượng bà”, thể hiện rõ một thái độ kính cẩn trước đấng tượng linh thiêng nên không ai dám nghĩ, người đàn ông này đã bị bắt vì nghi vấn có hành vi “xẻ thịt tượng bà”.
Đã 20 năm trôi qua, nhưng ông Quyết vẫn nhớ như in cái ngày định mệnh dẫn đến việc ông bị “kết án” tày đình. Ông cho biết lúc tượng nàng Tô đổ xuống, ông đang ở nhà nấu cơm cho người vợ đang bị ốm, còn đứa con gái đầu lòng mới được 5 tuổi. Ông nhớ lại, khi đó mình đang ngồi nhặt rau trong bếp thì một tiếng nổ vang trời xảy ra.
Cũng như những người dân xung quanh khác, ông không hiểu đấy là tiếng nổ gì, chạy ra ngoài sân xem. Tới nơi, ông thấy mọi người xì xào bàn tán rằng tượng nàng Tô đã bị đổ. “Khi ấy tôi cảm thấy xót xa vì một di tích đẹp của đất nước vĩnh viễn bị mất đi”, ông nhớ lại.
3 ngày sau khi tượng đổ, ông chết sững người ngạc nhiên khi thấy công an đến tận nhà, còng tay mình dẫn về đồn công an giam giữ. “Khi ấy vợ tôi đang bị ốm nặng, đưa con gái tôi mới được 5 tuổi, tôi xin công an đợi tôi sắp xếp chuyện nhà cửa xong xuôi rồi bắt gì thì bắt sau, nhưng công an không nghe. Họ xồng xộc vào nhà rồi bắt tôi đi”, ông Quyết nhớ lại.
Ông bị tống vào nhà giam, rồi bị kết tội đã phá tượng nàng Tô. “Tôi tưởng sau khi bị bắt đến đồn công an, tôi sẽ có cơ hội thanh minh rằng tôi không phá tượng bà, nhưng tôi không có cơ hội đó, họ tống giam tôi, mặc những lời kêu oan vô vọng”, vẫn lời ông thuật lại.
Theo ông Quyết, khi ấy đời sống nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn. Ở dưới Bến Bắc, cách núi Vọng Phu khoảng 1km có mấy lò nung vôi. Những khi nông nhàn, ông cũng như những người dân khác thường hay đi xung quanh núi nhặt đá, đem đến các lò vôi bán lấy chút tiền để cuộc sống đỡ kham khổ. “Không rõ nguồn tin nói từ đâu rằng tôi dám giật mìn phá tượng mà họ đến bắt tôi. Sự thật là cũng như những người khác, tôi chỉ tìm đá loanh quanh phía dưới núi thôi, ai dám động vào bà. Khi thấy chỗ này cũng không có biển báo cấm khai thác đá cả”, ông Quyết nói.
Sự thật thì cuối cùng cũng là sự thật. Ít ngày sau khi “thủ phạm” bị bắt, nhiều người dân quanh vùng xì xầm thông tin cho rằng tiếng nổ đó không phải tiếng mìn. Những người trực tiếp chứng kiến tượng Tô Thị bị đổ quả quyết: Tượng đứng cheo leo trên một mỏm đá nhô ra vách núi nên khi bị đổ xuống va vào một tảng đá phía dưới và phát ra tiếng nổ lớn nghe giống như tiếng mìn nổ.
Những thông tin này đến tai một nhà khoa học tại Hà Nội và vị thạc sĩ địa lý này đã lên tận nơi nhiều ngày nghiên cứu để rồi đưa ra một kết luận chấn động: Không có ai giật mìn phá tượng nàng Tô. Rời nhà giam, hai kẻ tội đồ lặng lẽ trở về, ngày ngày ngồi dưới chân núi tự mình minh oan với từng người qua đường.
Còn tiếp:
- 20 năm chầu chực dưới chân nàng Tô để tự kêu oan (Kỳ 2)
- Nàng Tô Thị mới (Kỳ 3)
Du lịch, GO! - Theo Pháp luật và thời đại, ảnh sưu tầm
Những Núi Vọng Phu Tại Việt Nam
0 comments:
Post a Comment