Ẩm thực đường phố hay ẩm thực vỉa hè là nét văn hoá rất riêng với sự độc đáo khó nơi nào có được.
Ở Sài Gòn người ta có cái thú đi ăn, họ có thể ăn sáng, trưa, chiều, tối, khuya… Bất cứ giờ nào trên vỉa hè cũng có nhiều nơi bán những món ăn mà họ ưng bụng.
Với sự phát triển của thành phố, ẩm thực vỉa hè đã được nâng tầm. Ngoài cái vỉa hè xưa quen thuộc, nhiều món ăn bình dân đã được đưa vào mặt tiền của những trung tâm thương mại sang trọng, những quán cặp sát đường với không gian kính trong suốt nhìn ra đường phố. Cho dù ở vị trí nào thì cái thú được ngồi trên vỉa hè ăn ngon, ngắm nhìn nhịp sống rộn ràng luôn lôi cuốn mọi người dù quen hay lạ.
Do nhu cầu của thị dân, nhiều món ăn sáng vỉa hè đặc trưng của Sài Gòn đã vượt qua khỏi ranh giới thời gian để phục vụ suốt ngày cho đến khuya. Kể làm sao xiết, từ bánh mì, cơm tấm, phở... và còn rất nhiều món nóng bán cả ngày đến khuya như bún bò Huế, mì Quảng, hủ tíu dê, bánh canh, bò kho, bánh bèo, bún chả, bánh cuốn… Tất cả tạo nên bức tranh sinh động cho ẩm thực đường phố Sài Gòn luôn độc đáo, thú vị.
Xôi ba miền vỉa hè
Buổi sáng Sài Gòn, những gánh xôi, xe bánh mì, hàng cơm tấm, bánh cuốn, hủ tíu… bình dân khoảng 5 giờ đã bắt đầu dọn hàng. Từ 6 giờ trở đi gánh xôi đã nắm sẵn từng gói với giá năm ngàn, bảy ngàn, mười ngàn… chờ khách mua.
Nếu ẩm thực đường phố Sài Gòn tự hào là nơi khai sinh ra bánh mì thịt, thì cũng phải cám ơn xôi từ khắp ba miền đất nước đã đem lại sự phong phú đa dạng cho ăn sáng vỉa hè. Từ Bắc với xôi xéo, xôi gấc, xôi khúc, xôi bắp; đến miền Trung như xôi thịt hon, xôi đường và xôi phương Nam đậm đà hương nếp than, đậu xanh, đậu đen, xôi mặn…
Nhưng có lẽ món xôi bắp không nơi đâu ngon hơn của bà Kiệm, người miền Bắc di cư, bán hơn 60 năm qua tại góc ngã tư Lê Thánh Tôn - Pasteur, quận 1. Bên đôi quang gánh là vài chiếc ghế con, khách có thể ngồi ngay trên vỉa hè thưởng thức dĩa xôi bắp ngọt ngào, hương vị nếp căng mẩy, hạt bắp nở bung, đậu xanh vàng bùi, hành phi thơm nức… Xôi của bà là một sự hoà quyện tinh tế thật tuyệt giữa cái vị thuở xưa của bà với “hương phố” Sài Gòn.
Bánh mì trong nhà ngoài ngõ
Những xe bánh mì có mặt khắp nơi trên đường phố. Tuy học làm từ người Pháp nhưng bánh mì Sài Gòn có “thương hiệu” riêng, khác bánh mì Pháp nhờ vị tươi mới, không đặc ruột quá mà cũng không bọng quá, vỏ bánh giòn, nhai rau ráu vừa đã miệng vừa thơm mùi bột mì nướng.
Một ổ bánh mì thịt bình dân giá khiêm tốn khoảng mươi, mười lăm ngàn nhưng mỗi ổ là một hương vị mới lạ đầy lôi cuốn bởi nó “chuyên chở” các thứ nhân khác nhau như thịt, patê, chả lụa, jambon, xíu mại, trứng, cá mòi… kèm với dưa leo, củ cải trắng, củ cải đỏ làm chua, hành ngò, lát ớt cay nồng…
Và, mỗi xe bánh mì đều có một bí quyết riêng. Người khá giả hơn thì chọn bánh mì Hoà Mã, Hà Nội, Như Lan, Lan Huệ… Ngồi vỉa hè ăn ổ bánh mì thơm nóng, uống càphê sáng, trưa chiều bất kể, ngắm dòng người qua lại cũng là một thói quen của người Sài Gòn.
Với dân văn phòng, doanh nhân thích ăn sáng bánh mì cũng có nơi dọn riêng: trứng ốp la, patê, chả, thịt… trong một dĩa. Ở đó là những quán càphê có không gian mở nhìn ra phố như Highlands, A&B tower, Windown hay những căn phòng máy lạnh yên tĩnh như Coffee Bean, bánh mì Bready. Ở đó, họ có thể mở laptop lướt web, xem báo, gặp bạn bè hoặc chỉ để thư giãn...
Cơm tấm bình dân và cao cấp
Trong những món ăn sáng rẻ tiền, ngon và chắc bụng thì dĩa cơm tấm là số một. Ở bất cứ ngã tư đường hoặc con hẻm nhỏ nào của Sài Gòn, dường như đều thấy hàng cơm tấm bình dân không tên trên vỉa hè; dễ nhận diện là hương khói thịt nướng đưa mùi bay xa. Bộ ba cơm tấm – bì – chả làm cơ bản và hợp rơ nhau đến lạ lùng. Có thể kêu thêm miếng sườn nướng bằng bàn tay ăn cho… đã đời.
Hiện, cơm tấm bình dân giá khoảng mười mấy đến hai mươi mấy ngàn. Nhưng cơm tấm máy lạnh có thương hiệu như Thuận Kiều, Kiều Giang, Mộc, Cali… thì miếng chả hấp đơn sơ phải có thêm tôm cua, bì thì thịt nhiều hơn da heo. Ngoài ra, còn những món kèm theo nào gà nướng, tôm kho tàu, thịt kho tàu, lạp xưởng tươi...
Món nóng đường phố
Có lắm món nóng như phở, bún bò, hủ tíu, mì... trong đó, phở luôn là món chiếm vị trí đầu bảng. Gánh phở bình dân mà người ta còn nhớ đã được ông Kỉnh từ làng Vân Đình (Hà Đông) mang vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 1942. Ông bán gánh phở Bắc trên đường Lagrandière (nay là Lý Tự Trọng). Sau ông Kỉnh truyền nghề cho ông Minh và gánh phở chuyển về đường Pasteur bán suốt 70 năm qua tại quận 1. Cùng dòng phở Bắc trước năm 1975 còn có phở Quyền gần ngã tư Phú Nhuận, phở Bà Dậu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phở Tàu Bay ở Lý Thái Tổ…
Rồi sau năm 1975, nhiều người Bắc vào miền Nam sinh sống, vậy là dân Sài Gòn có thêm gu phở Bắc… mới như phở Lý Quốc Sư trên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, phở Hoàng Tùng trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, phở Phú Gia trên đường Lý Chính Thắng, quận 3… Rồi tiếp đến những nhóm “phở mới”, mở đầu là phở 2000, sau đó phở 24 và gần nhất là thương hiệu phở Hùng, phở 99 – dòng phở do người Việt từ nước ngoài trở về tham gia thị trường.
Bên cạnh phở nóng có hủ tíu Nam Vang Liến Húa, Hồng Phát trên đường Võ Văn Tần, quận 3, Ty Lum đường Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5, Kim Tháp đường Bà Hạt, quận 10. Ở đó, nhiều người thích ăn cọng hủ tíu nhỏ, mỏng dai và hơi trong, nước lèo có thêm tỏi băm phi vàng, thơm đậm.
Vào khu Chợ Lớn thì những tiệm hủ tíu mì có ở khắp nơi. Giá bình dân thì hai đến ba mươi ngàn, cao hơn cũng tầm bốn, năm mươi ngàn một tô. Nào là hủ tíu mì xá xíu, bò kho, thập cẩm… kèm với bánh bao, há cảo. Có nơi với cả chục loại bánh bao, xíu mại cua, há cảo tôm, bánh xếp sò điệp… đựng trong xửng luôn bốc khói; nghe đủ các hương vị. Sang thì nhà hàng khách sạn năm sao như Reverside, Intercontinental, Sheraton…
Kể làm sao xiết, còn rất nhiều món nóng bán cả ngày đến khuya như bún bò Huế, mì Quảng, hủ tíu dê, bánh canh, bò kho, bánh bèo, bún chả, bánh cuốn… Tất cả tạo nên bức tranh sinh động cho ẩm thực đường phố Sài Gòn luôn độc đáo, thú vị.
Du lịch, GO! - Theo Quang Tâm (SGTT), internet
Ở Sài Gòn người ta có cái thú đi ăn, họ có thể ăn sáng, trưa, chiều, tối, khuya… Bất cứ giờ nào trên vỉa hè cũng có nhiều nơi bán những món ăn mà họ ưng bụng.
Với sự phát triển của thành phố, ẩm thực vỉa hè đã được nâng tầm. Ngoài cái vỉa hè xưa quen thuộc, nhiều món ăn bình dân đã được đưa vào mặt tiền của những trung tâm thương mại sang trọng, những quán cặp sát đường với không gian kính trong suốt nhìn ra đường phố. Cho dù ở vị trí nào thì cái thú được ngồi trên vỉa hè ăn ngon, ngắm nhìn nhịp sống rộn ràng luôn lôi cuốn mọi người dù quen hay lạ.
Do nhu cầu của thị dân, nhiều món ăn sáng vỉa hè đặc trưng của Sài Gòn đã vượt qua khỏi ranh giới thời gian để phục vụ suốt ngày cho đến khuya. Kể làm sao xiết, từ bánh mì, cơm tấm, phở... và còn rất nhiều món nóng bán cả ngày đến khuya như bún bò Huế, mì Quảng, hủ tíu dê, bánh canh, bò kho, bánh bèo, bún chả, bánh cuốn… Tất cả tạo nên bức tranh sinh động cho ẩm thực đường phố Sài Gòn luôn độc đáo, thú vị.
Xôi ba miền vỉa hè
Buổi sáng Sài Gòn, những gánh xôi, xe bánh mì, hàng cơm tấm, bánh cuốn, hủ tíu… bình dân khoảng 5 giờ đã bắt đầu dọn hàng. Từ 6 giờ trở đi gánh xôi đã nắm sẵn từng gói với giá năm ngàn, bảy ngàn, mười ngàn… chờ khách mua.
Nếu ẩm thực đường phố Sài Gòn tự hào là nơi khai sinh ra bánh mì thịt, thì cũng phải cám ơn xôi từ khắp ba miền đất nước đã đem lại sự phong phú đa dạng cho ăn sáng vỉa hè. Từ Bắc với xôi xéo, xôi gấc, xôi khúc, xôi bắp; đến miền Trung như xôi thịt hon, xôi đường và xôi phương Nam đậm đà hương nếp than, đậu xanh, đậu đen, xôi mặn…
Nhưng có lẽ món xôi bắp không nơi đâu ngon hơn của bà Kiệm, người miền Bắc di cư, bán hơn 60 năm qua tại góc ngã tư Lê Thánh Tôn - Pasteur, quận 1. Bên đôi quang gánh là vài chiếc ghế con, khách có thể ngồi ngay trên vỉa hè thưởng thức dĩa xôi bắp ngọt ngào, hương vị nếp căng mẩy, hạt bắp nở bung, đậu xanh vàng bùi, hành phi thơm nức… Xôi của bà là một sự hoà quyện tinh tế thật tuyệt giữa cái vị thuở xưa của bà với “hương phố” Sài Gòn.
Bánh mì trong nhà ngoài ngõ
Những xe bánh mì có mặt khắp nơi trên đường phố. Tuy học làm từ người Pháp nhưng bánh mì Sài Gòn có “thương hiệu” riêng, khác bánh mì Pháp nhờ vị tươi mới, không đặc ruột quá mà cũng không bọng quá, vỏ bánh giòn, nhai rau ráu vừa đã miệng vừa thơm mùi bột mì nướng.
Một ổ bánh mì thịt bình dân giá khiêm tốn khoảng mươi, mười lăm ngàn nhưng mỗi ổ là một hương vị mới lạ đầy lôi cuốn bởi nó “chuyên chở” các thứ nhân khác nhau như thịt, patê, chả lụa, jambon, xíu mại, trứng, cá mòi… kèm với dưa leo, củ cải trắng, củ cải đỏ làm chua, hành ngò, lát ớt cay nồng…
Và, mỗi xe bánh mì đều có một bí quyết riêng. Người khá giả hơn thì chọn bánh mì Hoà Mã, Hà Nội, Như Lan, Lan Huệ… Ngồi vỉa hè ăn ổ bánh mì thơm nóng, uống càphê sáng, trưa chiều bất kể, ngắm dòng người qua lại cũng là một thói quen của người Sài Gòn.
Với dân văn phòng, doanh nhân thích ăn sáng bánh mì cũng có nơi dọn riêng: trứng ốp la, patê, chả, thịt… trong một dĩa. Ở đó là những quán càphê có không gian mở nhìn ra phố như Highlands, A&B tower, Windown hay những căn phòng máy lạnh yên tĩnh như Coffee Bean, bánh mì Bready. Ở đó, họ có thể mở laptop lướt web, xem báo, gặp bạn bè hoặc chỉ để thư giãn...
Cơm tấm bình dân và cao cấp
Trong những món ăn sáng rẻ tiền, ngon và chắc bụng thì dĩa cơm tấm là số một. Ở bất cứ ngã tư đường hoặc con hẻm nhỏ nào của Sài Gòn, dường như đều thấy hàng cơm tấm bình dân không tên trên vỉa hè; dễ nhận diện là hương khói thịt nướng đưa mùi bay xa. Bộ ba cơm tấm – bì – chả làm cơ bản và hợp rơ nhau đến lạ lùng. Có thể kêu thêm miếng sườn nướng bằng bàn tay ăn cho… đã đời.
Hiện, cơm tấm bình dân giá khoảng mười mấy đến hai mươi mấy ngàn. Nhưng cơm tấm máy lạnh có thương hiệu như Thuận Kiều, Kiều Giang, Mộc, Cali… thì miếng chả hấp đơn sơ phải có thêm tôm cua, bì thì thịt nhiều hơn da heo. Ngoài ra, còn những món kèm theo nào gà nướng, tôm kho tàu, thịt kho tàu, lạp xưởng tươi...
Món nóng đường phố
Có lắm món nóng như phở, bún bò, hủ tíu, mì... trong đó, phở luôn là món chiếm vị trí đầu bảng. Gánh phở bình dân mà người ta còn nhớ đã được ông Kỉnh từ làng Vân Đình (Hà Đông) mang vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 1942. Ông bán gánh phở Bắc trên đường Lagrandière (nay là Lý Tự Trọng). Sau ông Kỉnh truyền nghề cho ông Minh và gánh phở chuyển về đường Pasteur bán suốt 70 năm qua tại quận 1. Cùng dòng phở Bắc trước năm 1975 còn có phở Quyền gần ngã tư Phú Nhuận, phở Bà Dậu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phở Tàu Bay ở Lý Thái Tổ…
Rồi sau năm 1975, nhiều người Bắc vào miền Nam sinh sống, vậy là dân Sài Gòn có thêm gu phở Bắc… mới như phở Lý Quốc Sư trên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, phở Hoàng Tùng trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, phở Phú Gia trên đường Lý Chính Thắng, quận 3… Rồi tiếp đến những nhóm “phở mới”, mở đầu là phở 2000, sau đó phở 24 và gần nhất là thương hiệu phở Hùng, phở 99 – dòng phở do người Việt từ nước ngoài trở về tham gia thị trường.
Bên cạnh phở nóng có hủ tíu Nam Vang Liến Húa, Hồng Phát trên đường Võ Văn Tần, quận 3, Ty Lum đường Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5, Kim Tháp đường Bà Hạt, quận 10. Ở đó, nhiều người thích ăn cọng hủ tíu nhỏ, mỏng dai và hơi trong, nước lèo có thêm tỏi băm phi vàng, thơm đậm.
Vào khu Chợ Lớn thì những tiệm hủ tíu mì có ở khắp nơi. Giá bình dân thì hai đến ba mươi ngàn, cao hơn cũng tầm bốn, năm mươi ngàn một tô. Nào là hủ tíu mì xá xíu, bò kho, thập cẩm… kèm với bánh bao, há cảo. Có nơi với cả chục loại bánh bao, xíu mại cua, há cảo tôm, bánh xếp sò điệp… đựng trong xửng luôn bốc khói; nghe đủ các hương vị. Sang thì nhà hàng khách sạn năm sao như Reverside, Intercontinental, Sheraton…
Kể làm sao xiết, còn rất nhiều món nóng bán cả ngày đến khuya như bún bò Huế, mì Quảng, hủ tíu dê, bánh canh, bò kho, bánh bèo, bún chả, bánh cuốn… Tất cả tạo nên bức tranh sinh động cho ẩm thực đường phố Sài Gòn luôn độc đáo, thú vị.
Du lịch, GO! - Theo Quang Tâm (SGTT), internet
0 comments:
Post a Comment