Cách đây hơn 20 năm, những người sống ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nằm mơ chắc cũng không nghĩ có ngày mình được phóng xe vừa hóng mát, vừa dạo chơi trên hai con đường ven kênh từng được mệnh danh là "dòng kênh thối".
Và đằng sau sự thay da đổi thịt của dòng kênh là hàng loạt các chuyện đổi đời, đổi nghề của người dân nơi đây.
< Một đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hôm nay với nhiều mảng xanh.
Những ngày này, đi dọc hai tuyến đường Trường Sa và Hoàng Sa uốn lượn dọc dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dễ dàng bắt gặp hình ảnh vào buổi sáng các cụ ông, cụ bà tập thể dục bên những bồn hoa vừa mới được trồng và chiều đến, nhiều người dân thả bộ ra các cây cầu bắc ngang kênh để hóng mát.
Chuyện không tưởng đã xảy ra
Đứng hóng mát trước căn nhà mặt tiền số 220/174B đường Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3 (nay đã là mặt tiền đường Trường Sa), ông Nguyễn Thành Sương (chủ nhà), cho biết hình ảnh hiện tại trái ngược hoàn toàn với cảnh nhếch nhác của hơn 20 năm trước. Lúc đó, nói đến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, mọi người đều nghĩ ngay đến dòng kênh đen ngòm, đầy rác, lúc nào cũng bốc mùi hôi thúi, tanh tưởi không những ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn tác động trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của khoảng 1,2 triệu người sống trong lưu vực kênh này.
< Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, khu vực cầu Kiệu...
“Nói thật, khi đó cả năm nhà tôi chẳng thấy có khách đến thăm. Hỏi ra mới biết, tất cả là do ô nhiễm; bởi chúng tôi sống ở đây lâu, nên quen với mùi hôi thối này, chứ những người mới đến hoặc đi qua, thì thường nín thở mà đi. Rác thải ngập ngụa dòng kênh khiến nước kênh đặc sệt, làm muỗi sinh sôi nảy nở. Giờ thì hoàn toàn khác! Hàng ngày, trẻ em cũng như người lớn tuổi đi bộ, tập thể dục, thư giãn dọc theo con kênh nơi nhìn chẳng khác gì một công viên thu nhỏ với vỉa hè sát bờ kênh trồng thảm cỏ, những cây hoa tầng thấp, tầng cao...”, ông Sương tâm sự.
Trong câu chuyện quanh bàn trà mỗi buổi sáng mai giữa ông Sương và bạn già trong xóm, tôi còn được nghe cụ Nguyễn Văn Bản ở gần nhà ông Sương, nhận xét: “Từ ngày trạm bơm Nhiêu Lộc – Thị Nghè đưa vào hoạt động, nước thải sinh hoạt không còn thải xuống kênh nên dòng kênh đã hết hẳn váng dầu, mỡ nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Chắc không lâu nữa tôm cá sẽ về, nước sẽ trong xanh trở lại”.
Ngay khi cụ Bản vừa dứt lời, ông Sương cười, nói chen vào: “Rồi đây có khi mấy công ty du lịch còn tổ chức cho khách chèo thuyền tham quan trên suốt tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nữa không chừng. Chuyện không tưởng đã xảy ra, dòng kênh đã sống lại rồi!”
< ...và khu vực cầu Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh, trước khi cải tạo dòng kênh.
Đổi đời!
Không chỉ vui mừng vì dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đang sống lại, từ hai năm nay, khi dự án mở rộng hai con đường ven kênh Trường Sa và Hoàng Sa hoàn thành, hàng ngàn hộ dân nơi đây còn hy vọng vào việc đổi đời, đổi nghề. “Hiện tại, nhờ vào việc cho thuê cái kiốt rộng hơn 20m2, chúng tôi kiếm được hơn 7 triệu đồng/tháng, đủ để cho hai vợ chồng già chi tiêu và thỉnh thoảng đi du lịch đó đây”, bà Trần Thị Thanh, ngụ đường Phạm Văn Hai (Trường Sa), phường 4, quận Tân Bình, chia sẻ.
Kể từ khi tuyến đường Trường Sa hoàn thành việc mở rộng đoạn từ ngã ba Út Tịch – Lê Bình (quận Tân Bình) lên đến cầu Lê Văn Sỹ (quận 3), hai vợ chồng chú Nguyễn Văn Thu, ngụ 225/88 Huỳnh Văn Bánh (nay là đường Trường Sa), phường 14, quận Phú Nhuận, lập tức biến căn nhà nhỏ của mình thành một quán ốc, buôn bán lai rai, mỗi ngày kiếm được hơn 300.000 đồng. “Không chỉ đủ nuôi thân, nhờ vào quán ốc, hai vợ chồng già tôi mỗi tháng còn cho hai đứa cháu nội mỗi đứa 2 triệu đồng để đóng tiền học phí và mua sách vở để học tập”, chú Thu nói.
Chuyện đổi đời của bà Thanh, vợ chồng chú Thu cũng là câu chuyện đang diễn ra với rất nhiều hộ dân sinh sống dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè hiện tại...
Du lịch, GO! - Theo Sài Gòn Tiếp thị
Và đằng sau sự thay da đổi thịt của dòng kênh là hàng loạt các chuyện đổi đời, đổi nghề của người dân nơi đây.
< Một đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hôm nay với nhiều mảng xanh.
Những ngày này, đi dọc hai tuyến đường Trường Sa và Hoàng Sa uốn lượn dọc dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dễ dàng bắt gặp hình ảnh vào buổi sáng các cụ ông, cụ bà tập thể dục bên những bồn hoa vừa mới được trồng và chiều đến, nhiều người dân thả bộ ra các cây cầu bắc ngang kênh để hóng mát.
Chuyện không tưởng đã xảy ra
Đứng hóng mát trước căn nhà mặt tiền số 220/174B đường Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3 (nay đã là mặt tiền đường Trường Sa), ông Nguyễn Thành Sương (chủ nhà), cho biết hình ảnh hiện tại trái ngược hoàn toàn với cảnh nhếch nhác của hơn 20 năm trước. Lúc đó, nói đến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, mọi người đều nghĩ ngay đến dòng kênh đen ngòm, đầy rác, lúc nào cũng bốc mùi hôi thúi, tanh tưởi không những ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn tác động trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của khoảng 1,2 triệu người sống trong lưu vực kênh này.
< Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, khu vực cầu Kiệu...
“Nói thật, khi đó cả năm nhà tôi chẳng thấy có khách đến thăm. Hỏi ra mới biết, tất cả là do ô nhiễm; bởi chúng tôi sống ở đây lâu, nên quen với mùi hôi thối này, chứ những người mới đến hoặc đi qua, thì thường nín thở mà đi. Rác thải ngập ngụa dòng kênh khiến nước kênh đặc sệt, làm muỗi sinh sôi nảy nở. Giờ thì hoàn toàn khác! Hàng ngày, trẻ em cũng như người lớn tuổi đi bộ, tập thể dục, thư giãn dọc theo con kênh nơi nhìn chẳng khác gì một công viên thu nhỏ với vỉa hè sát bờ kênh trồng thảm cỏ, những cây hoa tầng thấp, tầng cao...”, ông Sương tâm sự.
Trong câu chuyện quanh bàn trà mỗi buổi sáng mai giữa ông Sương và bạn già trong xóm, tôi còn được nghe cụ Nguyễn Văn Bản ở gần nhà ông Sương, nhận xét: “Từ ngày trạm bơm Nhiêu Lộc – Thị Nghè đưa vào hoạt động, nước thải sinh hoạt không còn thải xuống kênh nên dòng kênh đã hết hẳn váng dầu, mỡ nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Chắc không lâu nữa tôm cá sẽ về, nước sẽ trong xanh trở lại”.
Ngay khi cụ Bản vừa dứt lời, ông Sương cười, nói chen vào: “Rồi đây có khi mấy công ty du lịch còn tổ chức cho khách chèo thuyền tham quan trên suốt tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nữa không chừng. Chuyện không tưởng đã xảy ra, dòng kênh đã sống lại rồi!”
< ...và khu vực cầu Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh, trước khi cải tạo dòng kênh.
Đổi đời!
Không chỉ vui mừng vì dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đang sống lại, từ hai năm nay, khi dự án mở rộng hai con đường ven kênh Trường Sa và Hoàng Sa hoàn thành, hàng ngàn hộ dân nơi đây còn hy vọng vào việc đổi đời, đổi nghề. “Hiện tại, nhờ vào việc cho thuê cái kiốt rộng hơn 20m2, chúng tôi kiếm được hơn 7 triệu đồng/tháng, đủ để cho hai vợ chồng già chi tiêu và thỉnh thoảng đi du lịch đó đây”, bà Trần Thị Thanh, ngụ đường Phạm Văn Hai (Trường Sa), phường 4, quận Tân Bình, chia sẻ.
Kể từ khi tuyến đường Trường Sa hoàn thành việc mở rộng đoạn từ ngã ba Út Tịch – Lê Bình (quận Tân Bình) lên đến cầu Lê Văn Sỹ (quận 3), hai vợ chồng chú Nguyễn Văn Thu, ngụ 225/88 Huỳnh Văn Bánh (nay là đường Trường Sa), phường 14, quận Phú Nhuận, lập tức biến căn nhà nhỏ của mình thành một quán ốc, buôn bán lai rai, mỗi ngày kiếm được hơn 300.000 đồng. “Không chỉ đủ nuôi thân, nhờ vào quán ốc, hai vợ chồng già tôi mỗi tháng còn cho hai đứa cháu nội mỗi đứa 2 triệu đồng để đóng tiền học phí và mua sách vở để học tập”, chú Thu nói.
Chuyện đổi đời của bà Thanh, vợ chồng chú Thu cũng là câu chuyện đang diễn ra với rất nhiều hộ dân sinh sống dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè hiện tại...
Du lịch, GO! - Theo Sài Gòn Tiếp thị
0 comments:
Post a Comment