Người Cơ Tu gọi món ăn độc đáo này là cláp padieng. Mối đất ra nhiều nhất là sau những cơn mưa chiều vào tiết Tiểu mãn (tháng tư âm lịch) hàng năm.
Cơn mưa vừa dứt vào tầm chạng vạng. Lúc này không khí mát mẻ hẳn lên, cũng là lúc hàng trăm đàn mối dày đặc từ tổ chui ra chấp chới đôi cánh mỏng, bay lấp lánh, chập chờn trong bóng hoàng hôn. Chúng rủ nhau quần tụ vào nơi có nhiều ánh sáng. Lúc này, mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng để có món khoái khẩu...
Mối đất được rang tới khi có mùi thơm rồi sảy bỏcánh, chỉ còn lại phần thân vàng ươm, béo ngậy. Người Cơ Tu gọi món ăn độc đáo này là cláp padieng. Đây là món ăn đặc sản giàu đạm, chất khoáng, mùi vị lại thơm ngon, đặc biệt hấp dẫn không chỉ với đồng bào Cơ Tu mà còn hấp dẫn với rất nhiều bà con vùng xuôi...
.
Thơm “điếc mũi”!
Cụ Nguyễn Văn Dẽ (87 tuổi) - một “chuyên gia” bắt mối đất ở tổ 1, thôn Tống Coói (xã Ba, Đông Giang, Quảng Nam) cho biết: “Mùa bắt mối diễn ra từ khoảng tháng ba đến tháng tám (âm lịch) hằng năm. Mối đất có thể rang, nhâm nhi với vài chén rượu tà vạt. Hoặc rang xong, dầm nước mắm ăn với cơm. Nếu không, có thể nấu cháo... mối. Món nào cũng đều thơm ngon đến nhức mũi! Thành thử người Cơ Tu có câu ca dí dỏm: “Con ơi bắt mối đem rang/Nhanh tay không kẻo mối sang nhà người...”- Vào mùa, có đêm nhà tôi bắt đến 5 cân mối. Thích thì rang ăn liền. Nếu nhiều có thể đảo qua cùng chút muối, để trong ống lồ ô, gác trên giàn bếp ăn dần...”.
Mối đất ra nhiều nhất là sau những cơn mưa chiều vào tiết Tiểu mãn (tháng tư âm lịch) hàng năm. Cơn mưa vừa dứt vào tầm chạng vạng. Lúc này không khí mát mẻ hẳn lên, cũng là lúc hàng đàn mối dày đặc từ tổ chui ra chấp chới đôi cánh mỏng, bay lấp lánh, chập chờn trong bóng hoàng hôn. Chúng rủ nhau quần tụ vào nơi có nhiều ánh sáng. Lúc này, mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng để có món khoái khẩu!!!
Bí quyết “gọi” mối về
Già Dẽ cho biết: “Nếu không có đèn điện, khi phát hiện có mối đang bay ra, chúng tôi thắp một cây đèn dầu, hoặc đèn cầy, cắm giữa cái thau lớn đặt ở nơi thuận tiện ngoài sân. Trong thau đổ nước gần ngập cây đèn. Mối thấy ánh sáng, rủ nhau bay đến, sà xuống, gặp nước, cánh bị ướt không bay lên được, nằm lại trong thau. Thỉnh thoảng, mình lấy tay khuấy nước trong thau. Nếu nhiều rồi thì vớt, bỏ ra mủng... Nếu vùng nào có điện, nhất là các ngọn điện ở trước sân, khi phát hiện có mối, lập tức tắt tất cả điện trong nhà để mối tập trung vào một chỗ. Lúc bấy giờ tha hồ mà bắt.
Công đoạn bắt mối chỉ diễn ra khoảng nửa giờ là kết thúc. Con mối vừa bị bắt còn nguyên cánh mỏng, thân dài khoảng 1cm, viền đen quanh thân màu vàng nâu... Người ta sẽ dùng nước sạch, nhẹ nhàng rửa nhiều lần cho sạch rồi vớt ra rá nhựa, để ráo nước...
Già làng Đinh Văn Bớt (65 tuổi), ở thôn Tà Lâu (xã Ba, Đông Giang) cho biết: “Những người Cơ Tu có kinh nghiệm, trước cơn mưa giông, chỉ cần nhìn ổ mối mà xác định chính xác ụ nào mối ra trước, ụ nào mối ra sau, lượng mối bay nhiều hay ít? Người ta sẽ lấy lá chuối quây lên theo hình nón. Trên đó được giăng bao nilon màu trắng. Mối bay lên gặp nilon rớt xuống lá chuối đã hứng sẵn. Do lá trơn và bị ướt cánh nên mối không bò và bay lên được nữa. Thế là chỉ việc mang mủng ra hớt mang về. Thông thường mỗi người “quản lý” khoảng 10 lỗ là tha hồ thu hoạch.
Món “độc chiêu” từ mối
Mối rang là món ăn ngon miệng, hấp dẫn đối với đồng bào Cơ Tu và cả bà con người Kinh.
Khi chế biến, ta đặt chảo lên bếp, chờ nóng đều, bỏ vài bát mối đã rửa sạch vào. Dùng đũa khuấy đều, mối bốc hơi, khô dần. Đến khi từ chảo tỏa ra một mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt giống như mùi châu chấu rang; Những tiếng nổ lẹt đẹt, báo hiệu mối đã chín. Lúc này, đổ ra mẹt, lấy ngón tay đảo nhẹ và sảy, hay bật cái quạt điện cho cánh mối bay đi, chỉ còn lại thân mối vàng ươm béo ngậy, nhìn đã nhỏ nước miếng.
Người Cơ Tu ngoài rang mối để “ăn chơi”còn giã nát nén lại thành... bánh để ăn dần. Khi rang mối, bà con cho thêm vào ít muối rồi bỏ trong ống để dành, ăn lai rai vào những ngày mưa.
Không gì thú vị bằng một ngày mưa trên đỉnh Trường Sơn bạt ngàn gió, được ngồi trong căn nhà của người Cơ Tu; Bên cạnh là bình rượu tà vạt và thưởng thức hương vị thơm lừng, beo béo, ngọt bùi… của món mối rang. Chủ - khách rôm rả trò chuyện đến khi bà chủ lại mang thêm bát cháo mối đặc quánh, thơm lừng... Gương mặt mọi người hồng lên, lấp lánh bên bếp lửa. Khách đường xa, đã một lần thưởng thức cái hương vị thơm ngon, độc đáo của món mối đất rang ở Đông Giang, chắc chắn không thể nào quên!!!
Du lịch, GO! - Theo báo Gia Đình
Cơn mưa vừa dứt vào tầm chạng vạng. Lúc này không khí mát mẻ hẳn lên, cũng là lúc hàng trăm đàn mối dày đặc từ tổ chui ra chấp chới đôi cánh mỏng, bay lấp lánh, chập chờn trong bóng hoàng hôn. Chúng rủ nhau quần tụ vào nơi có nhiều ánh sáng. Lúc này, mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng để có món khoái khẩu...
Mối đất được rang tới khi có mùi thơm rồi sảy bỏcánh, chỉ còn lại phần thân vàng ươm, béo ngậy. Người Cơ Tu gọi món ăn độc đáo này là cláp padieng. Đây là món ăn đặc sản giàu đạm, chất khoáng, mùi vị lại thơm ngon, đặc biệt hấp dẫn không chỉ với đồng bào Cơ Tu mà còn hấp dẫn với rất nhiều bà con vùng xuôi...
.
Thơm “điếc mũi”!
Cụ Nguyễn Văn Dẽ (87 tuổi) - một “chuyên gia” bắt mối đất ở tổ 1, thôn Tống Coói (xã Ba, Đông Giang, Quảng Nam) cho biết: “Mùa bắt mối diễn ra từ khoảng tháng ba đến tháng tám (âm lịch) hằng năm. Mối đất có thể rang, nhâm nhi với vài chén rượu tà vạt. Hoặc rang xong, dầm nước mắm ăn với cơm. Nếu không, có thể nấu cháo... mối. Món nào cũng đều thơm ngon đến nhức mũi! Thành thử người Cơ Tu có câu ca dí dỏm: “Con ơi bắt mối đem rang/Nhanh tay không kẻo mối sang nhà người...”- Vào mùa, có đêm nhà tôi bắt đến 5 cân mối. Thích thì rang ăn liền. Nếu nhiều có thể đảo qua cùng chút muối, để trong ống lồ ô, gác trên giàn bếp ăn dần...”.
Mối đất ra nhiều nhất là sau những cơn mưa chiều vào tiết Tiểu mãn (tháng tư âm lịch) hàng năm. Cơn mưa vừa dứt vào tầm chạng vạng. Lúc này không khí mát mẻ hẳn lên, cũng là lúc hàng đàn mối dày đặc từ tổ chui ra chấp chới đôi cánh mỏng, bay lấp lánh, chập chờn trong bóng hoàng hôn. Chúng rủ nhau quần tụ vào nơi có nhiều ánh sáng. Lúc này, mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng để có món khoái khẩu!!!
Bí quyết “gọi” mối về
Già Dẽ cho biết: “Nếu không có đèn điện, khi phát hiện có mối đang bay ra, chúng tôi thắp một cây đèn dầu, hoặc đèn cầy, cắm giữa cái thau lớn đặt ở nơi thuận tiện ngoài sân. Trong thau đổ nước gần ngập cây đèn. Mối thấy ánh sáng, rủ nhau bay đến, sà xuống, gặp nước, cánh bị ướt không bay lên được, nằm lại trong thau. Thỉnh thoảng, mình lấy tay khuấy nước trong thau. Nếu nhiều rồi thì vớt, bỏ ra mủng... Nếu vùng nào có điện, nhất là các ngọn điện ở trước sân, khi phát hiện có mối, lập tức tắt tất cả điện trong nhà để mối tập trung vào một chỗ. Lúc bấy giờ tha hồ mà bắt.
Công đoạn bắt mối chỉ diễn ra khoảng nửa giờ là kết thúc. Con mối vừa bị bắt còn nguyên cánh mỏng, thân dài khoảng 1cm, viền đen quanh thân màu vàng nâu... Người ta sẽ dùng nước sạch, nhẹ nhàng rửa nhiều lần cho sạch rồi vớt ra rá nhựa, để ráo nước...
Già làng Đinh Văn Bớt (65 tuổi), ở thôn Tà Lâu (xã Ba, Đông Giang) cho biết: “Những người Cơ Tu có kinh nghiệm, trước cơn mưa giông, chỉ cần nhìn ổ mối mà xác định chính xác ụ nào mối ra trước, ụ nào mối ra sau, lượng mối bay nhiều hay ít? Người ta sẽ lấy lá chuối quây lên theo hình nón. Trên đó được giăng bao nilon màu trắng. Mối bay lên gặp nilon rớt xuống lá chuối đã hứng sẵn. Do lá trơn và bị ướt cánh nên mối không bò và bay lên được nữa. Thế là chỉ việc mang mủng ra hớt mang về. Thông thường mỗi người “quản lý” khoảng 10 lỗ là tha hồ thu hoạch.
Món “độc chiêu” từ mối
Mối rang là món ăn ngon miệng, hấp dẫn đối với đồng bào Cơ Tu và cả bà con người Kinh.
Khi chế biến, ta đặt chảo lên bếp, chờ nóng đều, bỏ vài bát mối đã rửa sạch vào. Dùng đũa khuấy đều, mối bốc hơi, khô dần. Đến khi từ chảo tỏa ra một mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt giống như mùi châu chấu rang; Những tiếng nổ lẹt đẹt, báo hiệu mối đã chín. Lúc này, đổ ra mẹt, lấy ngón tay đảo nhẹ và sảy, hay bật cái quạt điện cho cánh mối bay đi, chỉ còn lại thân mối vàng ươm béo ngậy, nhìn đã nhỏ nước miếng.
Người Cơ Tu ngoài rang mối để “ăn chơi”còn giã nát nén lại thành... bánh để ăn dần. Khi rang mối, bà con cho thêm vào ít muối rồi bỏ trong ống để dành, ăn lai rai vào những ngày mưa.
Không gì thú vị bằng một ngày mưa trên đỉnh Trường Sơn bạt ngàn gió, được ngồi trong căn nhà của người Cơ Tu; Bên cạnh là bình rượu tà vạt và thưởng thức hương vị thơm lừng, beo béo, ngọt bùi… của món mối rang. Chủ - khách rôm rả trò chuyện đến khi bà chủ lại mang thêm bát cháo mối đặc quánh, thơm lừng... Gương mặt mọi người hồng lên, lấp lánh bên bếp lửa. Khách đường xa, đã một lần thưởng thức cái hương vị thơm ngon, độc đáo của món mối đất rang ở Đông Giang, chắc chắn không thể nào quên!!!
Du lịch, GO! - Theo báo Gia Đình
0 comments:
Post a Comment