Cây thị đại thụ có đến nghìn tuổi, là một trong bốn cây đại thụ nằm trên mom cao của vùng Thất Tinh có nhiều huyền tích nhất, giờ lá vẫn xanh um tùm cả góc sân đình Quán La, Tây Hồ, Hà Nội.
Bao giờ cũng vậy, cây to luôn được người dân tôn thờ và xưa nay có nhiều suy nghĩ cho rằng, ở gốc cây đại thụ là nơi thiêng hoặc là nơi của những hồn ma thường hay trú ngụ. Chính vì vậy mà mỗi gốc cây to luôn chứa đầy hơi hướng tâm linh ở đó.
Chẳng có kiểm chứng về điều này, song, ở bất cứ gốc đa hay cây cổ thụ xù xì gốc dễ thì luôn có những chân hương đã cháy hoặc những ban thờ nho nhỏ, điều đó đã chứng tỏ từ xưa nay người ta đều có chung một suy nghĩ, hướng tâm tín về những giá trị riêng của cây đại thụ.
“Cây thị có ma, cây đa có thần”
“Làm gì có ai kiểm chứng được lời nói ấy thực hư ra sao, nhưng tôi đố ai dám động đến cây cổ thụ đấy, không tin anh cứ để ý mà xem, chỗ nào có cây cổ thụ khi làm đường đi người ta còn phải tránh đấy”- Thủ từ Nguyễn Văn Lương triết lý. Thực tế tôi cũng kiểm chứng, và khớp với quan điểm của cụ Lương. Dễ thấy nhất là cây đề đứng giữa phố Trấn Vũ, đường đi cũng phải tránh nó, rồi cây đề đứng xẻ đôi đường phố Thụy Khuê…những cây ấy, nó tồn tại được thế cũng là vì tuổi tác và sự huyền tích về thế giới tâm linh nào đó.
Cây thị nghìn tuổi ở đình Quán La, phường Xuân La nó được người dân trong vùng biết đến như câu chuyện cổ tích. Cây thị thân to, cành tán rộng nằm trên mom cao trước cửa sân đình Quán La. Theo cụ thủ từ Nguyễn Văn Lương thì, cây thị này đặc biệt lắm,mùa xuân thì lộc non xanh biếc, mùa hạ chim về ríu rít, nhưng bặt nỗi nó chỉ ra 1 quả trong mỗi mùa.
Lạ thế! Người dân không biết về sao nó lại thế, có nhiều đồn thổi, thêu dệt liêu trai, còn theo ý kiến chủ quan của thủ từ Nguyễn Văn Lương thì thuộc tính tự nhiên của giống cây cối ra quả là giống cái, còn cây không có quả là cây giống đực.
Người dân trong vùng quen rồi thì thấy ít sự khác lạ, có người thấy nó bình thường như bao cây cối khác. Còn khách vãng lại thì cứ xuýt xoa về câu chuyện cây thị chỉ có 1 quả vào mùa mà thủ từ Nguyễn Văn Lương kể. Nhiều người hiểu biết về văn hóa lịch sử còn bảo, sao không đề xuất nghiên cứu về sự đặc biệt của giống cây này.
Nhiều người nói, nhiều lần các vị giáo sư về lịch sử cũng đánh giá, thế nhưng mãi đến năm 2010 bà con người dân ở Xuân La, mà khởi xướng là ông Nguyễn Văn Ngư, Trưởng BQL di tích đình Quán La mới họp bàn rồi làm đề xuất gửi quận, rồi gửi thành phố đề cử mấy cây đại thụ này vào di sản thiên nhiên.
Điều đặc biệt, đứng ở cổng tam quan đình Quán La người ta hướng mắt về phía trước mặt sẽ thấy được cây thị và cây đa có cành hướng vào như như 2 cánh tay của 2 người với lại nhau. Khoảng trống rỗng trong thân gốc đa có thể chứa được hàng chục người lớn, bóng tỏa mát cả chợ cóc họp bên đường làng. Chị Nguyễn Thị Tuyết bán rau dưới gốc đa cho biết: “Sóc trên cây này gan lắm, chẳng sợ người đâu, có hôm đang bán hàng, nó đuổi nhau rơi cả xuống người, sợ hết vía”…
Cây đại thụ chỉ có 1 quả mỗi mùa
Cây thị ở đình Quán La đối diện với cây đa thì người ta cho rằng có nhiều điều lạ và khác biệt. Thậm chí nhiều người còn gán cho nó như sự tích thần kỳ trong truyền thuyết. Nào là vị thần Duệ Trang đã hóa thân vào cây thị, nào là vùng đất Thất Tinh nên mới có cây cổ thụ đặc biệt này.
Huyền tích hay sự tích đều là câu chuyện của người tâm tín về giá trị của thiên nhiên, cây cối có bề dày thời gian. Và chính cái thời gian đã làm cho những cây đại thụ trở nên có giá trị đặc biệt về tâm linh, về mặt sinh thái. Theo như quan sát thực tế, cây thị nằm trên mô đất cao hơn cả ở trước cửa đình Quán La. Cây thân gỗ khoảng 3 người lớn vòng tay, có miếu thờ trang trí hoa văn rồng phượng. Được biết, vào ngày tuần rằm, mồng 1 người dân thường đến thắp hương cầu bình an.
Trong sách Tây Hồ chí thì đình Quán La có từ thế kỷ thứ 11. Khi đó, vùng này nước mênh mông, sông Già La uốn lượn quanh ôm 7 quả núi nhô lên cao. Vì thế nơi này còn gọi là vùng Thất Tinh. Và đình Quán La là nơi người dân thờ vị sơn thần Duệ Trang có công giúp dân bớt khổ ải.
Quần thể di tích đình, chùa Quán La đã được nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu đánh giá cao về bề dày lịch sử. Cùng với di tích là hai cây đại thụ hai bên cửa đình, có thời gian đến nghìn năm, như tô thêm giá trị vốn có về cụm di tích phía tây thành phố.
Tại sao cây thị chỉ ra một quả vào mỗi mùa, điều này ngay chính cả người gắn bó với nó qua 70 mùa cũng không thể biết được. Và điều đặc biệt này, đến nay cũng chưa có ai nghiên cứu để lý giải về sự lạ kỳ ấy. Song, điều quan trọng hiện nay không phải cây thị có 1 hay sai trĩu quả và cây đa có hàng nghìn tuổi, mà cái quan trọng là nó đã từng gắn bó với làng xã nơi này từ thuở xa xưa như sự minh chứng về thời gian giữa thiên nhiên trời đất ở phía Tây hồ Tây mang đầy huyền bí, sự tích.
Du lịch, GO! - Theo An ninh Thủ đô
Bao giờ cũng vậy, cây to luôn được người dân tôn thờ và xưa nay có nhiều suy nghĩ cho rằng, ở gốc cây đại thụ là nơi thiêng hoặc là nơi của những hồn ma thường hay trú ngụ. Chính vì vậy mà mỗi gốc cây to luôn chứa đầy hơi hướng tâm linh ở đó.
Chẳng có kiểm chứng về điều này, song, ở bất cứ gốc đa hay cây cổ thụ xù xì gốc dễ thì luôn có những chân hương đã cháy hoặc những ban thờ nho nhỏ, điều đó đã chứng tỏ từ xưa nay người ta đều có chung một suy nghĩ, hướng tâm tín về những giá trị riêng của cây đại thụ.
“Cây thị có ma, cây đa có thần”
“Làm gì có ai kiểm chứng được lời nói ấy thực hư ra sao, nhưng tôi đố ai dám động đến cây cổ thụ đấy, không tin anh cứ để ý mà xem, chỗ nào có cây cổ thụ khi làm đường đi người ta còn phải tránh đấy”- Thủ từ Nguyễn Văn Lương triết lý. Thực tế tôi cũng kiểm chứng, và khớp với quan điểm của cụ Lương. Dễ thấy nhất là cây đề đứng giữa phố Trấn Vũ, đường đi cũng phải tránh nó, rồi cây đề đứng xẻ đôi đường phố Thụy Khuê…những cây ấy, nó tồn tại được thế cũng là vì tuổi tác và sự huyền tích về thế giới tâm linh nào đó.
Cây thị nghìn tuổi ở đình Quán La, phường Xuân La nó được người dân trong vùng biết đến như câu chuyện cổ tích. Cây thị thân to, cành tán rộng nằm trên mom cao trước cửa sân đình Quán La. Theo cụ thủ từ Nguyễn Văn Lương thì, cây thị này đặc biệt lắm,mùa xuân thì lộc non xanh biếc, mùa hạ chim về ríu rít, nhưng bặt nỗi nó chỉ ra 1 quả trong mỗi mùa.
Lạ thế! Người dân không biết về sao nó lại thế, có nhiều đồn thổi, thêu dệt liêu trai, còn theo ý kiến chủ quan của thủ từ Nguyễn Văn Lương thì thuộc tính tự nhiên của giống cây cối ra quả là giống cái, còn cây không có quả là cây giống đực.
Người dân trong vùng quen rồi thì thấy ít sự khác lạ, có người thấy nó bình thường như bao cây cối khác. Còn khách vãng lại thì cứ xuýt xoa về câu chuyện cây thị chỉ có 1 quả vào mùa mà thủ từ Nguyễn Văn Lương kể. Nhiều người hiểu biết về văn hóa lịch sử còn bảo, sao không đề xuất nghiên cứu về sự đặc biệt của giống cây này.
Nhiều người nói, nhiều lần các vị giáo sư về lịch sử cũng đánh giá, thế nhưng mãi đến năm 2010 bà con người dân ở Xuân La, mà khởi xướng là ông Nguyễn Văn Ngư, Trưởng BQL di tích đình Quán La mới họp bàn rồi làm đề xuất gửi quận, rồi gửi thành phố đề cử mấy cây đại thụ này vào di sản thiên nhiên.
Điều đặc biệt, đứng ở cổng tam quan đình Quán La người ta hướng mắt về phía trước mặt sẽ thấy được cây thị và cây đa có cành hướng vào như như 2 cánh tay của 2 người với lại nhau. Khoảng trống rỗng trong thân gốc đa có thể chứa được hàng chục người lớn, bóng tỏa mát cả chợ cóc họp bên đường làng. Chị Nguyễn Thị Tuyết bán rau dưới gốc đa cho biết: “Sóc trên cây này gan lắm, chẳng sợ người đâu, có hôm đang bán hàng, nó đuổi nhau rơi cả xuống người, sợ hết vía”…
Cây đại thụ chỉ có 1 quả mỗi mùa
Cây thị ở đình Quán La đối diện với cây đa thì người ta cho rằng có nhiều điều lạ và khác biệt. Thậm chí nhiều người còn gán cho nó như sự tích thần kỳ trong truyền thuyết. Nào là vị thần Duệ Trang đã hóa thân vào cây thị, nào là vùng đất Thất Tinh nên mới có cây cổ thụ đặc biệt này.
Huyền tích hay sự tích đều là câu chuyện của người tâm tín về giá trị của thiên nhiên, cây cối có bề dày thời gian. Và chính cái thời gian đã làm cho những cây đại thụ trở nên có giá trị đặc biệt về tâm linh, về mặt sinh thái. Theo như quan sát thực tế, cây thị nằm trên mô đất cao hơn cả ở trước cửa đình Quán La. Cây thân gỗ khoảng 3 người lớn vòng tay, có miếu thờ trang trí hoa văn rồng phượng. Được biết, vào ngày tuần rằm, mồng 1 người dân thường đến thắp hương cầu bình an.
Trong sách Tây Hồ chí thì đình Quán La có từ thế kỷ thứ 11. Khi đó, vùng này nước mênh mông, sông Già La uốn lượn quanh ôm 7 quả núi nhô lên cao. Vì thế nơi này còn gọi là vùng Thất Tinh. Và đình Quán La là nơi người dân thờ vị sơn thần Duệ Trang có công giúp dân bớt khổ ải.
Quần thể di tích đình, chùa Quán La đã được nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu đánh giá cao về bề dày lịch sử. Cùng với di tích là hai cây đại thụ hai bên cửa đình, có thời gian đến nghìn năm, như tô thêm giá trị vốn có về cụm di tích phía tây thành phố.
Tại sao cây thị chỉ ra một quả vào mỗi mùa, điều này ngay chính cả người gắn bó với nó qua 70 mùa cũng không thể biết được. Và điều đặc biệt này, đến nay cũng chưa có ai nghiên cứu để lý giải về sự lạ kỳ ấy. Song, điều quan trọng hiện nay không phải cây thị có 1 hay sai trĩu quả và cây đa có hàng nghìn tuổi, mà cái quan trọng là nó đã từng gắn bó với làng xã nơi này từ thuở xa xưa như sự minh chứng về thời gian giữa thiên nhiên trời đất ở phía Tây hồ Tây mang đầy huyền bí, sự tích.
Du lịch, GO! - Theo An ninh Thủ đô
0 comments:
Post a Comment