Phi Bài hay còn gọi hang Hòm là một động treo trên núi Pha Cáng thuộc bản Khằm, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), nơi người xưa an táng hàng trăm quan tài theo nghi thức động táng.
Đây là chốn hẻo lánh, ít người biết đến. Ngay cả người Thái, Mường bản địa cũng thú nhận chỉ nghe tiếng chứ chưa biết đích xác địa danh ấy ở nơi đâu, thậm chí nhiều người làm trong ngành du lịch còn nhầm lẫn Phi Bài là hang Ma, hang Pó Cúng dù khu động táng chỉ cách huyện lỵ Quan Hóa 3km và tỉnh lộ 20 dăm phút đò ngang trên sông Luồng.
Theo các nhà khảo cổ học, đây được xem là khu động táng phát hiện sớm nhất và lớn nhất ở VN. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra như tại sao hầu hết quan tài không có hài cốt, đồ tùy táng...
Sáng sớm, từ TP Thanh Hóa chúng tôi cưỡi xe máy theo quốc lộ 217 đến Cẩm Thủy rồi rẽ sang quốc lộ 15 qua Pù Luông, Bá Thước, Quan Hóa quê hương các dân tộc Thái, Mường sống lâu đời bên dòng sông Mã.
Dừng chân bên bãi bồi ven sông Luồng, nhìn phía đối diện đã thấy thấp thoáng hang Ma với những ngóc ngách nửa chìm nửa nổi khá kỳ lạ trên mặt nước...
Đó là nỗi ám ảnh của dân sông nước bởi nhiều câu chuyện lưu truyền về những tai nạn đầy bí ẩn từ xưa.
Ông Phạm Hồng Sơn - người dân tộc Thái, trưởng bản Khằm - kể: do vách núi dựng đứng, lởm chởm, trần hang nhô hẳn ra phía sông như hàm ếch nên vào mùa lũ, dân từ đầu nguồn chèo chống bè mảng qua hang Ma thường bị va đập vỡ bè hoặc bỏ mạng dưới sông sâu. Người chết đuối nhiều quá nên dân sông nước cho rằng đây là nơi ma trú ngụ, dần trở thành tên.
< Qua đò ngang trên sông Luồng trước khi lên núi Pha Cáng đến Phi Bà.
Trái với sự lo lắng, nhóm người lái bè mà chúng tôi gặp ở hang Ma trong buổi trưa hè oi bức vẫn bình thản ngồi nghỉ trên những bó luồng kết thành bè nổi giữa lúc cơn lũ từ thượng nguồn đang hung hãn đổ về. Với họ, có lẽ những lời đồn đãi dù đáng sợ vẫn không thể sánh bằng nghèo đói, thất nghiệp...
< Đường lên động Hang Hòm phải leo qua nhiều vách đá tai mèo dựng đứng.
Chiều muộn, sương núi lãng đãng trên đỉnh Pha Cáng. Sợ không kịp lên Phi Bài trước khi trời tối, chúng tôi cùng Trường - một trong số vài người hiếm hoi ở bản Khằm đã lên hang Hòm - quyết định leo thẳng lên động thay vì đi đường vòng.
< Quan tài hình thuyền nằm ngổn ngang ngay lối ra vào cửa động.
Đây là quyết định có phần mạo hiểm bởi người dẫn đường dù am tường địa hình, leo trèo giỏi cũng phải mất không ít thời gian định hướng, phát quang, khai phá lối mới. Càng lên cao rừng càng hoang dã. Nhiều đoạn vách đá tai mèo dựng đứng, nhìn xuống là vực sâu thăm thẳm, muốn vượt qua phải có người đỡ. Thỉnh thoảng đá trên cao rơi xuống dội lên âm thanh lốc cốc, khô đặc khiến cảnh vật thêm âm u huyền bí.
< Trên giàn giáo hiện vẫn còn xếp đặt một số quan tài minh chứng xác thực, người xưa xếp đặt quan tài cẩn thận trên giàn gỗ, chứ không chồng chất, ngổn ngang như hiện nay.
Theo ông Sơn, trước năm 1950, Pha Cáng là vùng rừng thiêng nước độc, thú dữ tung hoành, ít người lai vãng. Bẵng đi một thời gian, một nhóm phường săn do mải mê truy tìm thú bị thương, len lỏi ngược lên đỉnh non hãi hùng phát hiện hang động treo la liệt toàn quan tài. Kể từ đấy, Pha Cáng vốn hoang vắng càng không ai bén mảng. Những người chẳng đặng đừng phải qua đây hết thảy đều rủ bè bạn đi cùng cho đỡ sợ. Người dân bản đặt tên Phi Bài (có nghĩa nơi trú ngụ của ma rừng, ma núi chuyên giết người giấu mất xác) cũng nhằm cảnh báo con cháu.
< Trong hang đây đó vẫn còn vài bộ quan tài hoàn chỉnh giống thân cây tròn trịa.
Khi màn hình GPS của chúng tôi hiển thị độ cao 306m so với mặt biển cũng là lúc cửa động cùng hàng chục “phách gỗ” mang hình dáng con thuyền độc mộc nằm ngổn ngang xuất hiện. Đó là những thân cây gỗ lớn, đủ kích thước lớn nhỏ, được xẻ đôi, đục khoét thành phần đáy và phần thiên cỗ quan tài, hai đầu đẽo hai núm có lẽ để khiêng, xách dễ dàng. Không thấy bất kỳ đồ tùy táng hay hài cốt. Nén nỗi sợ hãi, tất cả tiến sâu vào lòng hang rộng khoảng 25m, cao hơn 12m, nơi “thuyền độc mộc” chồng chất khá nhiều. Nhiều quan tài giống lóng cây tròn trịa và nhiều “phách gỗ” dài khoảng 1m có lẽ dùng mai táng trẻ xấu số.
< Khoang thứ 3, sâu xuống lòng núi khoảng 10 mét là nơi cất giữ hơn 50 quan tài với chất lượng gỗ còn khá tốt.
Nằm khuất sâu trong góc hang phía trái là giàn giáo ba tầng vững chãi kết cấu bằng những cột gỗ chôn dưới nền hang và thanh dầm âm sâu vách đá với ba “mộ thuyền” gác chông chênh trên giá. Theo những vị cao niên sống tại Quan Hóa, khi dân bản mới phát hiện, các quan tài được xếp đặt cẩn thận trên giàn gỗ chứ không nằm ngổn ngang dưới nền. Có thể theo thời gian, thiên tai hoặc những người chuyên săn vàng bạc đã xới tung, làm đảo lộn hiện trạng.
Chúng tôi theo Trường leo tiếp vách đá nhẵn nhụi trổ sang khoang thứ hai. Hang này nhỏ, chỉ chứa vài “mộ thuyền” đã rêu xanh bám đầy nhưng là điểm nối quan trọng để chui xuống khoang thứ ba, nơi cất giữ trên 50 mộ thuyền được xếp đặt ken kín cả lòng hang chật hẹp.
< Từ hang Hòm nhìn xuống là nơi hợp lưu của sông Luồng, sông Mã giữa núi rừng Pha Cáng và Pha Pó Cúng. Phong cảnh thật hùng vỹ, lãng mạn.
Trường cho biết khoang này trổ thông qua nhiều ngóc ngách nên khả năng lẩn khuất trong lòng hang còn nhiều mộ thuyền. Điều đáng suy nghĩ là không hiểu bằng cách nào người xưa có thể đưa những cỗ quan tài nặng nề vượt qua địa hình vách tai mèo hiểm trở và độ cao hàng trăm mét, sau đó tiếp tục vận chuyển vào trong các ngóc ngách nhỏ hẹp như vậy.
Ngay tại khoang thứ hai, nhìn ra không gian sau giếng trời là đỉnh Pha Pó Cúng (núi Vũng Tôm) sừng sững án ngữ phía nam. Nhìn chếch hướng đông bắc giữa sắc màu xanh thẫm của núi rừng là nơi hội tụ sông Luồng và sông Mã đỏ nặng phù sa. Phong cảnh sơn thủy hữu tình đến bất ngờ...
Du lịch, GO! - Theo Du lich Tuoitre
Đây là chốn hẻo lánh, ít người biết đến. Ngay cả người Thái, Mường bản địa cũng thú nhận chỉ nghe tiếng chứ chưa biết đích xác địa danh ấy ở nơi đâu, thậm chí nhiều người làm trong ngành du lịch còn nhầm lẫn Phi Bài là hang Ma, hang Pó Cúng dù khu động táng chỉ cách huyện lỵ Quan Hóa 3km và tỉnh lộ 20 dăm phút đò ngang trên sông Luồng.
Theo các nhà khảo cổ học, đây được xem là khu động táng phát hiện sớm nhất và lớn nhất ở VN. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra như tại sao hầu hết quan tài không có hài cốt, đồ tùy táng...
Sáng sớm, từ TP Thanh Hóa chúng tôi cưỡi xe máy theo quốc lộ 217 đến Cẩm Thủy rồi rẽ sang quốc lộ 15 qua Pù Luông, Bá Thước, Quan Hóa quê hương các dân tộc Thái, Mường sống lâu đời bên dòng sông Mã.
Dừng chân bên bãi bồi ven sông Luồng, nhìn phía đối diện đã thấy thấp thoáng hang Ma với những ngóc ngách nửa chìm nửa nổi khá kỳ lạ trên mặt nước...
Đó là nỗi ám ảnh của dân sông nước bởi nhiều câu chuyện lưu truyền về những tai nạn đầy bí ẩn từ xưa.
Ông Phạm Hồng Sơn - người dân tộc Thái, trưởng bản Khằm - kể: do vách núi dựng đứng, lởm chởm, trần hang nhô hẳn ra phía sông như hàm ếch nên vào mùa lũ, dân từ đầu nguồn chèo chống bè mảng qua hang Ma thường bị va đập vỡ bè hoặc bỏ mạng dưới sông sâu. Người chết đuối nhiều quá nên dân sông nước cho rằng đây là nơi ma trú ngụ, dần trở thành tên.
< Qua đò ngang trên sông Luồng trước khi lên núi Pha Cáng đến Phi Bà.
Trái với sự lo lắng, nhóm người lái bè mà chúng tôi gặp ở hang Ma trong buổi trưa hè oi bức vẫn bình thản ngồi nghỉ trên những bó luồng kết thành bè nổi giữa lúc cơn lũ từ thượng nguồn đang hung hãn đổ về. Với họ, có lẽ những lời đồn đãi dù đáng sợ vẫn không thể sánh bằng nghèo đói, thất nghiệp...
< Đường lên động Hang Hòm phải leo qua nhiều vách đá tai mèo dựng đứng.
Chiều muộn, sương núi lãng đãng trên đỉnh Pha Cáng. Sợ không kịp lên Phi Bài trước khi trời tối, chúng tôi cùng Trường - một trong số vài người hiếm hoi ở bản Khằm đã lên hang Hòm - quyết định leo thẳng lên động thay vì đi đường vòng.
< Quan tài hình thuyền nằm ngổn ngang ngay lối ra vào cửa động.
Đây là quyết định có phần mạo hiểm bởi người dẫn đường dù am tường địa hình, leo trèo giỏi cũng phải mất không ít thời gian định hướng, phát quang, khai phá lối mới. Càng lên cao rừng càng hoang dã. Nhiều đoạn vách đá tai mèo dựng đứng, nhìn xuống là vực sâu thăm thẳm, muốn vượt qua phải có người đỡ. Thỉnh thoảng đá trên cao rơi xuống dội lên âm thanh lốc cốc, khô đặc khiến cảnh vật thêm âm u huyền bí.
< Trên giàn giáo hiện vẫn còn xếp đặt một số quan tài minh chứng xác thực, người xưa xếp đặt quan tài cẩn thận trên giàn gỗ, chứ không chồng chất, ngổn ngang như hiện nay.
Theo ông Sơn, trước năm 1950, Pha Cáng là vùng rừng thiêng nước độc, thú dữ tung hoành, ít người lai vãng. Bẵng đi một thời gian, một nhóm phường săn do mải mê truy tìm thú bị thương, len lỏi ngược lên đỉnh non hãi hùng phát hiện hang động treo la liệt toàn quan tài. Kể từ đấy, Pha Cáng vốn hoang vắng càng không ai bén mảng. Những người chẳng đặng đừng phải qua đây hết thảy đều rủ bè bạn đi cùng cho đỡ sợ. Người dân bản đặt tên Phi Bài (có nghĩa nơi trú ngụ của ma rừng, ma núi chuyên giết người giấu mất xác) cũng nhằm cảnh báo con cháu.
< Trong hang đây đó vẫn còn vài bộ quan tài hoàn chỉnh giống thân cây tròn trịa.
Khi màn hình GPS của chúng tôi hiển thị độ cao 306m so với mặt biển cũng là lúc cửa động cùng hàng chục “phách gỗ” mang hình dáng con thuyền độc mộc nằm ngổn ngang xuất hiện. Đó là những thân cây gỗ lớn, đủ kích thước lớn nhỏ, được xẻ đôi, đục khoét thành phần đáy và phần thiên cỗ quan tài, hai đầu đẽo hai núm có lẽ để khiêng, xách dễ dàng. Không thấy bất kỳ đồ tùy táng hay hài cốt. Nén nỗi sợ hãi, tất cả tiến sâu vào lòng hang rộng khoảng 25m, cao hơn 12m, nơi “thuyền độc mộc” chồng chất khá nhiều. Nhiều quan tài giống lóng cây tròn trịa và nhiều “phách gỗ” dài khoảng 1m có lẽ dùng mai táng trẻ xấu số.
< Khoang thứ 3, sâu xuống lòng núi khoảng 10 mét là nơi cất giữ hơn 50 quan tài với chất lượng gỗ còn khá tốt.
Nằm khuất sâu trong góc hang phía trái là giàn giáo ba tầng vững chãi kết cấu bằng những cột gỗ chôn dưới nền hang và thanh dầm âm sâu vách đá với ba “mộ thuyền” gác chông chênh trên giá. Theo những vị cao niên sống tại Quan Hóa, khi dân bản mới phát hiện, các quan tài được xếp đặt cẩn thận trên giàn gỗ chứ không nằm ngổn ngang dưới nền. Có thể theo thời gian, thiên tai hoặc những người chuyên săn vàng bạc đã xới tung, làm đảo lộn hiện trạng.
Chúng tôi theo Trường leo tiếp vách đá nhẵn nhụi trổ sang khoang thứ hai. Hang này nhỏ, chỉ chứa vài “mộ thuyền” đã rêu xanh bám đầy nhưng là điểm nối quan trọng để chui xuống khoang thứ ba, nơi cất giữ trên 50 mộ thuyền được xếp đặt ken kín cả lòng hang chật hẹp.
< Từ hang Hòm nhìn xuống là nơi hợp lưu của sông Luồng, sông Mã giữa núi rừng Pha Cáng và Pha Pó Cúng. Phong cảnh thật hùng vỹ, lãng mạn.
Trường cho biết khoang này trổ thông qua nhiều ngóc ngách nên khả năng lẩn khuất trong lòng hang còn nhiều mộ thuyền. Điều đáng suy nghĩ là không hiểu bằng cách nào người xưa có thể đưa những cỗ quan tài nặng nề vượt qua địa hình vách tai mèo hiểm trở và độ cao hàng trăm mét, sau đó tiếp tục vận chuyển vào trong các ngóc ngách nhỏ hẹp như vậy.
Ngay tại khoang thứ hai, nhìn ra không gian sau giếng trời là đỉnh Pha Pó Cúng (núi Vũng Tôm) sừng sững án ngữ phía nam. Nhìn chếch hướng đông bắc giữa sắc màu xanh thẫm của núi rừng là nơi hội tụ sông Luồng và sông Mã đỏ nặng phù sa. Phong cảnh sơn thủy hữu tình đến bất ngờ...
Du lịch, GO! - Theo Du lich Tuoitre
0 comments:
Post a Comment