Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Friday, 21 October 2011

Thiền viện Chơn Không tọa lạc trên triền Hòn Sụp - núi Lớn với độ cao 80m, thuộc phường sáu, thành phố biển Vũng Tàu. Từ Bãi Trước (Vũng Tàu) đi theo đường Quang Trung đến ngã tư mũi tàu, rẽ trái theo đường Lê Lợi, đến ngã ba đường Lê Lợi - Vi Ba tiếp tục rẽ trái đi theo đường Vi Ba khoảng 1 km đường nhựa dốc quanh co uốn khúc với những rặng hoa anh đào lên triền núi Lớn (núi Tương Kỳ), ta sẽ đến Thiền viện Chơn Không.

"Vũng Tàu biển đẹp, non xanh,
Danh lam thắng cảnh mặc tình dạo chơi.
Lại thêm điểm hẹn tuyệt vời,
Chơn Không, núi Lớn xin mời đến thăm,
Thiền tông Phật giáo ngàn năm,
Trúc Lâm Yên Tử nẩy mầm hồi sinh"

Thiền viện thuộc hệ phái Bắc tông, được hình thành trong sự thôi thúc đi tìm một hướng đi mới mẻ cho Tăng Ni, và đó cũng là hoài bảo phục hưng Thiền Tông Việt Nam mà từ lâu Thiền đã bị quên lãng trong giới tu hành theo đạo Phật của Hòa thượng Thích Thanh Từ.

Ngày 20/7/1968 âm lịch, Ngài đã sáng ra nẻo đạo lý Sắc Không được liễu đạt, nhận ra thật lý Bát-nhã. Đến ngày mùng 8 tháng Chạp năm ấy, Thầy ra thất và đem sở đắc chỉ dạy cho đồ chúng. Hoài bảo ở Thầy đã đầy đủ nhân tố để thực hiện. Thầy chấn hưng lại Thiền tông Việt Nam.

Từ năm 1969 và 1970, Thiền sư Thích Thanh Từ chuẩn bị cơ sở vật chất xây dựng thiền đường, tăng xá để quy tụ tăng chúng. Ngày 08/4/1971, nhận thấy đã đầy đủ cơ duyên nên Ngài quyết định công bố thành lập tu viện Chơn Không và mở khóa đầu tiên tu thiền ba năm, từ năm 1971 đến năm 1974, với đường lối tu tập cao siêu thanh thoát, trừ dẹp mê tín và lý thuyết suông. Chính nơi đây đã đào tạo và cống hiến cho Giáo Hội Phật giáo Việt Nam nhiều vị Tăng Ni tài giỏi để phục vụ cho sự nghiệp hưng thịnh nền Phật pháp, đồng hành cùng dân tộc và Phật tử xây dựng nước nhà vững mạnh, cùng nhau sống tốt đời đẹp đạo.

Cơ sở vật chất ban đầu của tu viện rất đơn sơ, mộc mạc và giản dị. Đến những năm 1993, được sự khuyến khích của Đảng và Nhà nước kêu gọi phục hồi lại các chùa cũ đã bị hư hỏng đổ nát, nên từ tháng 4/1994 đến nay, tu viện Chơn Không đã được trùng tu và xây dựng thêm nhiều công trình hạng mục như cổng tam quan, Chánh điện, nhà Tổ, nhà khách, lầu chuông với quả chuông được đúc bằng đồng nặng 1.100 kg, nhà mát và sáu ngôi thất trải dài lên đỉnh núi....

Đặc biệt, hòn non bộ được xây ở giữa trung tâm của khuôn viên Thiền viện, có bốn con sư tử đang quỳ chầu bốn hướng, chính giữa là một bàn tay nâng cao đóa hoa sen, là biểu tượng của Thiền tông đã làm nổi bật ý nghĩa và cảnh quan của Thiền viện thêm thanh thoát và thiêng liêng, trầm mặc.

Suốt chiều dài lịch sử với bao thay đổi thăng trầm, Thiền viện Chơn Không vẫn trung thành với lý tưởng phụng sự đạo pháp và dân tộc. Thiền viện Chơn Không dưới sự hoằng truyền của Thượng tọa Viện chủ Thích Thanh Từ đã phát triển tốt đẹp. Biết bao nhiêu người được lợi lạc bởi nguồn pháp trong lành siêu thoát này. Đến nay, đã có thêm sáu thiền viện hình thành từ nền tảng khôi phục Thiền tông Việt Nam của Ngài như: thiền viện Thường chiếu, thiền viện Viên Chiếu, thiền viện Huệ Chiếu, thiền viện Linh Chiếu, thiền viện Phổ Chiếu và thiền viện Trúc Lâm ở Lâm Đồng.

Mục đích Thiền Viện là giúp Thiền sinh giải thoát ngay trong cảnh triền phược, thấy vô sanh trong pháp sanh diệt, tìm Cực lạc trong cõi Ta bà. Tu là tạo một cuộc sống an tĩnh lành mạnh ngay nơi thân tâm. Tâm an tĩnh, thân lành mạnh là một điều kiện thiết yếu cho người tu nói riêng và cho nhân loại nói chung. Cho nên, Thiền sinh khéo điều hòa thân thể khoẻ mạnh, tâm an tĩnh là biết tu, có truyền bá cũng nhằm vào điểm cốt lõi ấy mà thôi.

Cứ chiều đến, nơi đây lại tấp nập những nhóm bạn đến học cách tọa thiền, bỏ lại sau lưng những lo toan, bận rộn của cuộc sống đời thường...
Sau những bộn bề lo toan của cuộc sống “cơm áo, gạo tiền”, nhiều người đã đến với thiền, dù là thiền yoga hay thiền Trúc Lâm Yên Tử… mục đích cuối cùng của họ là nhằm giúp tâm trí an định, thư thái. Ngày nay, có nhiều các bạn trẻ cũng tìm đến thiền sau những bộn bề công việc, nhưng lo toan của cuộc sống…

Thiền viện Chơn Không thật sự là thắng cảnh yên ắng đến tuyệt vời rất thích hợp cho Phật tử và du khách hành hương, tham quan và có dịp tìm hiểu về Thiền tông. Qua cổng tam quan để theo con đường Tiêu Dao với hai hàng dương xanh non mượt mà dọc lối đi, tạo cảm giác êm ái cho du khách khi nâng bước chân lên dốc đến đồi Tự Tại. Tiếp tục rẽ phải để lên Chánh điện lễ Phật, du khách có thể nhìn toàn cảnh thành phố Vũng Tàu có cảng, có sân bay, có đường ngang phố dọc, có biển vươn dài ngút ngàn đại dương..., và phía sau khuôn viên Thiền viện có đỉnh Hòn Sụp làm bình phong che chắn. Và, khi màn đêm buông xuống, thật thú vị cho du khách được ngắm một đô thị hoa đăng sáng rực của phố biển Vũng Tàu.

Trong thời gian tới, Khi các thủ tục hoàn thành và dự án du lịch thiền được khởi công, Thiền viện Chơn Không sẽ trở thành Khu du lịch văn hóa Thiền đầu tiên trong tỉnh, với nhiều hoạt động như: Khu vườn đá Phương Đông, khu thiền Yoga, khu biểu diễn thư pháp, khu giới thiệu và nấu các món chay dưỡng sinh, khu vườn thuốc Nam chữa bệnh miễn phí, khu hoa viên, khu xây dựng tượng đức Phật, bảo tàng Phật giáo, khu trà đạo... phục vụ nhân dân trong tỉnh và du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vãn cảnh chùa.

Du lịch, GO! Tổng hợp

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống