Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Monday 31 October 2011

Ngoài những ưu đãi về môi trường sống như không khí trong lành, khung cảnh hùng vĩ... mà thiên nhiên ban tặng thì cuộc sống hiện nay của các em vùng núi vẫn hết sức khó khăn.

< Trò chơi cưỡi bê.

Hầu hết trẻ em ở đây ngoài giờ học đều phải lao động phụ giúp gia đình như kiếm củi, chăn trâu, bò, phụ cày ruộng… thậm chí làm cả những việc nặng của người lớn.

Trẻ vùng cao tự lập hơn trẻ miền xuôi, nhất là trẻ em thành phố rất nhiều. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, người vùng cao không nuông chiều con theo cách miền xuôi, và họ cũng không thể có thời gian để chiều con cái.
Chính vì thế bọn trẻ lên 2, 3 tuổi đã biết tự đi chơi, biết cõng em. Khi đói thì biết tự bới cơn, tự ăn mà không hề mèo nheo như trẻ thành thị.

< Để bừa ruộng "ngấu" hơn hai đứa trẻ người Raglai này phải phụ giúp bố bằng cách đứng, ngồi trên cái bừa này suốt cả ngày (Huyện Khánh Sơn - tỉnh Khánh Hòa) 

Còn lớn hơn một chút phải theo mẹ lên nương và khi về cũng mang theo bó củi nhỏ, hay gùi những thứ nhẹ. Điều kiện học hành ở vùng cao vô cùng khó khăn, rất nhiều em phải đi bộ vài cây số đường núi hay lội suối băng rừng đôi khi chỉ với đôi với đôi chân trần, quần áo không đủ chống rét, lớp học thì sơ sài thiếu thốn mọi bề.

Đi dọc đường quốc lộ tại Hà Giang, chẳng khó khăn gì để bắt gặp những hình ảnh của lũ trẻ chăn trâu, gánh cỏ.

< Bé Mai Nhỏ xíu bên gùi củi.

Gặp cô bé Mai giữa đường vào bản, một bé gái nhỏ xíu, đôi mắt trong veo, mặt lấm tấm bụi đất, đằng sau là một chiếc gùi to đựng củi.

< Những gùi củi, gùi cây thuốc nặng trĩu nhưng đó là việc thường ngày...

Phải khó khăn lắm tôi mới bắt chuyện được với em, Mai bảo em học lớp một, em phải đi gánh củi thì sang năm mẹ mới cho đi học tiếp. Ít được tiếp xúc với nhiều người nên em chỉ tủm tỉm cười và nói với khách vài câu là chạy vụt về nhà.
< Các em nhỏ giúp gia đình chăn trâu.

Ngày ngày bế em cho bố mẹ lên nương, nấu cơm, dọn nhà, chăm cho đàn lợn và mấy chú gà là công việc của nhiều trẻ ngay cả trong những ngày hè.
< Khoảnh khắc đến trường của hai chị em. Cô chị đã học lớp 2, còn em nhỏ học mẫu giáo. 
Sáng nay cô chị một tay nắm chặt tay em, một tay xách 2 chiếc cặp lồng cơm cho bữa trưa của hai chị em. Em nhỏ chân trần, nước mắt lưng tròng, miệng mếu máo cùng chị đi học.
< Bé gái ở Chế Cu Nha "khoe bụng" và "khoe" luôn cả vòng một. Mùa đông cũng như mùa hè, trẻ con ở đây chỉ đơn giản với chiếc áo đặc trưng của người Mông ở Mù Cang Chải.
< Trông em.

Mới học lớp 2 nhưng trông cô bé đã ra dáng một người chị đảm đang trong gia đình. Hai tay luôn thoăn thoắt làm việc, em nói tiếng Kinh rất rõ, em bảo với tôi: “ Em thích đi học lắm. Đi học em được học cái chữ, và được cô giáo dạy cho mấy bài hát hay”.
< Nghiêm chỉnh chào cờ trong sân trường.
Trẻ vùng cao chơi gì?

< Cặp sách treo tòng teng trên tay cầm của "gậy Trường Sơn" theo chân học sinh vùng cao xã Sơn Long, huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) đến trường.

Tuổi thơ của bọn trẻ gắn liền với lao động, gắn với khó khăn. Chính vì vậy mà tất cả trẻ vùng cao đều có những sáng tạo riêng với những trò chơi rất độc đáo.
< Cầu tuột.

Khác nữa là Gậy Trường Sơn của trẻ vùng cao: Từ một khúc lồ ô dài khoảng 1,2 mét, dưới gắn bánh xe gỗ, trên có tay cầm, nhiều em bé miền núi Quảng Ngãi sống ở Đông Trường Sơn dùng làm gậy đẩy đến trường, vừa treo cặp, làm đồ chơi lại chống trơn trên đường.
Sáng kiến này xuất phát từ một thói quen lấy nước sinh hoạt  từ suối về nhà của người dân Trường Sơn. Họ làm một cây gậy lồ ô gắn bánh tròn, đóng móc bên trên để có thể treo những bình nước. Hàng ngày những người phụ nữ  đẩy gậy ra suối lấy nước, treo bình nước trên những cái móc và đưa về nhà, vừa tiết kiệm sức lại vận chuyển được nhiều.

< Chơi trốn tìm.

Ngày nay nhiều gia đình tận dụng "xe đẩy" đặc biệt này để trẻ "chở cặp" đến trường. Các em cho là chống sự trơn trợt trên đường nhưng chính xác hơn đây là một món đồ chơi thú vị của bọn trẻ.
< Tắm suối.


< Và xe tự chế.

Vẫn là những nụ cười hồn nhiên trẻ thơ nhưng trò đua xe cảm giác mạnh của trẻ em người Dao ở xã Tòng Sành huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai  khiến những người lần đầu tiên nhìn thấy không khỏi thót tim.
Các em ngồi trên những chiếc xe tự chế không nhiên liệu, không phanh bằng tre rồi thả chân lao vun vút từ trên đỉnh dốc xuống đường quốc lộ…
< Té ngã là chuyện khó tránh khỏi.
Em Lý Tả Pao (8 tuổi) cho biết: “Chúng em đứng từ trên cao nhìn xuống lúc nào không có ô tô đi qua thì mới lao dốc, khi ra đường mà có xe qua chỉ cần bẻ ngoặt tay lái chạy theo rãnh nước là không sao”.
Màn đua xe đổ dốc của các em thoáng nhìn rất hấp dẫn song vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên “những đứa trẻ này chiều nào cũng chơi trò này, tôi nhìn thấy mà lo lắng, nhưng khuyên bảo không được”, một người dân địa phương cho hay.

Giữa thành thị và vùng cao vẫn còn một khoảng cách lớn...

Du lịch, GO! tổng hợp

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống