Nếu có dịp đến với Gia Lai, du khách sẽ không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà còn có thể tham gia nhiều tour du lịch homestay ở các bản làng dân tộc để tìm hiểu về tập quán sinh hoạt của cộng đồng dân cư sinh sống nơi đây. Trong đó, làng Tờ Nùng của người Gia Rai ở xã Ya Ma, huyện Kông Chro là một trong những nơi đang thu hút khá nhiều du khách trong và ngoài nước.
Từ Tp. Pleiku, đi theo quốc lộ 19 khoảng 69km về phía đông, du khách sẽ tới thị trấn Đắk Pơ. Từ đây rẽ phải vào tỉnh lộ 662 khoảng hơn 30km sẽ tới làng Tờ Nùng. Đường vào làng khá rộng rãi, đa phần được đổ bê tông.
Ấn tượng đầu tiên du khách cảm nhận được khi đến làng là khung cảnh bình dị mang đậm nét văn hóa của một buôn làng dân tộc vùng núi rừng Tây Nguyên với kiến trúc nhà rông, nhà sàn (nhà ở) truyền thống.
Người dân trong làng hiền hòa, mến khách. Du khách khi đến với làng sẽ cảm nhận một cách chân thực và sâu sắc nhất không khí ấm áp, dân dã qua những âm thanh cồng chiêng vang vọng giữa núi rừng bao la…
Nhà rông là linh hồn của làng và là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa cộng đồng như: hội họp; lễ hội, xử kiện, đón khách...Bởi vậy nhà rông phải được dựng trên khu đất rộng ở trung tâm làng. Kiến trúc nhà rông thường đồ sộ, bề thế với chiều dài 10m, rộng 4m, cao khoảng 16m được lợp tranh hoàn toàn với mái nhà hình lưỡi rìu cao vút. Trên các vì kèo có nhiều hoa văn trang trí cách điệu miêu tả các truyền thuyết, đời sống sinh hoạt ở buôn làng, các con vật.., trong đó nổi bật là hình ảnh thần mặt trời chói sáng.
Trong nhà rông có một nơi để thờ vật thiêng như: con dao, hòn đá, sừng trâu... và khu trưng bày hiện vật mô phỏng đời sống văn hóa của dân làng như: cồng, chiêng, hình tượng người, voi... mô phỏng lại quá trình lao động của dân làng được trưng bày tinh tế và hấp dẫn phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm ngưỡng của du khách.
Nhà rông chính là nơi thể hiện trình độ hội họa, điêu khắc cũng như sự thịnh vượng của buôn làng. Hàng ngày đều có thanh niên ngủ lại nhà rông để chăm sóc, bảo vệ.
Cùng với nhà rông, nhà sàn của người Gia Rai cũng mang những nét văn hóa đặc sắc, gồm hai kiểu: nhà dài và nhà ngắn. Nhà dài thường có chiều dài từ 13 đến 15m, chiều rộng từ 3,5 đến 3,8m và được phân thành 2 gian. Gian mang dành cho các sinh hoạt chung như: đón khách, uống rượu cần, đánh cồng chiêng; còn gian óc dành cho các sinh hoạt riêng của chủ nhà. Ngăn giữa hai gian là một hàng cột, kế bên là bếp để cúng Yàng. Khách đến chơi nhà chỉ được vào gian mang, không được vào gian óc nên kiến trúc nhà dài bao gồm hai cầu thang, một dành cho khách ở gian mang và một dành cho chủ nhà ở gian óc.
Nhà ngắn thường có chiều dài không quá 9m, chiều rộng không quá 3m, cao khoảng 4,5m. Phía trước nhà có cầu thang lên cửa chính. Giữa nhà là nơi tiếp khách. Nơi sinh hoạt của gia đình chủ nhà được bố trí ở phía bên trái nhà. Trong nhà có thể đặt những bộ chiêng, ché để thể hiện sự sung túc của gia chủ.
Làng xây dựng được một đội cồng chiêng “nhí” ở độ tuổi từ 10 đến 14. Tại liên hoan cồng chiêng các huyện phía Đông vừa qua, Kông Chro cũng là một trong những huyện có màn biểu diễn hay và đặc sắc nhất, để lại những ấn tượng đẹp cho khán giả. Nhà nào cũng có khung dệt vải và vẫn giữ phong tục làm rượu cần để dùng trong những dịp lễ, hội.
Khách cư trú tại nhà người dân địa phương, ăn, nghỉ, tham gia vào công việc trong gia đình họ để hiểu thêm về phong tục tập quán, đời sống văn hóa cộng đồng, tối đến hòa mình vào những vòng xoang nhịp nhàng bên ánh lửa bập bùng, uống rượu cần, thưởng thức cơm lam…
Hãy cùng thưởng thức, khám phá, hòa nhịp tận hưởng những phút giây yên bình với bà con buôn làng để trải nghiệm hương vị một Tây Nguyên hoang dã. Cùng với bản sắc văn hóa độc đáo và con người Gia Rai hiền hòa, mến khách, Tờ Nùng sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TCDL, DulichVN và nhiều nguồn khác
Từ Tp. Pleiku, đi theo quốc lộ 19 khoảng 69km về phía đông, du khách sẽ tới thị trấn Đắk Pơ. Từ đây rẽ phải vào tỉnh lộ 662 khoảng hơn 30km sẽ tới làng Tờ Nùng. Đường vào làng khá rộng rãi, đa phần được đổ bê tông.
Ấn tượng đầu tiên du khách cảm nhận được khi đến làng là khung cảnh bình dị mang đậm nét văn hóa của một buôn làng dân tộc vùng núi rừng Tây Nguyên với kiến trúc nhà rông, nhà sàn (nhà ở) truyền thống.
Người dân trong làng hiền hòa, mến khách. Du khách khi đến với làng sẽ cảm nhận một cách chân thực và sâu sắc nhất không khí ấm áp, dân dã qua những âm thanh cồng chiêng vang vọng giữa núi rừng bao la…
Nhà rông là linh hồn của làng và là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa cộng đồng như: hội họp; lễ hội, xử kiện, đón khách...Bởi vậy nhà rông phải được dựng trên khu đất rộng ở trung tâm làng. Kiến trúc nhà rông thường đồ sộ, bề thế với chiều dài 10m, rộng 4m, cao khoảng 16m được lợp tranh hoàn toàn với mái nhà hình lưỡi rìu cao vút. Trên các vì kèo có nhiều hoa văn trang trí cách điệu miêu tả các truyền thuyết, đời sống sinh hoạt ở buôn làng, các con vật.., trong đó nổi bật là hình ảnh thần mặt trời chói sáng.
Trong nhà rông có một nơi để thờ vật thiêng như: con dao, hòn đá, sừng trâu... và khu trưng bày hiện vật mô phỏng đời sống văn hóa của dân làng như: cồng, chiêng, hình tượng người, voi... mô phỏng lại quá trình lao động của dân làng được trưng bày tinh tế và hấp dẫn phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm ngưỡng của du khách.
Nhà rông chính là nơi thể hiện trình độ hội họa, điêu khắc cũng như sự thịnh vượng của buôn làng. Hàng ngày đều có thanh niên ngủ lại nhà rông để chăm sóc, bảo vệ.
Cùng với nhà rông, nhà sàn của người Gia Rai cũng mang những nét văn hóa đặc sắc, gồm hai kiểu: nhà dài và nhà ngắn. Nhà dài thường có chiều dài từ 13 đến 15m, chiều rộng từ 3,5 đến 3,8m và được phân thành 2 gian. Gian mang dành cho các sinh hoạt chung như: đón khách, uống rượu cần, đánh cồng chiêng; còn gian óc dành cho các sinh hoạt riêng của chủ nhà. Ngăn giữa hai gian là một hàng cột, kế bên là bếp để cúng Yàng. Khách đến chơi nhà chỉ được vào gian mang, không được vào gian óc nên kiến trúc nhà dài bao gồm hai cầu thang, một dành cho khách ở gian mang và một dành cho chủ nhà ở gian óc.
Nhà ngắn thường có chiều dài không quá 9m, chiều rộng không quá 3m, cao khoảng 4,5m. Phía trước nhà có cầu thang lên cửa chính. Giữa nhà là nơi tiếp khách. Nơi sinh hoạt của gia đình chủ nhà được bố trí ở phía bên trái nhà. Trong nhà có thể đặt những bộ chiêng, ché để thể hiện sự sung túc của gia chủ.
Làng xây dựng được một đội cồng chiêng “nhí” ở độ tuổi từ 10 đến 14. Tại liên hoan cồng chiêng các huyện phía Đông vừa qua, Kông Chro cũng là một trong những huyện có màn biểu diễn hay và đặc sắc nhất, để lại những ấn tượng đẹp cho khán giả. Nhà nào cũng có khung dệt vải và vẫn giữ phong tục làm rượu cần để dùng trong những dịp lễ, hội.
Khách cư trú tại nhà người dân địa phương, ăn, nghỉ, tham gia vào công việc trong gia đình họ để hiểu thêm về phong tục tập quán, đời sống văn hóa cộng đồng, tối đến hòa mình vào những vòng xoang nhịp nhàng bên ánh lửa bập bùng, uống rượu cần, thưởng thức cơm lam…
Hãy cùng thưởng thức, khám phá, hòa nhịp tận hưởng những phút giây yên bình với bà con buôn làng để trải nghiệm hương vị một Tây Nguyên hoang dã. Cùng với bản sắc văn hóa độc đáo và con người Gia Rai hiền hòa, mến khách, Tờ Nùng sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TCDL, DulichVN và nhiều nguồn khác
0 comments:
Post a Comment