Có lẽ đây là chợ phiên đặc biệt nhất, một phiên chợ bán toàn đá quý. Người ta có thể bày tiền tỷ ra mẹt, hay mảnh ván tạm bợ cũng trưng toàn tiền bạc quý giá cả.
< Phiên chợ có hàng chục năm nhưng sưa nay vẫn không đổi cách giao dịch và cách bày bán.
Vào ngày chợ họp, cảnh đông đúc của phiên chợ vùng cao, nhưng mặt hàng lại là những "sản vật" quý giá mà họ lấy được từ trong lòng đất và người giao dịch cũng phải là người có tiền.
Phiên chợ đá quý đã xuất hiện ở thi trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, Yên Bái từ rất lâu đời, nhưng trải qua bao thời gian đến nay phương thức và cách giao dịch vẫn không thay đổi.
< Phiên chợ này chỉ bán... đá quý.
Người ta gọi chợ này là phiên chợ bạc tỷ, bởi những mặt hàng chỉ có đá quý chứ không có hàng hóa khác.
Đến chợ phiên ta không chỉ thấy được điều đặc biệt của mặt hàng, mà còn thấy được một cốt cách buôn bán ở vùng núi nhưng lại rất văn minh.
Không có cảnh tranh giành, cũng không sợ mất cắp, thậm chí người ta có thể mang viên đá rất giá trị của ai đó đi từ đầu chợ đến cuối chợ để khảo xem đó là hàng thật hay giả mà chủ nhân vẫn vui vẻ.
< Hồng ngọc, bích ngọc... loại này bán làm trang sức.
Chợ đá quý chỉ chiếm một góc nhỏ của trung tâm thị trấn Yên Thế - huyện lỵ Lục Yên, cách thành phố Yên Bái gần 100 km, nhưng lúc nào cũng náo nhiệt bởi các thương nhân từ khắp nơi trong nước đổ về. Sức hút của chợ: những viên đá nhỏ tí xíu, đủ màu, đang chờ được chế tác để trở thành vật trang sức trị giá từ hàng triệu đến nhiều trăm triệu đồng...
< Cách xem đá thật giả của giới buôn đá quý tại chợ đá đỏ Lục Yên. Có khi viên đá nhỏ như thế này có giá trị hàng trăm triệu, thậm trí lên đến cả bạc tỷ.
Khi tôi đến đã là buổi chiều, khu vực họp chợ vẫn rất huyên náo vì đang là ngày cuối cùng của một hội chợ thương mại do Sở Thương mại Yên Bái tổ chức. Ngay từ lối rẽ vào, đặc trưng của vùng chuyên nghề về đá quý đã lộ rõ qua những gian hàng đầu chợ. Nhìn từ xa, những bức tranh: tứ quý, lục bình... được tạo bởi vô số những hạt đá quý to, nhỏ trông không khác lắm với tranh sơn dầu, nhờ đường nét mềm mại, các mảng màu tươi tắn, sinh động. Nhưng không chỉ có tranh đá, người ta còn bày bán nhiều loại khác: đá saphire, ruby... để làm đồ trang sức; các khối đá trắng làm đá cảnh trong nhà; những chiếc đĩa, quạt có thư pháp làm bằng những hạt đá quý gắn kết lại...
< Có rất nhiều loại và nhiều giá trị khác nhau được bán ở chợ.
Anh Nguyễn Ngọc Mai, chủ cơ sở Hồng Ngọc tại thị trấn, có gian hàng tại hội chợ cho biết: "Đây là hội chợ thương mại lần đầu tiên tổ chức ở Lục Yên, khách rất đông nên chúng tôi tham gia ngay. Người Lục Yên thì không đi xem đá quý nhiều vì ngày nào cũng thấy rồi, nhưng người các nơi khác, ngay cả chính người của các doanh nghiệp tham gia vào hội chợ lại trở thành khách của chúng tôi. Đá quý Lục Yên vốn nổi tiếng đẹp mà giá không đắt cho nên ai ở nơi khác đã xem qua thì cũng mua một món gì đó về làm quà".
< Đá đỏ vụn bán theo cân.
Những ngày này, quả là ngày "hốt bạc" của các nhà bán đá. Khách các nơi đến mua cũng vui như tết. Họ chuyền tay cho nhau xem những viên đá xanh, đỏ đã được mài nhẵn, cắt. Có người mua những viên giá tới 1-2 triệu đồng, có người chỉ mua viên 150.000 - 200.000 đồng, hể hả nói: "Ở Hà Nội, để có cái viên này làm nhẫn đeo, bỏ tiền ra gấp đôi, gấp ba cũng không mua được".
< Đồ chế tác rồi thì đắt hơn nhiều, có viên lên đến chục triệu thậm chí cả trăm triệu đồng.
Theo lời mách của mấy chị bán đá trong chợ, tối đó tôi tìm đến nhà anh Văn Sơn, chủ một doanh nghiệp chuyên làm tranh đá. Vợ chồng anh Sơn đang hì hục trộn keo, gắn từng hạt đá lên các bộ tranh vẽ đàn chim đã được phác họa từ trước. Trông cách họ làm rất vất vả. Không phải pha trộn màu như các họa sĩ nhưng phải căng mắt ra lựa chọn từng hạt đá trong mấy chục loại đá, lại còn phải lựa từng hạt to, nhỏ khác nhau cho phù hợp để tạo nên các mảng màu hài hòa của bức tranh.
Tranh đá Lục Yên về cả hình thức và cách làm cũng không giống ở đâu. Tuy cũng là chép lại từ các bức tranh đã có nhưng nó không chỉ dừng lại ở một số kiểu mẫu tranh dân gian như tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh dân gian Hàng Trống (Hà Nội)... mà còn làm theo đặt hàng của khách muốn phỏng theo các bức tranh nổi tiếng của thế giới.
< Mỗi sáng phiên chợ họp khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Chỉ tay vào bộ tứ bình (loại này được bán 12 triệu đồng/bộ, gồm 4 bức), anh Sơn nói: "Cái này thế mà phải làm mất đúng một tuần đấy". Vợ chồng anh Sơn chỉ tham gia vào việc sửa sang, đánh bóng các bức tranh cho đẹp, còn thì chủ yếu do 4 người thợ họ thuê làm. Vợ anh nói: "Nói chung là vất vả lắm nhưng được cái khoảng 1 năm nay, khách các nơi về mua nhiều, làm không kịp để bán nên cũng hứng thú".
< Nơi bày bán đơn giản nhưng hàng hóa lại không đề giản đơn chút nào.
Sáng hôm sau, khu vực chợ chỉ còn khoảng 30 quầy hàng đá nhưng cũng vẫn nhộn nhịp kẻ mua, người bán. Gọi là "quầy" cho oai chứ thực ra mỗi quầy chỉ có một người bán hàng với một cái bàn nhỏ diện tích chỉ độ nửa mét vuông, hệt như các hàng đổi tiền đã thấy ở chợ Móng Cái. Trên mặt bàn, người ta đổ ra mỗi ô một loại đá: đá đỏ có, đá xanh có, đá nhỏ làm tranh có... đã mài nhẵn trong sáng lấp lánh cũng có mà để cả cục xù xì cũng rất nhiều.
< Đèn chuyên dụng để kiểm tra đá quý của giới buôn chuyên nghiệp.
Người bán hết thảy là phụ nữ, các bà già nhưng người mua lại chủ yếu là cánh đàn ông, chỉ có 5-7 phụ nữ đi mua. Cánh đàn ông, mỗi người tay cầm một loại đèn pin nhỏ, để bóng trần. Họ mua theo kiểu khá tập thể: cứ túm tụm kéo nhau xem hết hàng này, lại qua hàng khác. Nhặt từng viên lên soi qua ánh đèn rồi lại chọn viên khác. Có khi 2-3 anh cùng chung tiền mua một viên nếu viên đó người bán đòi giá cao quá. Anh Lập, một người chuyên mua đá để đổ cho các cửa hàng, công ty kinh doanh đá quý nói: "Soi là để xem chất lượng của các viên đá, nếu thấy viên đá trong suốt, không có các vết nứt, vỡ... thì đó là viên rất tốt.
< Chợ phiên bạc tỷ, song lại đơn giản như chợ nông sản.
Cứ mỗi hôm mua được 1-2 viên thôi thì cũng là ấm rồi đấy". Cầm 2 viên, Lập quay lại hỏi người bán hàng: "Triệu hai (1,2 triệu đồng) 2 viên này, bán không ?". Cô chủ hàng cười lắc đầu. Lập ngoảnh sang cười nói nhỏ với tôi: "Đấy, 2 viên bé tí thế này mà trả giá đến thế không bán. Giờ mỗi ngày kiếm vài trăm ngàn (đồng) khó quá". Đây là lần thứ 5 Lập trả giá sau khi cứ vòng qua, vòng lại mặc cả. Cũng có khá nhiều người đến Lục Yên, nghe kể về chợ đá cũng tò mò qua mua. Có không ít người là nhân viên, chủ cửa hàng ở Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng... đến tìm mua. Chị Hường, chủ một cửa hàng vàng bạc, đá quý tại Hà Nội nói: "Mình quê ở đây, giờ về lấy chồng Hà Nội, mở cửa hàng, mua nhiều nơi vẫn thấy đây là rẻ nhất nên cứ thỉnh thoảng về thăm quê, lấy hàng luôn. Được cái đá ở đây có màu rất đẹp, lạ mà giá cũng rẻ. Chỉ tội, đường đi xa, hơi xấu nên cũng vất vả".
< Đá đỏ vụn dùng làn tranh đá quý.
Chợ đá quý Lục Yên chính là đầu mối mua bán đá quý từ các bãi khai thác đá quý của huyện Lục Yên. Theo lời dân địa phương, chợ này phát triển nhất vào những năm 1991, 1992 là những năm đầu người ta phát hiện ra Lục Yên có đá quý. Dân các nơi đổ đến đào đãi đá. Dân địa phương cũng bỏ nghề làm ruộng, đi rừng để tìm đá. Ai đi đào đãi được chút ít lại mang về chợ bán. Khi đó, chợ đá Lục Yên có hàng trăm gian hàng lớn, nhỏ.
Người ở tứ phương, thậm chí ở các nước xung quanh như Thái Lan, Singapore cũng đến tìm mua.
< Mỗi viên này có thể bán vài triệu đồng tùy theo khách mua.
Đã có 2 công ty liên doanh khai thác đá quý Việt - Nga, Việt - Thái vào khai thác mấy năm. Tuy nhiên, những bãi đá quý, ngọc ở Lục Yên lại không thích hợp cho việc khai thác đá quy mô lớn mà chỉ phù hợp với lối khai thác thủ công nên đến cuối năm 2000, các công ty này cũng đã rút khỏi Lục Yên, để lại mỏ cho dân tự do khai thác. Và chính những người nông dân lam lũ, cứ ngày ngày cặm cụi, đào, đãi không mệt mỏi trên các bãi đá, suối sâu ở đây đã tạo nên nguồn hàng không bao giờ thiếu cho chợ đá quý.
Du lịch, GO! - Tổng hợp theo Anninhthudo, Thanhnien
< Phiên chợ có hàng chục năm nhưng sưa nay vẫn không đổi cách giao dịch và cách bày bán.
Vào ngày chợ họp, cảnh đông đúc của phiên chợ vùng cao, nhưng mặt hàng lại là những "sản vật" quý giá mà họ lấy được từ trong lòng đất và người giao dịch cũng phải là người có tiền.
Phiên chợ đá quý đã xuất hiện ở thi trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, Yên Bái từ rất lâu đời, nhưng trải qua bao thời gian đến nay phương thức và cách giao dịch vẫn không thay đổi.
< Phiên chợ này chỉ bán... đá quý.
Người ta gọi chợ này là phiên chợ bạc tỷ, bởi những mặt hàng chỉ có đá quý chứ không có hàng hóa khác.
Đến chợ phiên ta không chỉ thấy được điều đặc biệt của mặt hàng, mà còn thấy được một cốt cách buôn bán ở vùng núi nhưng lại rất văn minh.
Không có cảnh tranh giành, cũng không sợ mất cắp, thậm chí người ta có thể mang viên đá rất giá trị của ai đó đi từ đầu chợ đến cuối chợ để khảo xem đó là hàng thật hay giả mà chủ nhân vẫn vui vẻ.
< Hồng ngọc, bích ngọc... loại này bán làm trang sức.
Chợ đá quý chỉ chiếm một góc nhỏ của trung tâm thị trấn Yên Thế - huyện lỵ Lục Yên, cách thành phố Yên Bái gần 100 km, nhưng lúc nào cũng náo nhiệt bởi các thương nhân từ khắp nơi trong nước đổ về. Sức hút của chợ: những viên đá nhỏ tí xíu, đủ màu, đang chờ được chế tác để trở thành vật trang sức trị giá từ hàng triệu đến nhiều trăm triệu đồng...
< Cách xem đá thật giả của giới buôn đá quý tại chợ đá đỏ Lục Yên. Có khi viên đá nhỏ như thế này có giá trị hàng trăm triệu, thậm trí lên đến cả bạc tỷ.
Khi tôi đến đã là buổi chiều, khu vực họp chợ vẫn rất huyên náo vì đang là ngày cuối cùng của một hội chợ thương mại do Sở Thương mại Yên Bái tổ chức. Ngay từ lối rẽ vào, đặc trưng của vùng chuyên nghề về đá quý đã lộ rõ qua những gian hàng đầu chợ. Nhìn từ xa, những bức tranh: tứ quý, lục bình... được tạo bởi vô số những hạt đá quý to, nhỏ trông không khác lắm với tranh sơn dầu, nhờ đường nét mềm mại, các mảng màu tươi tắn, sinh động. Nhưng không chỉ có tranh đá, người ta còn bày bán nhiều loại khác: đá saphire, ruby... để làm đồ trang sức; các khối đá trắng làm đá cảnh trong nhà; những chiếc đĩa, quạt có thư pháp làm bằng những hạt đá quý gắn kết lại...
< Có rất nhiều loại và nhiều giá trị khác nhau được bán ở chợ.
Anh Nguyễn Ngọc Mai, chủ cơ sở Hồng Ngọc tại thị trấn, có gian hàng tại hội chợ cho biết: "Đây là hội chợ thương mại lần đầu tiên tổ chức ở Lục Yên, khách rất đông nên chúng tôi tham gia ngay. Người Lục Yên thì không đi xem đá quý nhiều vì ngày nào cũng thấy rồi, nhưng người các nơi khác, ngay cả chính người của các doanh nghiệp tham gia vào hội chợ lại trở thành khách của chúng tôi. Đá quý Lục Yên vốn nổi tiếng đẹp mà giá không đắt cho nên ai ở nơi khác đã xem qua thì cũng mua một món gì đó về làm quà".
< Đá đỏ vụn bán theo cân.
Những ngày này, quả là ngày "hốt bạc" của các nhà bán đá. Khách các nơi đến mua cũng vui như tết. Họ chuyền tay cho nhau xem những viên đá xanh, đỏ đã được mài nhẵn, cắt. Có người mua những viên giá tới 1-2 triệu đồng, có người chỉ mua viên 150.000 - 200.000 đồng, hể hả nói: "Ở Hà Nội, để có cái viên này làm nhẫn đeo, bỏ tiền ra gấp đôi, gấp ba cũng không mua được".
< Đồ chế tác rồi thì đắt hơn nhiều, có viên lên đến chục triệu thậm chí cả trăm triệu đồng.
Theo lời mách của mấy chị bán đá trong chợ, tối đó tôi tìm đến nhà anh Văn Sơn, chủ một doanh nghiệp chuyên làm tranh đá. Vợ chồng anh Sơn đang hì hục trộn keo, gắn từng hạt đá lên các bộ tranh vẽ đàn chim đã được phác họa từ trước. Trông cách họ làm rất vất vả. Không phải pha trộn màu như các họa sĩ nhưng phải căng mắt ra lựa chọn từng hạt đá trong mấy chục loại đá, lại còn phải lựa từng hạt to, nhỏ khác nhau cho phù hợp để tạo nên các mảng màu hài hòa của bức tranh.
Tranh đá Lục Yên về cả hình thức và cách làm cũng không giống ở đâu. Tuy cũng là chép lại từ các bức tranh đã có nhưng nó không chỉ dừng lại ở một số kiểu mẫu tranh dân gian như tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh dân gian Hàng Trống (Hà Nội)... mà còn làm theo đặt hàng của khách muốn phỏng theo các bức tranh nổi tiếng của thế giới.
< Mỗi sáng phiên chợ họp khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Chỉ tay vào bộ tứ bình (loại này được bán 12 triệu đồng/bộ, gồm 4 bức), anh Sơn nói: "Cái này thế mà phải làm mất đúng một tuần đấy". Vợ chồng anh Sơn chỉ tham gia vào việc sửa sang, đánh bóng các bức tranh cho đẹp, còn thì chủ yếu do 4 người thợ họ thuê làm. Vợ anh nói: "Nói chung là vất vả lắm nhưng được cái khoảng 1 năm nay, khách các nơi về mua nhiều, làm không kịp để bán nên cũng hứng thú".
< Nơi bày bán đơn giản nhưng hàng hóa lại không đề giản đơn chút nào.
Sáng hôm sau, khu vực chợ chỉ còn khoảng 30 quầy hàng đá nhưng cũng vẫn nhộn nhịp kẻ mua, người bán. Gọi là "quầy" cho oai chứ thực ra mỗi quầy chỉ có một người bán hàng với một cái bàn nhỏ diện tích chỉ độ nửa mét vuông, hệt như các hàng đổi tiền đã thấy ở chợ Móng Cái. Trên mặt bàn, người ta đổ ra mỗi ô một loại đá: đá đỏ có, đá xanh có, đá nhỏ làm tranh có... đã mài nhẵn trong sáng lấp lánh cũng có mà để cả cục xù xì cũng rất nhiều.
< Đèn chuyên dụng để kiểm tra đá quý của giới buôn chuyên nghiệp.
Người bán hết thảy là phụ nữ, các bà già nhưng người mua lại chủ yếu là cánh đàn ông, chỉ có 5-7 phụ nữ đi mua. Cánh đàn ông, mỗi người tay cầm một loại đèn pin nhỏ, để bóng trần. Họ mua theo kiểu khá tập thể: cứ túm tụm kéo nhau xem hết hàng này, lại qua hàng khác. Nhặt từng viên lên soi qua ánh đèn rồi lại chọn viên khác. Có khi 2-3 anh cùng chung tiền mua một viên nếu viên đó người bán đòi giá cao quá. Anh Lập, một người chuyên mua đá để đổ cho các cửa hàng, công ty kinh doanh đá quý nói: "Soi là để xem chất lượng của các viên đá, nếu thấy viên đá trong suốt, không có các vết nứt, vỡ... thì đó là viên rất tốt.
< Chợ phiên bạc tỷ, song lại đơn giản như chợ nông sản.
Cứ mỗi hôm mua được 1-2 viên thôi thì cũng là ấm rồi đấy". Cầm 2 viên, Lập quay lại hỏi người bán hàng: "Triệu hai (1,2 triệu đồng) 2 viên này, bán không ?". Cô chủ hàng cười lắc đầu. Lập ngoảnh sang cười nói nhỏ với tôi: "Đấy, 2 viên bé tí thế này mà trả giá đến thế không bán. Giờ mỗi ngày kiếm vài trăm ngàn (đồng) khó quá". Đây là lần thứ 5 Lập trả giá sau khi cứ vòng qua, vòng lại mặc cả. Cũng có khá nhiều người đến Lục Yên, nghe kể về chợ đá cũng tò mò qua mua. Có không ít người là nhân viên, chủ cửa hàng ở Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng... đến tìm mua. Chị Hường, chủ một cửa hàng vàng bạc, đá quý tại Hà Nội nói: "Mình quê ở đây, giờ về lấy chồng Hà Nội, mở cửa hàng, mua nhiều nơi vẫn thấy đây là rẻ nhất nên cứ thỉnh thoảng về thăm quê, lấy hàng luôn. Được cái đá ở đây có màu rất đẹp, lạ mà giá cũng rẻ. Chỉ tội, đường đi xa, hơi xấu nên cũng vất vả".
< Đá đỏ vụn dùng làn tranh đá quý.
Chợ đá quý Lục Yên chính là đầu mối mua bán đá quý từ các bãi khai thác đá quý của huyện Lục Yên. Theo lời dân địa phương, chợ này phát triển nhất vào những năm 1991, 1992 là những năm đầu người ta phát hiện ra Lục Yên có đá quý. Dân các nơi đổ đến đào đãi đá. Dân địa phương cũng bỏ nghề làm ruộng, đi rừng để tìm đá. Ai đi đào đãi được chút ít lại mang về chợ bán. Khi đó, chợ đá Lục Yên có hàng trăm gian hàng lớn, nhỏ.
Người ở tứ phương, thậm chí ở các nước xung quanh như Thái Lan, Singapore cũng đến tìm mua.
< Mỗi viên này có thể bán vài triệu đồng tùy theo khách mua.
Đã có 2 công ty liên doanh khai thác đá quý Việt - Nga, Việt - Thái vào khai thác mấy năm. Tuy nhiên, những bãi đá quý, ngọc ở Lục Yên lại không thích hợp cho việc khai thác đá quy mô lớn mà chỉ phù hợp với lối khai thác thủ công nên đến cuối năm 2000, các công ty này cũng đã rút khỏi Lục Yên, để lại mỏ cho dân tự do khai thác. Và chính những người nông dân lam lũ, cứ ngày ngày cặm cụi, đào, đãi không mệt mỏi trên các bãi đá, suối sâu ở đây đã tạo nên nguồn hàng không bao giờ thiếu cho chợ đá quý.
Du lịch, GO! - Tổng hợp theo Anninhthudo, Thanhnien
0 comments:
Post a Comment