Châu Đức là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Bắc giáp huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Nam giáp huyện Đất Đỏ và TX Bà Rịa. Tây giáp huyện Tân Thành. Đông giáp huyện Xuyên Mộc.
< Đã vào thị trấn Ngãi Giao.
Toàn huyện có diện tích 422,6km² với trung tâm là thị trấn Ngãi Giao cùng 15 xã gồm: Cù Bị, Xà Bang, Kim Long, Quảng Thành, Láng Lớn, Bàu Chính, Bình Giã, Bình Trung, Bình Ba, Sơn Bình, Xuân Sơn, Suối Nghệ, Đá Bạc, Suối Rao, Nghĩa Thành.
Với sự chung sức, đồng lòng xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của người dân cùng chính quyền địa phương, Ngãi giao hôm nay đã khoác lên mình một chiếc áo hoàn toàn mới, trở thành trung tâm kinh tế - chính trị của huyện Châu Đức.
< Trung tâm thương mại huyện Châu Đức.
Với thế mạnh là nông nghiệp, các mặt hàng nông sản mấy năm gần đây trúng mùa được giá, làm cho cuộc sống người dân ngày càng sung túc.
Khu chợ lụp xụp ngày xưa bây giờ được xây dựng thành Trung tâm thương mại khang trang giúp cho hoạt động kinh tế của Ngãi Giao càng trở nên thuận lợi và sôi động hơn. Các khu công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.
< Đường Lê Hồng Phong, con lộ trung tâm thị trấn Ngãi Giao.
Về cơ sở hạ tầng thì như bạn thấy đó: thật khang trang và rộng rãi. Những con đường đất đá ngày xưa được thay thế bằng đường trải nhựa phẳng lì đến từng ngõ xóm.
Hai bên đường là những hàng cây xanh mát được bàn tay của các cô chú công ty cây xanh cắt tỉa, chăm sóc mỗi ngày. Nhà cửa ven đường đua nhau mọc lên san sát và nhiều hộ gia đình chuyển qua kinh doanh mua bán khi quốc lộ 56 được mở rộng, làm cho thị trấn càng trở nên sầm uất hơn.
< Đoạn này bọn mình dừng lại nghỉ một chút, sẳn dịp tháo luôn cái lưới chắn "đinh tặc" do mình cắt hơi dài nên cọ đường. Sau này về sẽ "xẻo" bớt 3cm là bá cháy.
Ngày xưa, nơi này là ấp chiến lược với kẻm gai vây quanh thì bây giờ nhìn lại: phố xá khá sầm uất, nhà nhà khang trang.
< Tượng đài Chiến thắng Bình Giã - Ảnh Panoramio.
Ngãi Giao có Tượng đài Chiến thắng Bình Giã uy nghi, là nơi ghi dấu những chiến tích lịch sử và trước đây cũng là nơi thư giãn của người dân thị trấn trong những ngày nghỉ cuối tuần.
Ngoài ra trên đường Bình Giã đối diện tượng đài thì hai bên đường là khuôn viên cây xanh rộng lớn nằm dối diện với Ủy ban nhân dân huyện và huyện ủy Châu Đức cũng là một nơi thư giãn lý tưởng.
< Ngã 4 Ngãi Giao đây: ngay giữa là ngọn đuốc biểu tượng chiến thắng Bình Giã. Qua ngã 4 này: bọn mình vẫn chạy thẳng đi Bình Trung. Nếu quẹo trái sẽ về Cẩm Mỹ - còn rẽ phải sẽ đến thị xã Bà Rịa.
Trận chiến Bình Giã diễn ra từ ngày 2-12-1964 đến 3-1-1965 giữa quân Giải phóng miền Nam và quân VNCH tại làng Bình Giã - tỉnh Phước Tuy (cũ), cách Sài Gòn 67 km.
Trận Bình Giã đã trở thành một mốc lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, thể hiện tinh thần chủ động, chớp thời cơ, tự lực, tự cường của quân và dân các tỉnh Nam Bộ.
Vì chiến dịch diễn biến xung quanh ấp chiến lược Bình Giã nên chiến dịch mang tên là “Chiến dịch Bình Giã” và Trung đoàn 1, phiên hiệu là Q.761 được danh dự mang tên trung đoàn Bình Giã từ đấy.
< Rời địa phận thị trấn Ngãi Giao. Nhà nghĩ tại thị trấn khá nhiều không thua kém những dạng kinh doanh khác.
< Bọn mình chạy thẳng theo đường lớn khi gặp ngã 3 kế tiếp - nếu rẽ phải là đi Ngã 6 Đá Bạc, Núi Sọ.
< Đường rất tốt, đây là khu vực thuộc xã Bình Giã.
Nhiều địa phương của Bà Rịa - Vũng Tàu có trồng tiêu nhưng trồng nhiều nhất là xã Bình Giã. Xã cũng có món dê rất ngon, món thịt "sư phụ" mà nhiều người biết đến.
< Đây cũng là khu vực có rất nhiều nhà thờ, ảnh bên là nhà thờ giáo xứ Vinh Hà.
< Kế đến là giáo xứ Vinh Châu...
Nếu rẽ vào cổng này, bạn sẽ lên một ngọn đồi thấp có tượng đài Kitô Vua cùng với đền Đức Mẹ Vô Nhiễm bổn mạng họ đạo Gia Hòa.
< Chạy tới xíu nữa là nhà thờ giáo xứ Vinh Trung thuộc xã Bình Trung.
Từ "Vinh" địa phương mình xài nhiều nhỉ.
< Nắng khá gắt nhưng đường lại rợp bóng mát của nhiều cây lớn, đỡ nóng, đỡ "đen giòn".
< Rồi đột nhiên một vùng "ngoại ô" xuất hiện trước mắt...
< ... với bạt ngàn thửa ruộng bao la xanh rì.
< Tít xa, nơi mình sắp đến sẽ là xã Xuân Sơn.
< Kia là trường THPT Nguyễn Văn Cừ với nóc đo đỏ giữa thảm cây xanh, thật đẹp.
Khu vực này còn nhiều trường lớn khác như trường PTCS Hà Huy Tập, trường PTCS Lê Lợi, trường TH Lê Văn Tám... , chắc địa phương đã quy hoạch đâu đó rồi.
Tại kinh đô hoa lệ Sàigòn thì nhiều trường kiếm một khoảng sân nhỏ cũng hổng ra, tấc đất tấc vàng mà.
< Vào xã Xuân Sơn, phía trước có bảng chỉ dẫn vào nhà thờ Sơn Hòa.
< Nội thị xã Xuân Sơn.
< Và gần đó, phía phải là con lộ xi măng dẫn vào nhà thờ Xuân Sơn. Móc điện thoại ra xem thì chỉ mới 8h38 phút. Mẹc ơi, còn quá sớm.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
< Đã vào thị trấn Ngãi Giao.
Toàn huyện có diện tích 422,6km² với trung tâm là thị trấn Ngãi Giao cùng 15 xã gồm: Cù Bị, Xà Bang, Kim Long, Quảng Thành, Láng Lớn, Bàu Chính, Bình Giã, Bình Trung, Bình Ba, Sơn Bình, Xuân Sơn, Suối Nghệ, Đá Bạc, Suối Rao, Nghĩa Thành.
Với sự chung sức, đồng lòng xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của người dân cùng chính quyền địa phương, Ngãi giao hôm nay đã khoác lên mình một chiếc áo hoàn toàn mới, trở thành trung tâm kinh tế - chính trị của huyện Châu Đức.
< Trung tâm thương mại huyện Châu Đức.
Với thế mạnh là nông nghiệp, các mặt hàng nông sản mấy năm gần đây trúng mùa được giá, làm cho cuộc sống người dân ngày càng sung túc.
Khu chợ lụp xụp ngày xưa bây giờ được xây dựng thành Trung tâm thương mại khang trang giúp cho hoạt động kinh tế của Ngãi Giao càng trở nên thuận lợi và sôi động hơn. Các khu công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.
< Đường Lê Hồng Phong, con lộ trung tâm thị trấn Ngãi Giao.
Về cơ sở hạ tầng thì như bạn thấy đó: thật khang trang và rộng rãi. Những con đường đất đá ngày xưa được thay thế bằng đường trải nhựa phẳng lì đến từng ngõ xóm.
Hai bên đường là những hàng cây xanh mát được bàn tay của các cô chú công ty cây xanh cắt tỉa, chăm sóc mỗi ngày. Nhà cửa ven đường đua nhau mọc lên san sát và nhiều hộ gia đình chuyển qua kinh doanh mua bán khi quốc lộ 56 được mở rộng, làm cho thị trấn càng trở nên sầm uất hơn.
< Đoạn này bọn mình dừng lại nghỉ một chút, sẳn dịp tháo luôn cái lưới chắn "đinh tặc" do mình cắt hơi dài nên cọ đường. Sau này về sẽ "xẻo" bớt 3cm là bá cháy.
Ngày xưa, nơi này là ấp chiến lược với kẻm gai vây quanh thì bây giờ nhìn lại: phố xá khá sầm uất, nhà nhà khang trang.
< Tượng đài Chiến thắng Bình Giã - Ảnh Panoramio.
Ngãi Giao có Tượng đài Chiến thắng Bình Giã uy nghi, là nơi ghi dấu những chiến tích lịch sử và trước đây cũng là nơi thư giãn của người dân thị trấn trong những ngày nghỉ cuối tuần.
Ngoài ra trên đường Bình Giã đối diện tượng đài thì hai bên đường là khuôn viên cây xanh rộng lớn nằm dối diện với Ủy ban nhân dân huyện và huyện ủy Châu Đức cũng là một nơi thư giãn lý tưởng.
< Ngã 4 Ngãi Giao đây: ngay giữa là ngọn đuốc biểu tượng chiến thắng Bình Giã. Qua ngã 4 này: bọn mình vẫn chạy thẳng đi Bình Trung. Nếu quẹo trái sẽ về Cẩm Mỹ - còn rẽ phải sẽ đến thị xã Bà Rịa.
Trận chiến Bình Giã diễn ra từ ngày 2-12-1964 đến 3-1-1965 giữa quân Giải phóng miền Nam và quân VNCH tại làng Bình Giã - tỉnh Phước Tuy (cũ), cách Sài Gòn 67 km.
Trận Bình Giã đã trở thành một mốc lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, thể hiện tinh thần chủ động, chớp thời cơ, tự lực, tự cường của quân và dân các tỉnh Nam Bộ.
Vì chiến dịch diễn biến xung quanh ấp chiến lược Bình Giã nên chiến dịch mang tên là “Chiến dịch Bình Giã” và Trung đoàn 1, phiên hiệu là Q.761 được danh dự mang tên trung đoàn Bình Giã từ đấy.
< Rời địa phận thị trấn Ngãi Giao. Nhà nghĩ tại thị trấn khá nhiều không thua kém những dạng kinh doanh khác.
< Bọn mình chạy thẳng theo đường lớn khi gặp ngã 3 kế tiếp - nếu rẽ phải là đi Ngã 6 Đá Bạc, Núi Sọ.
< Đường rất tốt, đây là khu vực thuộc xã Bình Giã.
Nhiều địa phương của Bà Rịa - Vũng Tàu có trồng tiêu nhưng trồng nhiều nhất là xã Bình Giã. Xã cũng có món dê rất ngon, món thịt "sư phụ" mà nhiều người biết đến.
< Đây cũng là khu vực có rất nhiều nhà thờ, ảnh bên là nhà thờ giáo xứ Vinh Hà.
< Kế đến là giáo xứ Vinh Châu...
Nếu rẽ vào cổng này, bạn sẽ lên một ngọn đồi thấp có tượng đài Kitô Vua cùng với đền Đức Mẹ Vô Nhiễm bổn mạng họ đạo Gia Hòa.
< Chạy tới xíu nữa là nhà thờ giáo xứ Vinh Trung thuộc xã Bình Trung.
Từ "Vinh" địa phương mình xài nhiều nhỉ.
< Nắng khá gắt nhưng đường lại rợp bóng mát của nhiều cây lớn, đỡ nóng, đỡ "đen giòn".
< Rồi đột nhiên một vùng "ngoại ô" xuất hiện trước mắt...
< ... với bạt ngàn thửa ruộng bao la xanh rì.
< Tít xa, nơi mình sắp đến sẽ là xã Xuân Sơn.
< Kia là trường THPT Nguyễn Văn Cừ với nóc đo đỏ giữa thảm cây xanh, thật đẹp.
Khu vực này còn nhiều trường lớn khác như trường PTCS Hà Huy Tập, trường PTCS Lê Lợi, trường TH Lê Văn Tám... , chắc địa phương đã quy hoạch đâu đó rồi.
Tại kinh đô hoa lệ Sàigòn thì nhiều trường kiếm một khoảng sân nhỏ cũng hổng ra, tấc đất tấc vàng mà.
< Vào xã Xuân Sơn, phía trước có bảng chỉ dẫn vào nhà thờ Sơn Hòa.
< Nội thị xã Xuân Sơn.
< Và gần đó, phía phải là con lộ xi măng dẫn vào nhà thờ Xuân Sơn. Móc điện thoại ra xem thì chỉ mới 8h38 phút. Mẹc ơi, còn quá sớm.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
0 comments:
Post a Comment