Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Thursday, 27 October 2011

Được bao bọc bởi các con sông Vàm Sát, Dinh Bà, Lò Rèn, Gốc Tre, Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát, thuộc Khu dự trữ sinh quyển Thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ có những cánh rừng đẹp được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) của Liên hợp quốc công nhận là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới tại Việt Nam.

< Nhộn nhịp sân chim Vàm Sát.

Thành lập năm 2000, Khu Du lịch Sinh thái Vàm Sát do Công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thọ quản lí đã xây dựng theo hướng môi trường tự nhiên để có thể bảo tồn và phát triển một hệ động thực vật phong phú. Bằng đường bộ lẫn đường thủy, du khách đều có thể khám phá những sự kỳ thú về thiên nhiên của nơi này.


Ngã ba sông Vàm Sát:



Khu Du lịch sinh thái Vàm Sát có diện tích hơn 1.862 ha với gần 140 loài thực vật thuộc hơn 60 họ. Trong đó, chiếm ưu thế là rừng đước, rừng mắm…

Tham quan Vàm Sát bằng ca nô:


Vàm Sát nổi tiếng có nhiều tôm, cua, sò và nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá chẻm, cá ngát, cá dứa. Bên cạnh đó, Vàm Sát còn có nhiều loại động vật quý như trăn, cá sấu, kì đà, khỉ, heo rừng, rái cá…

Du khách nước ngoài tham gia trò chơi câu cá sấu tại Khu du lịch sinh thái Vàm Sát:


Đặc biệt, sân chim Vàm Sát có hàng ngàn con cò, vạc, cồng cộc. Sân chim Vàm Sát có diện tích hơn 700 ha. Trong đó vùng lõi gần 200 ha, vùng đệm 500 ha. Vì thế, cách xa cả cây số, những âm thanh náo nhiệt của lũ chim đã vọng đến tai du khách về thăm Vàm Sát.

Du khách vượt cầu dây vào khám phá rừng đước.


Ông Nguyễn Thái Hòa, người đã quản lí sân chim này suốt hơn 35 năm qua kể rằng: “Lúc còn sống, ông nội tôi vẫn kể rằng, không ai biết sân chim này có tự bao giờ. Hồi xưa, chim ở đây nhiều vô kể. Thời chiến tranh, bom đạn của Mỹ-Ngụy phá hủy gần hết cả khu rừng khiến chim cò bỏ đi gần hết. Phải đến những năm 90 của thế kỷ trước, sân chim mới được phục hồi và dần phát triển đông đúc như bây giờ.

Nai vàng Vàm Sát.





Hiện nay, sân chim có hơn 10 ngàn con với hơn 30 loài, trong đó có nhiều loài chim quý như điên điển, cò trắng, cò đen, vạc, cồng cộc, nhạn biển, diệc, le nâu, bìm bịp, già đãy…


Khỉ vàng Vàm Sát.



Đặc biệt, ở đây có loài giang sen (tên khoa học là mycteria leucocephala) thuộc loại quý hiếm, nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Chim thường làm tổ trên đọt cây chà là vì phần ngọn cây này có nhiều gai nhọn nên các loài săn mồi như rắn, khỉ, kì đà… khó có thể tìm và leo lên tổ.

Rái cá Vàm Sát.


Hàng năm, cứ vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch, chim khắp nơi tìm về đây làm tổ ấp trứng rất đông. Vào tầm 7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều, đứng trên chòi quan sát, người quản lí chỉ cần vỗ tay mấy nhịp lập tức chim bay kín trời tạo nên một cảnh tượng thật huyên náo.

Du khách tham quan Vàm Sát bằng xuồng ba lá.


Trái hẳn với sự nhộn nhịp của sân chim, Đầm Dơi lại có một không gian yên tĩnh lạ thường. Với chiếc xuồng ba lá, loại phương tiện thủy dân gian quen thuộc của người dân vùng sông nước Nam Bộ, người gác rừng sẽ đưa du khách qua các kênh rạch chằng chịt đi sâu, len lỏi vào những cánh rừng đước xanh tốt. Bên dưới là nước, hai bên bờ kênh là rừng. Ngước mắt nhìn lên, trên các cành cây đước, từng bầy dơi nghệ móc ngược đôi chân, treo mình ngủ ngày một cách say sưa sau một đêm dài bay đi kiếm ăn ở các vườn cây ăn trái ở các tỉnh lân cận.

Voọc ở Vàm Sát.


Người gác rừng bảo rằng, cứ đến tháng 11 âm lịch, dơi mẹ lại ôm dơi con vào lòng ngủ. Dù ngạc nhiên đến đâu khi chiêm ngưỡng sự kì lạ này nhưng du khách cũng được khuyến cáo phải giữ sự yên lặng để không làm loài dơi thức giấc.

Dơi nghệ có màu lông vàng nghệ, nặng khoảng 0,5 kg, sải cánh 0,7 đến 0,8 mét, thức ăn chủ yếu của chúng là loại trái cây vườn. Cho đến nay, chưa ai lí giải được tại sao dơi nghệ lại chọn vùng rừng Vàm Sát này để cư trú bởi trong đầm và toàn khu vực này hầu như không có nguồn thức ăn tại chỗ thích hợp cho dơi. Vì vậy, tối tối dơi lại phải bay xa hàng trăm cây số để tìm thức ăn và đến sáng hôm sau lại bay về đây ngủ trước khi mặt trời mọc.

Chim non trong sân chim Vàm Sát. 


Ngoài hai khu bảo tồn động vật là sân chim và Đầm Dơi, Khu Du lịch Sinh thái Vàm Sát còn là nơi ở của loài khỉ đuôi dài. Khỉ đuôi dài ở Vàm Sát thường sống thành đàn từ 10 đến 100 con. Khỉ cái sinh sản quanh năm, thời gian mang thai từ 160 đến 170 ngày và mỗi lứa đẻ một con. Khỉ ở đây khá dạn dĩ, mỗi khi có khách tham quan đến, chúng thường kéo nhau ra khỏi rừng để lấy trộm thức ăn của khách, tạo nên không khí rất vui nhộn. Ngoài ra, Vàm Sát còn có khu bảo tồn động vật hoang dã như nai, heo rừng, trăn, rắn, kỳ đà…

Cò trắng trong sân chim Vàm Sát.


Đến với Vàm Sát, ngoài việc được khám phám sự kì thú của thiên thiên hoang dã, du khách còn có cơ hội được khám phá những nét văn hóa thú vị trong đời sống của cư dân bản địa như: cùng ngư dân thả lưới bắt cá, câu cá sấu, câu cua, đi bộ xuyên rừng… và thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của vùng sông nước Cần Giờ.

Giang sen, loài chim quý có trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.


Với sự phong phú về hệ động thực vật cùng điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ và những cánh rừng tràm, đước xanh mướt như dải lụa… Vàm Sát chính là một điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm sự yên bình và khám phá thế giới thiên nhiên kỳ thú.

Du lịch, GO! - Theo BAVN

1 comment:

  1. đôi khi những khu du lịch sinh thấy như thế này lại cuốn hút những người đúng tuổi và trẻ em hơn còn giới trẻ mình thì lại thích phượt vietnam motorbike tours Loop Bike Tours nhỉ

    ReplyDelete

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống