Núi Lớn ở phía Bắc, núi Nhỏ ở phía Nam trung tâm thành phố Vũng Tàu. Núi Lớn, núi Nhỏ như hai anh em làm bình phong che chắn cho thành phố Vũng Tàu, cùng với biển cả bao quanh đã tạo nên nét đẹp độc đáo cho thành phố Vũng Tàu.
< Núi Lớn hay còn gọi là núi Tương Kỳ, Vũng Tàu.
Núi Lớn, còn gọi là Tương Kỳ, có diện tích khoảng 400ha, đỉnh cao nhất 254m.
Sách Gia Định thành thông chí (viết đầu thế kỷ 19) gọi núi Lớn là Thác Cơ Sơn, dáng như rồng xanh tắm biển, đứng nghiểm nhiên dựng làm ngọn nêu để chỉ rõ bờ bến cho tàu thuyền Nam Bắc qua lại, chặn đè sóng gió. Đầu ghềnh Thác Cơ Sơn thường có những con rái cá nên dân gian thường gọi là núi Ghềnh Rái. Sách Đại Nam nhất thống chí (viết giữa thế kỷ 19) nhấn mạnh sự quan yếu của núi “làm bình phong ngoải cửa Cần Giờ”.
Du khách có thể lên đỉnh núi Lớn tận hưởng không khí trong lành, mát lạnh và thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố Vũng Tàu theo con đường uốn lượn vòng quanh triền núi phía Nam, từ ngã ba đường Lê Lợi và đường Vi Ba.
Núi Nhỏ, còn gọi là Tao Phùng, diện tích khoảng 120ha, cao 170m. Nếu như núi Lớn tựa dáng con rồng xanh tắm biển thì núi Nhỏ chính là “cái đuôi” của con rồng xanh ấy.
Có hai đường lên núi Nhỏ. Một đường ở phía Bắc, nối với đường Hạ Long, gần cầu Đá; một đường ở phía Nam, theo 793 bậc tam cấp dẫn lên Tượng Chúa Giê su và trận địa pháo cổ cuối thế kỷ 19.
Năm 1862, tức 3 năm sau khi đánh chiếm Nam Bộ, thực dân Pháp đã cho xây dựng ngọn hải đăng đầu tiên ở Việt Nam trên núi Nhỏ (tại độ cao 149m).
Cuối núi Nhỏ về phía Nam là mũi Nghinh Phong. Trước đây, dân Vũng Tàu gọi mũi Nghinh Phong là Ô Quắn. Như cánh tay dài vươn ra biển, ôm bãi Vọng Nguyệt phía Đông và Hương Phong (bãi Dứa) phía Tây, quanh năm Nghinh Phong đón gió.
Cách mũi Nghinh Phong không xa về phía Đông là Hòn Bà-tên gọi gắn với điện thờ trên đảo. Cũng như nhiều địa danh khác ở Vũng Tàu dù trước đó đã có tên Việt, Hòn Bà đã từng được người Pháp đặt cho cái tên Ile d' Archinard, vốn là tên một viên tướng trong quân đội viễn chinh. Mũi Nghinh Phong, Hòn Bà tạo cho cảnh quan núi Nhỏ thêm kỳ thú.
Núi Lớn, núi Nhỏ còn bảo tồn nhiều di tích lịch sử văn hóa như phòng tuyến trận địa pháo của Pháp, Hải đăng Vũng Tàu, Hầm thủy lôi của quân đội Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2, đài ăngten parabol của quân đội Mỹ, Tượng chúa Giêsu, một trong những công trình điêu khắc về Đức chúa trời cao nhất thế giới và rất nhiều đền, chùa…
Du lịch, GO! - Theo Vungtau24, ảnh internet
< Núi Lớn hay còn gọi là núi Tương Kỳ, Vũng Tàu.
Núi Lớn, còn gọi là Tương Kỳ, có diện tích khoảng 400ha, đỉnh cao nhất 254m.
Sách Gia Định thành thông chí (viết đầu thế kỷ 19) gọi núi Lớn là Thác Cơ Sơn, dáng như rồng xanh tắm biển, đứng nghiểm nhiên dựng làm ngọn nêu để chỉ rõ bờ bến cho tàu thuyền Nam Bắc qua lại, chặn đè sóng gió. Đầu ghềnh Thác Cơ Sơn thường có những con rái cá nên dân gian thường gọi là núi Ghềnh Rái. Sách Đại Nam nhất thống chí (viết giữa thế kỷ 19) nhấn mạnh sự quan yếu của núi “làm bình phong ngoải cửa Cần Giờ”.
Du khách có thể lên đỉnh núi Lớn tận hưởng không khí trong lành, mát lạnh và thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố Vũng Tàu theo con đường uốn lượn vòng quanh triền núi phía Nam, từ ngã ba đường Lê Lợi và đường Vi Ba.
Núi Nhỏ, còn gọi là Tao Phùng, diện tích khoảng 120ha, cao 170m. Nếu như núi Lớn tựa dáng con rồng xanh tắm biển thì núi Nhỏ chính là “cái đuôi” của con rồng xanh ấy.
Có hai đường lên núi Nhỏ. Một đường ở phía Bắc, nối với đường Hạ Long, gần cầu Đá; một đường ở phía Nam, theo 793 bậc tam cấp dẫn lên Tượng Chúa Giê su và trận địa pháo cổ cuối thế kỷ 19.
Năm 1862, tức 3 năm sau khi đánh chiếm Nam Bộ, thực dân Pháp đã cho xây dựng ngọn hải đăng đầu tiên ở Việt Nam trên núi Nhỏ (tại độ cao 149m).
Cuối núi Nhỏ về phía Nam là mũi Nghinh Phong. Trước đây, dân Vũng Tàu gọi mũi Nghinh Phong là Ô Quắn. Như cánh tay dài vươn ra biển, ôm bãi Vọng Nguyệt phía Đông và Hương Phong (bãi Dứa) phía Tây, quanh năm Nghinh Phong đón gió.
Cách mũi Nghinh Phong không xa về phía Đông là Hòn Bà-tên gọi gắn với điện thờ trên đảo. Cũng như nhiều địa danh khác ở Vũng Tàu dù trước đó đã có tên Việt, Hòn Bà đã từng được người Pháp đặt cho cái tên Ile d' Archinard, vốn là tên một viên tướng trong quân đội viễn chinh. Mũi Nghinh Phong, Hòn Bà tạo cho cảnh quan núi Nhỏ thêm kỳ thú.
Núi Lớn, núi Nhỏ còn bảo tồn nhiều di tích lịch sử văn hóa như phòng tuyến trận địa pháo của Pháp, Hải đăng Vũng Tàu, Hầm thủy lôi của quân đội Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2, đài ăngten parabol của quân đội Mỹ, Tượng chúa Giêsu, một trong những công trình điêu khắc về Đức chúa trời cao nhất thế giới và rất nhiều đền, chùa…
Du lịch, GO! - Theo Vungtau24, ảnh internet
0 comments:
Post a Comment