Tiếp nối những đội hùng binh Lý Sơn một thuở, những chàng trai trẻ đất Quảng Nam, Đà Nẵng... trước 1975, đã vượt sóng gió ra Hoàng Sa giữ đảo. Đến bây giờ, những ký ức ở đảo xa vẫn còn in mãi trong tim mọi người.
Quần đảo tươi đẹp của Tổ quốc
Giữa mùa thu năm 1971, chàng trai trẻ Lê Lan, nguyên quán ở Điện Trung, Điện Bàn (Quảng Nam) lúc bấy giờ mới 19 tuổi, là y tá theo đoàn ra đảo. Ông Lan nhớ lại: “Đợt tôi ra Hoàng Sa là đợt 45. Ra để đổi cho anh em đợt 44 đã hết nhiệm vụ. Chuyến đi xuất phát ở cảng Tiên Sa - Đà Nẵng từ 16 giờ hôm trước, tàu chạy luôn đêm đến khoảng 6 - 7 giờ sáng hôm sau là đến Hoàng Sa”.
< Cột hải đăng Hoàng Sa năm 1937 - Ảnh chụp từ tư liệu của Bảo tàng Đà Nẵng.
Ban đầu nhận lệnh ra giữ đảo, ông Lê Lan cũng như những người trong đoàn hết sức lo lắng: “Phải nói rằng, được công tác tại Hoàng Sa là một vinh dự lớn. Song cũng có ít nhiều lo lắng và băn khoăn nhất định. Vì Hoàng Sa cách xa đất liền, mênh mông biển nước và ở đó những 3 tháng”. Tàu đến Hoàng Sa hạ neo ngoài khơi, rồi dùng tàu cao su gắn máy đưa vào đảo. “Đặt chân lên đảo tôi thật sững sờ. Đường vào đảo như hang động, bởi hai bên san hô chất cao quá đầu, dây leo phủ kín. Giữa đường đi có đường ray xe goòng từ hồi Pháp để lại” - ông Lan nhớ lại.
Còn ông Phạm Khôi, hiện ở P.Thạch Thang (TP.Đà Nẵng) kể: “Tôi nhớ như in ngày tôi ra Hoàng Sa là ngày bà con ta đưa ông Táo về trời năm 1969. Lúc đó tôi rất hăm hở, háo hức vì mong muốn chinh phục, khám phá vùng đất mới của đất nước và vì khát vọng của người thanh niên đi bảo vệ biển đảo quê hương”. Ở Hoàng Sa lúc đó yên bình, thậm chí nhiều người còn tếu táo với nhau là đi Hoàng Sa để an dưỡng, chứ không phải đi làm nhiệm vụ. Bởi, không khí nơi đây trong lành, biển xanh, cát trắng, hải sản dồi dào. “Khi màn đêm buông xuống, anh em chúng tôi tụ tập lại bên nhau để nghe tin tức ở quê nhà.
< Ông Phạm Khôi, nhân chứng từng sống, làm việc ở Hoàng Sa trao kỷ vật là vỏ ốc hoa ở Hoàng Sa cho UBND H.Hoàng Sa.
Cuộc sống biển xa muôn vàn khó khăn, nhưng vì mục đích lớn phải bảo vệ đảo, vì vùng đất máu thịt của Tổ quốc nên mọi người đều cố gắng vượt qua” - ông Phạm Khôi nói. Ông Nguyễn Văn Cúc, nhà ở P.Phước Mỹ (Q.Sơn Trà) có 3 lần ra Hoàng Sa từ năm 1973. Công việc của ông là khảo sát, sửa chữa và xây thêm bể ngầm chứa nước ngọt, đồng thời lấy mẫu đất, thực địa để chuẩn bị xây dựng sân bay. “Giờ nghĩ lại tôi thấy mình may mắn được làm việc, được cống hiến tại mảnh đất thiêng liêng ấy và tôi muốn chia sẻ để mọi người được biết, để con cháu thế hệ mai sau luôn biết rằng Hoàng Sa vô cùng tươi đẹp, là một phần của Tổ quốc Việt Nam”.
Cúng đảo cầu bình yên
< Đào giếng tại Hoàng Sa năm 1938.
Ở ngoài đảo sợ nhất là cảnh thiếu nước, ông Phạm Khôi nói: “Chúng tôi sử dụng nước mưa được chứa ở các bể ngầm xung quanh nhà khí tượng. Khi tôi sống ở trên đảo thì chứng kiến 3 lần bị thiếu nước ngọt, mỗi lần kéo dài khoảng 10 ngày. Khát quá, nên chúng tôi lấy nước ở giếng lên để dùng, nhưng nước giếng chỉ uống được khi còn nóng, chứ để nguội rất khó uống. Uống nước giếng liên tục 3 ngày sẽ bị đau bụng”. Do thuốc men thiếu thốn, thành ra việc chữa trị bệnh cũng chỉ sử dụng đường và sữa mà thôi. “Những lúc như vậy mới thấm được tình cảm của anh em xa nhà” - ông Khôi tâm sự. Trong bao thứ vật dụng, nhu yếu phẩm, thuốc men mang ra Hoàng Sa, trên tàu bao giờ cũng có mấy chú heo để cúng đảo, một tập tục được truyền lại từ bao thế hệ người Việt từng giữ đảo Hoàng Sa.
< Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa (trước 1974).
Nhiều người khi gặp gỡ, trò chuyện với PV Thanh Niên đều nhớ và kể rằng, bao giờ cũng vậy, trước khi đưa hàng hóa, thực phẩm, gạo, muối... xuống tàu để ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, anh em cũng chuẩn bị 2 - 3 con heo, con lớn cỡ 50 - 70 kg và 2 con nhỏ hơn. Khi tàu vừa cập Hoàng Sa, theo thông lệ và tập tục truyền lại, những người ra đảo phải làm thịt một con heo để cúng đảo. Mục đích việc cúng tế này được lý giải là để cầu mong biển đảo phù trợ cho mọi người được bình yên. Những con còn lại, được nuôi nấng kỹ lưỡng để khi hoàn thành nhiệm vụ, về đất liền làm thịt con heo cúng tạ ơn đảo đã chở che để mọi người được mạnh khỏe, an lành trở về nhà với người thân, bạn bè...
Theo nhiều người từng ở đảo, Hoàng Sa chỉ có dương liễu, dừa và cây nhàu, rất khó để trồng được loại cây rau quả nào để cải thiện thêm. Theo ông Khôi, bên bãi trồng cây dương liễu có một cái miếu rất thiêng, được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, bên trong có tượng đồng đen, xung quanh miếu có hàng chục ngôi mộ đắp bằng đất được cho là nơi yên nghỉ của nhiều thế hệ người Việt giữ đảo Hoàng Sa. Nói về miếu thờ ở Hoàng Sa, nhiều người từng ra đây kể vanh vách: “Phía nam của đảo có một cái miếu xây tường, lợp ngói, cao 3 m, dài 3,5 m, ngang chừng 2,5 m quay về hướng nam. Chính giữa thờ tượng Phật, một tượng Quan Ông và hai bệ thờ. Trước tượng Phật có bàn nhỏ bày những quyển kinh, có một cái chuông và một cái mõ để tụng kinh, niệm Phật”.
Người ở đảo thường kể cho nhau nhiều câu chuyện ly kỳ về sự linh thiêng của ngôi miếu, về chuyện mỗi khi hoàng hôn buông xuống, từng đàn cá lớn kéo về vũng nước gần miếu như để chầu; chuyện có người muốn nổ lựu đạn vào đàn cá, song đã bị tử vong vì lựu đạn nổ ngay trên tay; trong đó có chuyện một ông thuyền trưởng vào năm 1968 có ý định đưa tượng Phật bằng đồng đen lên tàu về đất liền. Khi tượng đã lên thuyền, nhưng rồi thuyền cứ xoay tròn, không tiến lui gì được. Thấy vậy, thuyền trưởng sợ quá, bèn mang tượng đặt lại trên miếu, đốt nhang lạy lục van xin thì thuyền mới yên ổn rời đảo.
Dồi dào sản vật
Câu chuyện của ông Ngô Tấn Phát, nhà ở Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kể nhẹ nhàng, nhưng đau đáu nỗi niềm về Hoàng Sa: “Năm 1959, tôi được Nha Khí tượng điều ra Hoàng Sa công tác tại Ty Khí tượng Hoàng Sa. Lúc đặt chân lên đảo nhìn ra biển thì thật sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp rực rỡ của màu nước biển phân chia từng lớp trong xanh, đậm nhạt từ bãi cát cho đến tít tận khơi xa mịt mù”. Ngoài phiên trực, theo ông Phát, thời gian rảnh rỗi ông cùng các bạn đi dạo quanh đảo, thả bộ trên bãi cát vòng quanh đảo, rồi tắm biển, câu cá, bắt ốc. Sản vật ở Hoàng Sa lúc bấy giờ nhiều vô kể, có nhiều cá mú, mực, tôm, cá khế, cá mập, rùa biển…
< Ảnh quần đảo Hoàng Sa với những cơ sở quân sự, khí tượng của Việt Nam năm 1968.
Ông Trương Văn Quảng, ở Q.Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) có thâm niên trên 10 lần ra Hoàng Sa, chủ yếu là tiếp liệu, vận chuyển nhu yếu phẩm cung cấp cho anh em giữ đảo và đo gió, mưa. Ông Quảng cho biết ông có đọc sách nên từ thời trẻ đã hiểu khá tường tận về chủ quyền Hoàng Sa: “Vào thời chúa Nguyễn Hoàng đến nay là trên 450 năm đã có văn kiện chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Khi vua Gia Long lên ngôi còn cho dựng miếu thờ người con gái đã mất ở Hoàng Sa.
Thời Pháp, thuộc đảo lớn nhất ở Hoàng Sa có tên là Robert, sau đó người Việt Nam gọi là đảo cây Dừa, bởi vì trên đảo có nhiều cây dừa lớn”. Ông kể trên đảo có nhiều phân chim nằm sâu dưới lớp san hô và bọt biển. Ngoài ra còn có nhiều loại hải sản quý hiếm. “Khi đến Hoàng Sa, điều lý thú nhất là câu cá. Ở Hoàng Sa thời điểm đó ít ghe thuyền đến đánh bắt, nên có nhiều loại cá và dễ câu. Ở trên đảo ngoài câu cá còn bắt rùa biển, ốc tai tượng, nhất là rau câu biển, lấy hàng bao để làm đông sương ăn rất ngon. Khi hết nhiệm kỳ trở về đất liền, mỗi người mang một hoặc hai bao cá khô về làm quà biếu gia đình, bạn bè” - ông Quảng xúc động kể.
Còn ông Trần Văn Sơn, sau gần 40 năm ra đảo làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền (đoàn ông ra đảo năm 1973) đến giờ ông vẫn còn nhớ như in những khu vực trên đảo như nhà khí tượng, miếu bà, nhà thờ Công giáo, giếng nước... “Cá ở Hoàng Sa nhiều đến nỗi trong một đêm, một người có thể câu đến cả tạ”. Ông Sơn còn cho biết thêm, mỗi khi thời tiết đẹp, đứng ở đảo lớn Hoàng Sa có thể nhìn thấy 7 cụm đảo nhỏ xung quanh. “Khi tôi ra đảo, nhiều anh em đi trước có kể họ từng sang các đảo nhỏ xung quanh để lấy trứng chim. Còn với chúng tôi, đảo trưởng cấm không cho đi vì thời tiết xấu bất thường và có nhiều vùng xoáy rất nguy hiểm”.
Ký ức đẹp đẽ
Kỷ niệm khó phai nhất đối với ông Trần Văn Sơn thời ở Hoàng Sa là vào một đêm trăng sáng, ông cùng vài anh em trong đoàn đi tìm trứng rùa biển. “Tôi nhớ có một con rùa biển rất to lên bờ cát đẻ trứng, hai người đứng trên lưng mà nó vẫn bò đi được. Khi nó bò đến mép nước thì chúng tôi mới nhảy xuống. Phải nói là chưa bao giờ tôi thấy một con rùa biển to như thế” - ông Sơn kể một cách hào hứng.
Trong các câu chuyện của những người từng ở Hoàng Sa kể lại, bao giờ chúng tôi cũng nghe về vẻ đẹp Hoàng Sa cũng như lời khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam. “Tôi lúc đó tuổi đôi mươi, không vướng bận thê nhi, chút máu lãng tử trong người trỗi dậy. Hơn nữa nghe kể rằng ngày xưa triều Nguyễn lập đội Hoàng Sa, khi đưa tiễn họ ra đi, họ được xem như những anh hùng...” - ông Trần Hòa quê ở thị trấn Nam Phước, H.Duy Xuyên (Quảng Nam) nói.
Ông Trần Hòa ra đảo năm 1973, và với ông những dấu tích từ thời xa xưa, những mái nhà, những câu chuyện ở đảo dường như mới in vào trong tâm trí ông: “Biển đảo hiền hòa và hào phóng, cung cấp hải sản không thiếu một thứ gì. Nhưng cũng có lúc nổi cơn giận dữ, biển thét gào với những trận cuồng phong, những đợt sóng cao như trái núi lừ lừ tiến vào đảo trông thật kinh hoàng. Nhưng điều may mắn là Hoàng Sa chưa bao giờ ngập trong sóng biển”.
Mỗi khi nhớ đến Hoàng Sa, tôi nghĩ có một ngày nào đó sẽ có dịp bước chân trở lại đảo với niềm tự hào đó là một phần của đất nước chúng ta và thuộc chủ quyền của ta
Tháng 10.1973, ông Lê Lan (Quảng Nam) trở lại Hoàng Sa lần thứ 2. “Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là về (đầu năm 1974 - PV) thì Trung Quốc đưa tàu chiến, binh lính đến lấn chiếm đảo. Mặc dù chúng tôi đã phân chia nhiệm vụ chiến đấu giữ đảo, vì đảo là chủ quyền của chúng ta, nhưng bọn chúng đông quá cùng tàu chiến nhiều nên cuối cùng chúng cũng chiếm được Hoàng Sa...” - ông Lê Lan kể trong uất nghẹn.
“Tôi cùng 32 người khác bị đưa về tạm giam ở đảo Hải Nam 3 tháng, khi đó có thêm 21 người bị hải quân Trung Quốc bắt ở đảo khác. Sau đó chúng đưa tôi về trại tù binh ở Quảng Châu (Trung Quốc) khoảng 1 tháng rồi giao cho Tổ chức Hồng thập tự Quốc tế của Anh trao trả cho chính quyền Sài Gòn" - ông Lê Lan kể lại trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa...
Cứu ngư dân Trung Quốc
Năm 1952, ông Lữ Điều cùng đồng đội nhận lệnh của Quốc trưởng Bảo Đại ra Hoàng Sa giữ đảo. Nhiệm vụ của đoàn là kiểm soát, bảo vệ quần đảo; hằng ngày kiểm tra, thu thập, báo cáo tin tức về tình hình Hoàng Sa về cho đất liền. Ông Lữ Điều kể chuyến đi rất vất vả, nhiều người mệt mỏi do sóng gió, nhưng khi nhìn đảo trong lòng vô cùng sung sướng, cảnh quan ở đó rất chi là đẹp đẽ. Khi nói về chuyện ngư dân Việt Nam thời gian qua bị bắt bớ, ông Lữ Điều nhớ lại: “Chúng tôi ở được vài tuần thì có một tàu của Trung Quốc vào đảo để xin nước uống.
Chúng tôi đã cung cấp cho họ trong lúc khó khăn và cho họ biết rằng nơi đây là lãnh thổ của Việt Nam”. Cũng theo ông Điều, họ tỏ ra rất biết ơn, “gật đầu và bắt tay chúng tôi trước khi chào rồi ra tàu”. Ngoài ra, cũng có tàu của ngư dân Nhật Bản bị bệnh nặng phải ghé đảo cầu cứu, đã được ông Lữ Điều cùng y sĩ ra tay giúp đỡ. Biết bao nhiêu lần, bằng tình cảm chân tình, nhiều lớp người Việt Nam ở Hoàng Sa đã nhiều lần cưu mang, ra tay nghĩa hiệp giúp đỡ những ngư dân gặp nạn.
Sau khi Trung Quốc công bố thành lập “thành phố Tam Sa” và lập ra các cơ quan hành pháp, HĐND TP.Đà Nẵng, chính quyền và nhân dân TP.Đà Nẵng kiên quyết lên án việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam tại Hoàng Sa.
Những người một thời sinh sống, làm việc, bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa cũng đã lên tiếng. Ông Phạm Khôi nói: “Trên bình diện luật pháp quốc tế về biển, không chỉ chúng ta mà cả thế giới cũng thấy không thể chấp nhận được việc dùng vũ lực chiếm giữ lãnh thổ của nước khác rồi thành lập chính quyền trên vùng lãnh thổ ấy. Hoàng Sa là của Việt Nam, huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính của TP.Đà Nẵng. Chúng ta cần lên tiếng bảo vệ chân lý, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam”. Còn ông Trương Văn Quảng cho rằng: “Tôi hoan nghênh Quốc hội khóa XIII đã thông qua luật Biển Việt Nam. Việc này đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam mong muốn tiếp bước các thế hệ cha ông, những người đã xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để gìn giữ, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc”.
Trong câu chuyện của mình khi nói về những ngày tháng ở Hoàng Sa, mắt ông Trương Văn Quảng bao giờ cũng ánh lên niềm tự hào vì mình đã đóng góp một phần vào công cuộc bảo vệ chủ quyền. Là chứng nhân một thời, mong muốn lớn nhất của ông là giáo dục cho thế hệ trẻ biết về chủ quyền Hoàng Sa. Trong những cuộc gặp mặt gia đình nhỏ của mình, bao giờ ông cũng kể cho con, cho cháu nghe về Hoàng Sa. “Chúng ta nên thông qua chương trình giáo dục về lịch sử, địa lý ở các trường lớp để giáo dục cho học sinh và các thế hệ mai sau hiểu biết chủ quyền thực sự của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”, ông Quảng nói.
Ông Nguyễn Văn Cúc (ở P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) cũng mong muốn: “Tôi có đôi lời nhắn nhủ cho con cháu cũng như các thế hệ mai sau là cần phải hiểu rõ lịch sử của Hoàng Sa, về sự gian khổ, khó khăn, đi khai phá, giữ gìn Hoàng Sa của cha ông từ thời chúa Nguyễn. Phải luôn ghi nhớ Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Trong lòng Đà Nẵng
Ngày 25.4.2009, ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng lúc bấy giờ, đã trao quyết định bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Phát biểu trong lễ nhậm chức Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ khẳng định: “Tôi sẽ làm tốt nhất chức trách mà mình đã được giao phó. Là một công dân, tôi có trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Trên cương vị Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, tôi càng ý thức rõ hơn trách nhiệm này và sẽ làm hết sức mình”.
Từ đó đến nay, ông đã tận tâm tận lực cùng các cộng sự gặp gỡ nhân chứng từng sống, làm việc tại Hoàng Sa, sưu tầm kỷ vật, tư liệu lịch sử quý báu từ mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.
Khi Trung Quốc lập ra cái gọi là "thành phố Tam Sa", trả lời báo chí, ông Đặng Công Ngữ một lần nữa khẳng định: "Việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" rồi tiến hành bầu cử HĐND, thị trưởng Tam Sa là bước leo thang vi phạm trắng trợn và thô bạo chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm quyền quản lý hành chính của chính quyền TP.Đà Nẵng đối với đơn vị hành chính Hoàng Sa, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982".
Hiện UBND huyện đảo Hoàng Sa và Bảo tàng Đà Nẵng đang lưu giữ trên 350 tài liệu, hiện vật, hình ảnh gốc liên quan đến vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, trong đó có nhiều tài liệu quý giá khẳng định chủ quyền liên tục tại Hoàng Sa suốt từ thế kỷ 16 - thế kỷ 20.
UBND huyện đảo Hoàng Sa, Bảo tàng Đà Nẵng cũng đã tổ chức, tham gia nhiều cuộc triển lãm, trưng bày hiện vật, tài liệu về Hoàng Sa nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu. Hiện TP.Đà Nẵng đang xây dựng một dự án trưng bày các tư liệu Hoàng Sa với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, dự kiến ra mắt tại Bảo tàng Đà Nẵng trong năm 2012.
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien, internet
Tìm bằng từ khóa 'Hoàng Sa' trong Du lịch, GO! để xem những bài liên quan.
Quần đảo tươi đẹp của Tổ quốc
Giữa mùa thu năm 1971, chàng trai trẻ Lê Lan, nguyên quán ở Điện Trung, Điện Bàn (Quảng Nam) lúc bấy giờ mới 19 tuổi, là y tá theo đoàn ra đảo. Ông Lan nhớ lại: “Đợt tôi ra Hoàng Sa là đợt 45. Ra để đổi cho anh em đợt 44 đã hết nhiệm vụ. Chuyến đi xuất phát ở cảng Tiên Sa - Đà Nẵng từ 16 giờ hôm trước, tàu chạy luôn đêm đến khoảng 6 - 7 giờ sáng hôm sau là đến Hoàng Sa”.
< Cột hải đăng Hoàng Sa năm 1937 - Ảnh chụp từ tư liệu của Bảo tàng Đà Nẵng.
Ban đầu nhận lệnh ra giữ đảo, ông Lê Lan cũng như những người trong đoàn hết sức lo lắng: “Phải nói rằng, được công tác tại Hoàng Sa là một vinh dự lớn. Song cũng có ít nhiều lo lắng và băn khoăn nhất định. Vì Hoàng Sa cách xa đất liền, mênh mông biển nước và ở đó những 3 tháng”. Tàu đến Hoàng Sa hạ neo ngoài khơi, rồi dùng tàu cao su gắn máy đưa vào đảo. “Đặt chân lên đảo tôi thật sững sờ. Đường vào đảo như hang động, bởi hai bên san hô chất cao quá đầu, dây leo phủ kín. Giữa đường đi có đường ray xe goòng từ hồi Pháp để lại” - ông Lan nhớ lại.
Còn ông Phạm Khôi, hiện ở P.Thạch Thang (TP.Đà Nẵng) kể: “Tôi nhớ như in ngày tôi ra Hoàng Sa là ngày bà con ta đưa ông Táo về trời năm 1969. Lúc đó tôi rất hăm hở, háo hức vì mong muốn chinh phục, khám phá vùng đất mới của đất nước và vì khát vọng của người thanh niên đi bảo vệ biển đảo quê hương”. Ở Hoàng Sa lúc đó yên bình, thậm chí nhiều người còn tếu táo với nhau là đi Hoàng Sa để an dưỡng, chứ không phải đi làm nhiệm vụ. Bởi, không khí nơi đây trong lành, biển xanh, cát trắng, hải sản dồi dào. “Khi màn đêm buông xuống, anh em chúng tôi tụ tập lại bên nhau để nghe tin tức ở quê nhà.
< Ông Phạm Khôi, nhân chứng từng sống, làm việc ở Hoàng Sa trao kỷ vật là vỏ ốc hoa ở Hoàng Sa cho UBND H.Hoàng Sa.
Cuộc sống biển xa muôn vàn khó khăn, nhưng vì mục đích lớn phải bảo vệ đảo, vì vùng đất máu thịt của Tổ quốc nên mọi người đều cố gắng vượt qua” - ông Phạm Khôi nói. Ông Nguyễn Văn Cúc, nhà ở P.Phước Mỹ (Q.Sơn Trà) có 3 lần ra Hoàng Sa từ năm 1973. Công việc của ông là khảo sát, sửa chữa và xây thêm bể ngầm chứa nước ngọt, đồng thời lấy mẫu đất, thực địa để chuẩn bị xây dựng sân bay. “Giờ nghĩ lại tôi thấy mình may mắn được làm việc, được cống hiến tại mảnh đất thiêng liêng ấy và tôi muốn chia sẻ để mọi người được biết, để con cháu thế hệ mai sau luôn biết rằng Hoàng Sa vô cùng tươi đẹp, là một phần của Tổ quốc Việt Nam”.
Cúng đảo cầu bình yên
< Đào giếng tại Hoàng Sa năm 1938.
Ở ngoài đảo sợ nhất là cảnh thiếu nước, ông Phạm Khôi nói: “Chúng tôi sử dụng nước mưa được chứa ở các bể ngầm xung quanh nhà khí tượng. Khi tôi sống ở trên đảo thì chứng kiến 3 lần bị thiếu nước ngọt, mỗi lần kéo dài khoảng 10 ngày. Khát quá, nên chúng tôi lấy nước ở giếng lên để dùng, nhưng nước giếng chỉ uống được khi còn nóng, chứ để nguội rất khó uống. Uống nước giếng liên tục 3 ngày sẽ bị đau bụng”. Do thuốc men thiếu thốn, thành ra việc chữa trị bệnh cũng chỉ sử dụng đường và sữa mà thôi. “Những lúc như vậy mới thấm được tình cảm của anh em xa nhà” - ông Khôi tâm sự. Trong bao thứ vật dụng, nhu yếu phẩm, thuốc men mang ra Hoàng Sa, trên tàu bao giờ cũng có mấy chú heo để cúng đảo, một tập tục được truyền lại từ bao thế hệ người Việt từng giữ đảo Hoàng Sa.
< Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa (trước 1974).
Nhiều người khi gặp gỡ, trò chuyện với PV Thanh Niên đều nhớ và kể rằng, bao giờ cũng vậy, trước khi đưa hàng hóa, thực phẩm, gạo, muối... xuống tàu để ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, anh em cũng chuẩn bị 2 - 3 con heo, con lớn cỡ 50 - 70 kg và 2 con nhỏ hơn. Khi tàu vừa cập Hoàng Sa, theo thông lệ và tập tục truyền lại, những người ra đảo phải làm thịt một con heo để cúng đảo. Mục đích việc cúng tế này được lý giải là để cầu mong biển đảo phù trợ cho mọi người được bình yên. Những con còn lại, được nuôi nấng kỹ lưỡng để khi hoàn thành nhiệm vụ, về đất liền làm thịt con heo cúng tạ ơn đảo đã chở che để mọi người được mạnh khỏe, an lành trở về nhà với người thân, bạn bè...
Theo nhiều người từng ở đảo, Hoàng Sa chỉ có dương liễu, dừa và cây nhàu, rất khó để trồng được loại cây rau quả nào để cải thiện thêm. Theo ông Khôi, bên bãi trồng cây dương liễu có một cái miếu rất thiêng, được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, bên trong có tượng đồng đen, xung quanh miếu có hàng chục ngôi mộ đắp bằng đất được cho là nơi yên nghỉ của nhiều thế hệ người Việt giữ đảo Hoàng Sa. Nói về miếu thờ ở Hoàng Sa, nhiều người từng ra đây kể vanh vách: “Phía nam của đảo có một cái miếu xây tường, lợp ngói, cao 3 m, dài 3,5 m, ngang chừng 2,5 m quay về hướng nam. Chính giữa thờ tượng Phật, một tượng Quan Ông và hai bệ thờ. Trước tượng Phật có bàn nhỏ bày những quyển kinh, có một cái chuông và một cái mõ để tụng kinh, niệm Phật”.
Người ở đảo thường kể cho nhau nhiều câu chuyện ly kỳ về sự linh thiêng của ngôi miếu, về chuyện mỗi khi hoàng hôn buông xuống, từng đàn cá lớn kéo về vũng nước gần miếu như để chầu; chuyện có người muốn nổ lựu đạn vào đàn cá, song đã bị tử vong vì lựu đạn nổ ngay trên tay; trong đó có chuyện một ông thuyền trưởng vào năm 1968 có ý định đưa tượng Phật bằng đồng đen lên tàu về đất liền. Khi tượng đã lên thuyền, nhưng rồi thuyền cứ xoay tròn, không tiến lui gì được. Thấy vậy, thuyền trưởng sợ quá, bèn mang tượng đặt lại trên miếu, đốt nhang lạy lục van xin thì thuyền mới yên ổn rời đảo.
Dồi dào sản vật
Câu chuyện của ông Ngô Tấn Phát, nhà ở Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kể nhẹ nhàng, nhưng đau đáu nỗi niềm về Hoàng Sa: “Năm 1959, tôi được Nha Khí tượng điều ra Hoàng Sa công tác tại Ty Khí tượng Hoàng Sa. Lúc đặt chân lên đảo nhìn ra biển thì thật sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp rực rỡ của màu nước biển phân chia từng lớp trong xanh, đậm nhạt từ bãi cát cho đến tít tận khơi xa mịt mù”. Ngoài phiên trực, theo ông Phát, thời gian rảnh rỗi ông cùng các bạn đi dạo quanh đảo, thả bộ trên bãi cát vòng quanh đảo, rồi tắm biển, câu cá, bắt ốc. Sản vật ở Hoàng Sa lúc bấy giờ nhiều vô kể, có nhiều cá mú, mực, tôm, cá khế, cá mập, rùa biển…
< Ảnh quần đảo Hoàng Sa với những cơ sở quân sự, khí tượng của Việt Nam năm 1968.
Ông Trương Văn Quảng, ở Q.Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) có thâm niên trên 10 lần ra Hoàng Sa, chủ yếu là tiếp liệu, vận chuyển nhu yếu phẩm cung cấp cho anh em giữ đảo và đo gió, mưa. Ông Quảng cho biết ông có đọc sách nên từ thời trẻ đã hiểu khá tường tận về chủ quyền Hoàng Sa: “Vào thời chúa Nguyễn Hoàng đến nay là trên 450 năm đã có văn kiện chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Khi vua Gia Long lên ngôi còn cho dựng miếu thờ người con gái đã mất ở Hoàng Sa.
Thời Pháp, thuộc đảo lớn nhất ở Hoàng Sa có tên là Robert, sau đó người Việt Nam gọi là đảo cây Dừa, bởi vì trên đảo có nhiều cây dừa lớn”. Ông kể trên đảo có nhiều phân chim nằm sâu dưới lớp san hô và bọt biển. Ngoài ra còn có nhiều loại hải sản quý hiếm. “Khi đến Hoàng Sa, điều lý thú nhất là câu cá. Ở Hoàng Sa thời điểm đó ít ghe thuyền đến đánh bắt, nên có nhiều loại cá và dễ câu. Ở trên đảo ngoài câu cá còn bắt rùa biển, ốc tai tượng, nhất là rau câu biển, lấy hàng bao để làm đông sương ăn rất ngon. Khi hết nhiệm kỳ trở về đất liền, mỗi người mang một hoặc hai bao cá khô về làm quà biếu gia đình, bạn bè” - ông Quảng xúc động kể.
Còn ông Trần Văn Sơn, sau gần 40 năm ra đảo làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền (đoàn ông ra đảo năm 1973) đến giờ ông vẫn còn nhớ như in những khu vực trên đảo như nhà khí tượng, miếu bà, nhà thờ Công giáo, giếng nước... “Cá ở Hoàng Sa nhiều đến nỗi trong một đêm, một người có thể câu đến cả tạ”. Ông Sơn còn cho biết thêm, mỗi khi thời tiết đẹp, đứng ở đảo lớn Hoàng Sa có thể nhìn thấy 7 cụm đảo nhỏ xung quanh. “Khi tôi ra đảo, nhiều anh em đi trước có kể họ từng sang các đảo nhỏ xung quanh để lấy trứng chim. Còn với chúng tôi, đảo trưởng cấm không cho đi vì thời tiết xấu bất thường và có nhiều vùng xoáy rất nguy hiểm”.
Ký ức đẹp đẽ
Kỷ niệm khó phai nhất đối với ông Trần Văn Sơn thời ở Hoàng Sa là vào một đêm trăng sáng, ông cùng vài anh em trong đoàn đi tìm trứng rùa biển. “Tôi nhớ có một con rùa biển rất to lên bờ cát đẻ trứng, hai người đứng trên lưng mà nó vẫn bò đi được. Khi nó bò đến mép nước thì chúng tôi mới nhảy xuống. Phải nói là chưa bao giờ tôi thấy một con rùa biển to như thế” - ông Sơn kể một cách hào hứng.
Trong các câu chuyện của những người từng ở Hoàng Sa kể lại, bao giờ chúng tôi cũng nghe về vẻ đẹp Hoàng Sa cũng như lời khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam. “Tôi lúc đó tuổi đôi mươi, không vướng bận thê nhi, chút máu lãng tử trong người trỗi dậy. Hơn nữa nghe kể rằng ngày xưa triều Nguyễn lập đội Hoàng Sa, khi đưa tiễn họ ra đi, họ được xem như những anh hùng...” - ông Trần Hòa quê ở thị trấn Nam Phước, H.Duy Xuyên (Quảng Nam) nói.
Ông Trần Hòa ra đảo năm 1973, và với ông những dấu tích từ thời xa xưa, những mái nhà, những câu chuyện ở đảo dường như mới in vào trong tâm trí ông: “Biển đảo hiền hòa và hào phóng, cung cấp hải sản không thiếu một thứ gì. Nhưng cũng có lúc nổi cơn giận dữ, biển thét gào với những trận cuồng phong, những đợt sóng cao như trái núi lừ lừ tiến vào đảo trông thật kinh hoàng. Nhưng điều may mắn là Hoàng Sa chưa bao giờ ngập trong sóng biển”.
Mỗi khi nhớ đến Hoàng Sa, tôi nghĩ có một ngày nào đó sẽ có dịp bước chân trở lại đảo với niềm tự hào đó là một phần của đất nước chúng ta và thuộc chủ quyền của ta
Tháng 10.1973, ông Lê Lan (Quảng Nam) trở lại Hoàng Sa lần thứ 2. “Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là về (đầu năm 1974 - PV) thì Trung Quốc đưa tàu chiến, binh lính đến lấn chiếm đảo. Mặc dù chúng tôi đã phân chia nhiệm vụ chiến đấu giữ đảo, vì đảo là chủ quyền của chúng ta, nhưng bọn chúng đông quá cùng tàu chiến nhiều nên cuối cùng chúng cũng chiếm được Hoàng Sa...” - ông Lê Lan kể trong uất nghẹn.
“Tôi cùng 32 người khác bị đưa về tạm giam ở đảo Hải Nam 3 tháng, khi đó có thêm 21 người bị hải quân Trung Quốc bắt ở đảo khác. Sau đó chúng đưa tôi về trại tù binh ở Quảng Châu (Trung Quốc) khoảng 1 tháng rồi giao cho Tổ chức Hồng thập tự Quốc tế của Anh trao trả cho chính quyền Sài Gòn" - ông Lê Lan kể lại trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa...
Cứu ngư dân Trung Quốc
Năm 1952, ông Lữ Điều cùng đồng đội nhận lệnh của Quốc trưởng Bảo Đại ra Hoàng Sa giữ đảo. Nhiệm vụ của đoàn là kiểm soát, bảo vệ quần đảo; hằng ngày kiểm tra, thu thập, báo cáo tin tức về tình hình Hoàng Sa về cho đất liền. Ông Lữ Điều kể chuyến đi rất vất vả, nhiều người mệt mỏi do sóng gió, nhưng khi nhìn đảo trong lòng vô cùng sung sướng, cảnh quan ở đó rất chi là đẹp đẽ. Khi nói về chuyện ngư dân Việt Nam thời gian qua bị bắt bớ, ông Lữ Điều nhớ lại: “Chúng tôi ở được vài tuần thì có một tàu của Trung Quốc vào đảo để xin nước uống.
Chúng tôi đã cung cấp cho họ trong lúc khó khăn và cho họ biết rằng nơi đây là lãnh thổ của Việt Nam”. Cũng theo ông Điều, họ tỏ ra rất biết ơn, “gật đầu và bắt tay chúng tôi trước khi chào rồi ra tàu”. Ngoài ra, cũng có tàu của ngư dân Nhật Bản bị bệnh nặng phải ghé đảo cầu cứu, đã được ông Lữ Điều cùng y sĩ ra tay giúp đỡ. Biết bao nhiêu lần, bằng tình cảm chân tình, nhiều lớp người Việt Nam ở Hoàng Sa đã nhiều lần cưu mang, ra tay nghĩa hiệp giúp đỡ những ngư dân gặp nạn.
Sau khi Trung Quốc công bố thành lập “thành phố Tam Sa” và lập ra các cơ quan hành pháp, HĐND TP.Đà Nẵng, chính quyền và nhân dân TP.Đà Nẵng kiên quyết lên án việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam tại Hoàng Sa.
Những người một thời sinh sống, làm việc, bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa cũng đã lên tiếng. Ông Phạm Khôi nói: “Trên bình diện luật pháp quốc tế về biển, không chỉ chúng ta mà cả thế giới cũng thấy không thể chấp nhận được việc dùng vũ lực chiếm giữ lãnh thổ của nước khác rồi thành lập chính quyền trên vùng lãnh thổ ấy. Hoàng Sa là của Việt Nam, huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính của TP.Đà Nẵng. Chúng ta cần lên tiếng bảo vệ chân lý, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam”. Còn ông Trương Văn Quảng cho rằng: “Tôi hoan nghênh Quốc hội khóa XIII đã thông qua luật Biển Việt Nam. Việc này đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam mong muốn tiếp bước các thế hệ cha ông, những người đã xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để gìn giữ, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc”.
Trong câu chuyện của mình khi nói về những ngày tháng ở Hoàng Sa, mắt ông Trương Văn Quảng bao giờ cũng ánh lên niềm tự hào vì mình đã đóng góp một phần vào công cuộc bảo vệ chủ quyền. Là chứng nhân một thời, mong muốn lớn nhất của ông là giáo dục cho thế hệ trẻ biết về chủ quyền Hoàng Sa. Trong những cuộc gặp mặt gia đình nhỏ của mình, bao giờ ông cũng kể cho con, cho cháu nghe về Hoàng Sa. “Chúng ta nên thông qua chương trình giáo dục về lịch sử, địa lý ở các trường lớp để giáo dục cho học sinh và các thế hệ mai sau hiểu biết chủ quyền thực sự của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”, ông Quảng nói.
Ông Nguyễn Văn Cúc (ở P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) cũng mong muốn: “Tôi có đôi lời nhắn nhủ cho con cháu cũng như các thế hệ mai sau là cần phải hiểu rõ lịch sử của Hoàng Sa, về sự gian khổ, khó khăn, đi khai phá, giữ gìn Hoàng Sa của cha ông từ thời chúa Nguyễn. Phải luôn ghi nhớ Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Trong lòng Đà Nẵng
Ngày 25.4.2009, ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng lúc bấy giờ, đã trao quyết định bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Phát biểu trong lễ nhậm chức Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ khẳng định: “Tôi sẽ làm tốt nhất chức trách mà mình đã được giao phó. Là một công dân, tôi có trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Trên cương vị Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, tôi càng ý thức rõ hơn trách nhiệm này và sẽ làm hết sức mình”.
Từ đó đến nay, ông đã tận tâm tận lực cùng các cộng sự gặp gỡ nhân chứng từng sống, làm việc tại Hoàng Sa, sưu tầm kỷ vật, tư liệu lịch sử quý báu từ mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.
Khi Trung Quốc lập ra cái gọi là "thành phố Tam Sa", trả lời báo chí, ông Đặng Công Ngữ một lần nữa khẳng định: "Việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" rồi tiến hành bầu cử HĐND, thị trưởng Tam Sa là bước leo thang vi phạm trắng trợn và thô bạo chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm quyền quản lý hành chính của chính quyền TP.Đà Nẵng đối với đơn vị hành chính Hoàng Sa, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982".
Hiện UBND huyện đảo Hoàng Sa và Bảo tàng Đà Nẵng đang lưu giữ trên 350 tài liệu, hiện vật, hình ảnh gốc liên quan đến vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, trong đó có nhiều tài liệu quý giá khẳng định chủ quyền liên tục tại Hoàng Sa suốt từ thế kỷ 16 - thế kỷ 20.
UBND huyện đảo Hoàng Sa, Bảo tàng Đà Nẵng cũng đã tổ chức, tham gia nhiều cuộc triển lãm, trưng bày hiện vật, tài liệu về Hoàng Sa nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu. Hiện TP.Đà Nẵng đang xây dựng một dự án trưng bày các tư liệu Hoàng Sa với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, dự kiến ra mắt tại Bảo tàng Đà Nẵng trong năm 2012.
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien, internet
Tìm bằng từ khóa 'Hoàng Sa' trong Du lịch, GO! để xem những bài liên quan.
0 comments:
Post a Comment