'Mua đi anh, quýt Mường Khương đấy chứ không phải quýt Tàu đâu, nhìn không được đẹp mã nhưng là quýt sạch, lại ngọt nữa, ăn một lần là nhớ ngay!' - Không biết do giọng cô bán hàng ngọt ngào mời chào, hay quýt ngon thật mà mấy hàng hoa quả ở ngã tư chợ Mường Khương khách cứ chen nhau vào mua. Chẳng nhẽ xứ Mường toàn đá là đá này mà lại trồng được quýt ngọt sao? Ngờ ngợ với sự việc ấy, tôi quyết định "thâm nhập" vùng trồng quýt nơi đây theo lời chỉ dẫn của anh bạn đồng nghiệp.
Bên vườn quýt sai trĩu quả dưới thung lũng Sả Hồ, chàng trai trẻ dân tộc Bố Y Làn Mậu Thành kể: Ngày trước, cả thung lũng này chỉ toàn đá và cây dại mọc hoang, đất đai cằn khô, chẳng ai nghĩ rằng có thể trồng cấy được gì.
Khi vào đây sinh cơ lập nghiệp, hai vợ chồng mình chỉ có đôi bàn tay trắng, dùng sức người phát quang lau lách, bẩy từng gốc cây, nhặt từng hòn đá… ròng rã mấy tháng trời như thế mới khai phá được mảnh nương này.
'Nhìn trên đường xuống nó chỉ bé tẹo "như con tem dán trên tờ giấy báo", vậy mà vợ chồng mình quý hơn vàng đấy'… Hút xong điếu thuốc lào, Thành tiếp tục kể cho tôi nghe câu chuyện: Hôm ấy là một buổi chợ phiên. Dù chẳng có việc gì Thành cũng vẫn xuống chợ. Đi chợ để gặp bạn gặp bè, uống chén rượu ngô, nói dăm ba câu chuyện, xem người ta bán gì, mua gì…
Quá trưa, chợ phiên đã vãn người. Một người đàn ông nét mặt mệt mỏi đang ngồi ở góc chợ uể oải xếp những bầu cây gần như héo quắt vì nắng cho vào lù cở chuẩn bị ra về. Nhìn đám cây nhỏ nhỏ, lá như lá chanh, Thành tò mò hỏi:
- Cây gì thế?
- Cây quýt đấy, mua về trồng đi…
Thành bỏ đi. Đất này chỉ cỏ với cây dại mọc được thôi. Loại cây này nếu chịu được sự khắc nghiệt ở đây chắc gì đã ra quả được. Mấy năm trước thấy người ta trồng mía xương gà tốt, vợ chồng anh cũng hăm hở trồng. Vụ đầu còn thu được chục triệu. Phấn khởi làm tiếp. Mấy vụ sau cây mía đốt cứ ngắn lại. Thân to chỉ bằng cây ngô. Chua loét. Vụ vừa rồi mía xếp đống chẳng ai mua. Bao nhiêu công lao đổ hết xuống sông, xuống suối. Khó khăn đội thêm khó khăn. Thất bại đó anh còn chưa quên được.
- Trồng được mà. Ra quả mà. Bên Tàu người ta trồng ra nhiều quả lắm. Không tin à? Ba năm không ra quả thì đến tận nhà trả lại tiền…
Nhìn ánh mắt hiền lành và gương mặt chất phác có phần khắc khổ của người đàn ông, Thành suy nghĩ lại: Người vùng cao chẳng ai nói dối cả.
Mường Khương giáp biên giới Trung Quốc, đất đai, khí hậu chẳng khác nhau là mấy, người dân bên ấy trồng quýt ra quả được thì tại sao mình không thử xem thế nào… Ấy là vào năm 2003, năm đầu tiên có chàng trai người Bố Y dám bỏ tiền mua 500 cây quýt lạ về trồng trên đất Mường Khương.
Từ khi vợ chồng Thành phá mía không trồng nữa, người ta bàn ra tán vào mãi rồi cũng quên dần. Bẵng đi một năm, cũng chẳng ai biết có một vườn quýt đã bắt đầu lên xanh giữa thung lũng Sả Hồ. Nhìn vườn quýt mỗi ngày thêm xanh tốt, vợ chồng Thành đặt vào đó nhiều hy vọng. Chắc chắn là cây sống rồi. Thành vui lắm.
Anh tìm lại người bán cây giống trước kia đặt mua thêm 1.500 cây nữa. Cây quýt từ thung lũng chen lên lưng núi, xòe tán che khuất những mỏm đá. Nhưng ông trời lại một lần nữa thử lòng đôi vợ chồng trẻ. Một năm. Hai năm. Ba năm. Rồi gần 4 năm. Cây đã đến tuổi ra hoa mà cũng chỉ thấy lác đác mấy bông.
Bố mẹ Thành vào chơi, ngán ngẩm: "Trồng mía vất vả còn được cây cho trẻ con ăn. Trồng cây này thì chỉ chặt làm củi thôi con ạ…". Dân bản biết chuyện cũng bảo chẳng ai dại như vợ chồng Thành, mua cây lạ về trồng, cuối cùng mất tiền, mất cả công…
Vợ Thành, chị Vàng Thị Lan tâm sự: "Nhiều lúc em cũng nản chí, định khuyên chồng chặt bỏ hết vườn quýt đi, chứ chờ mãi cây chẳng ra hoa, ra quả. Mỗi lần đi chợ chỉ nghe người làng trên, bản dưới chê cười. Rồi đến vụ ngô, vụ lúa, người ta thi nhau lên nương gieo trồng, nhà mình thì đứng nhìn vườn quýt không ra quả rồi sau này biết lấy gì mà sống. Nhưng thấy anh ấy cứ suốt ngày tha thẩn dưới vườn như người mất hồn nên em chẳng dám nói…".
Thành nhìn ra vườn trầm ngâm: "Ngày ấy mình cũng nghĩ chắc phải chặt bỏ vườn quýt này rồi. Nhưng bao nhiêu công lao đổ hết vào đấy. Mấy lần cầm dao ra vườn giơ lên rồi lại hạ xuống. Chặt đi một cây thì đau như chặt một ngón tay. Chỉ biết cầu trời cho năm sau cây ra quả… Mà ra quả thật anh ạ! Cuối năm 2006, gần 500 cây trồng đầu tiên đều ra quả. Vụ đó mới chỉ thu được hơn 10 triệu đồng thôi, nhưng không gì sung sướng bằng…". Nói đến đây, nét mặt Thành giãn ra, tươi hẳn lên.
Vậy là từ đó đến giờ, vườn quýt năm nào cũng đem lại cho đôi vợ chồng trẻ nguồn thu kha khá. Năm 2007, 2008 mỗi năm được hơn 40 triệu đồng. Thấy thế, nhiều người trong bản, cả các cụ già cũng mò đến tận vườn để xem, nếm thử quả quýt trồng trên đất Sả Hồ thế nào. Ừ, ngon thật! Mua giống ở đâu thế? Trồng thế nào hả anh Thành? Ông chủ vườn chẳng giấu giếm gì, nói hết cho bà con biết.
Đến nay, thôn Sả Hồ và các thôn bên cạnh đã có hơn 20 hộ chuyển từ cây kém hiệu quả sang trồng quýt. Vườn quýt nhà các anh Vàng Phà Tính, Vàng Phà Quáng, Lý Xín Mìn… mùa nào cũng sai trĩu quả. Hỏi lấy giống ở đâu, bà con bảo của anh Thành đấy. Thì ra từ năm 2008, chàng trai Bố Y đã tự mày mò học hỏi kỹ thuật chiết, ghép, chọn những cây trong vườn cho quả đẹp để ghép mắt, cho ra đời thành công hàng vạn cây giống. Anh "kỹ sư chân đất" khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.
Đồng chí Lù Ỉn Sửn, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Mường Khương nói như khoe: Hiện nay ở Mường Khương, ngoài khu vực thị trấn, được sự hỗ trợ của Chương trình 30a, nhân dân ở các xã Thanh Bình, Nậm Chảy ven biên giới cũng phát triển trồng các loại cây ăn quả có múi với diện tích lên tới 60 ha quýt ngọt và hơn 50 ha chanh trái vụ. Hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương nên cây phát triển rất tốt. Chỉ vài năm nữa sẽ cho thu hoạch.
Trong tương lai, Mường Khương đang có kế hoạch hình thành vùng cây ăn quả có múi tập trung với diện tích lên tới 300 ha để xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân. Rồi đây, vùng "đất khát xứ Mường" hứa hẹn sẽ trở thành một vùng đất của hoa thơm trái ngọt. Chẳng phải nhờ phép màu nào cả, mà bắt đầu từ ý chí, nghị lực, bàn tay lao động của những con người dám nghĩ, dám làm như Thành mà thôi…
Sau nửa tiếng đi dạo quanh khu vườn, chân tôi đã mỏi nhừ, mồ hôi túa ra, khát đến khô cổ họng. Bàn tay chai sần của Thành nhẹ nhàng đặt vào tay tôi một quả quýt vừa bóc vỏ xong. Nếm một múi quýt, mọi cảm giác mệt mỏi dường như tan biến. Quả quýt vỏ mỏng, các múi đều nhau, từng tép căng mọng. Vị quýt Mường Khương thanh ngọt chứ không he he như một số loại cam, quýt bán ở chợ. Quýt ngon thế này có thể ăn no được mà không biết chán.
Chỉ tay lên sườn núi, Thành bảo: Ngoài khoảng 1.000 cây quýt 9 năm tuổi đã cho thu hoạch, mình còn trồng thêm trên kia được 9.000 cây 3 năm tuổi nữa cũng đang bói quả rồi. Năm nay quýt được mùa, nếu thu hái hết cả vườn được chừng 10 tấn quả, bán với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg như hiện nay, tuy hơi thấp nhưng cũng thu được hơn 100 triệu đồng. Quýt Mường Khương chở ra đến đâu, nhân dân trong huyện và khách du lịch mua hết ngay đến đó…
Tôi chia tay vợ chồng Làn Mậu Thành về thành phố khi mặt trời đã lên cao. Vườn quýt được nắng cây nào cũng vàng mọng từng chùm quả. Nếu không đến tận nơi, chắc tôi đã không thể tin rằng trên xứ sở núi đá khắc nghiệt này mà bàn tay lao động và ý chí con người đã bắt đá núi phải đầu hàng, nhường chỗ cho vườn quýt sai hoa trĩu quả.
Đến nay, thôn Sả Hồ (thị trấn Mường Khương-Lào Cai) và các thôn bên cạnh đã có hơn 20 hộ chuyển từ cây kém hiệu quả sang trồng quýt. Cây quýt giờ trở thành cây trồng mang lại ấm no cho người dân nơi đây.
Du lịch, GO! - Theo Tuấn Ngọc (Lào Cai Online), ảnh sưu tầm
Bên vườn quýt sai trĩu quả dưới thung lũng Sả Hồ, chàng trai trẻ dân tộc Bố Y Làn Mậu Thành kể: Ngày trước, cả thung lũng này chỉ toàn đá và cây dại mọc hoang, đất đai cằn khô, chẳng ai nghĩ rằng có thể trồng cấy được gì.
Khi vào đây sinh cơ lập nghiệp, hai vợ chồng mình chỉ có đôi bàn tay trắng, dùng sức người phát quang lau lách, bẩy từng gốc cây, nhặt từng hòn đá… ròng rã mấy tháng trời như thế mới khai phá được mảnh nương này.
'Nhìn trên đường xuống nó chỉ bé tẹo "như con tem dán trên tờ giấy báo", vậy mà vợ chồng mình quý hơn vàng đấy'… Hút xong điếu thuốc lào, Thành tiếp tục kể cho tôi nghe câu chuyện: Hôm ấy là một buổi chợ phiên. Dù chẳng có việc gì Thành cũng vẫn xuống chợ. Đi chợ để gặp bạn gặp bè, uống chén rượu ngô, nói dăm ba câu chuyện, xem người ta bán gì, mua gì…
Quá trưa, chợ phiên đã vãn người. Một người đàn ông nét mặt mệt mỏi đang ngồi ở góc chợ uể oải xếp những bầu cây gần như héo quắt vì nắng cho vào lù cở chuẩn bị ra về. Nhìn đám cây nhỏ nhỏ, lá như lá chanh, Thành tò mò hỏi:
- Cây gì thế?
- Cây quýt đấy, mua về trồng đi…
Thành bỏ đi. Đất này chỉ cỏ với cây dại mọc được thôi. Loại cây này nếu chịu được sự khắc nghiệt ở đây chắc gì đã ra quả được. Mấy năm trước thấy người ta trồng mía xương gà tốt, vợ chồng anh cũng hăm hở trồng. Vụ đầu còn thu được chục triệu. Phấn khởi làm tiếp. Mấy vụ sau cây mía đốt cứ ngắn lại. Thân to chỉ bằng cây ngô. Chua loét. Vụ vừa rồi mía xếp đống chẳng ai mua. Bao nhiêu công lao đổ hết xuống sông, xuống suối. Khó khăn đội thêm khó khăn. Thất bại đó anh còn chưa quên được.
- Trồng được mà. Ra quả mà. Bên Tàu người ta trồng ra nhiều quả lắm. Không tin à? Ba năm không ra quả thì đến tận nhà trả lại tiền…
Nhìn ánh mắt hiền lành và gương mặt chất phác có phần khắc khổ của người đàn ông, Thành suy nghĩ lại: Người vùng cao chẳng ai nói dối cả.
Mường Khương giáp biên giới Trung Quốc, đất đai, khí hậu chẳng khác nhau là mấy, người dân bên ấy trồng quýt ra quả được thì tại sao mình không thử xem thế nào… Ấy là vào năm 2003, năm đầu tiên có chàng trai người Bố Y dám bỏ tiền mua 500 cây quýt lạ về trồng trên đất Mường Khương.
Từ khi vợ chồng Thành phá mía không trồng nữa, người ta bàn ra tán vào mãi rồi cũng quên dần. Bẵng đi một năm, cũng chẳng ai biết có một vườn quýt đã bắt đầu lên xanh giữa thung lũng Sả Hồ. Nhìn vườn quýt mỗi ngày thêm xanh tốt, vợ chồng Thành đặt vào đó nhiều hy vọng. Chắc chắn là cây sống rồi. Thành vui lắm.
Anh tìm lại người bán cây giống trước kia đặt mua thêm 1.500 cây nữa. Cây quýt từ thung lũng chen lên lưng núi, xòe tán che khuất những mỏm đá. Nhưng ông trời lại một lần nữa thử lòng đôi vợ chồng trẻ. Một năm. Hai năm. Ba năm. Rồi gần 4 năm. Cây đã đến tuổi ra hoa mà cũng chỉ thấy lác đác mấy bông.
Bố mẹ Thành vào chơi, ngán ngẩm: "Trồng mía vất vả còn được cây cho trẻ con ăn. Trồng cây này thì chỉ chặt làm củi thôi con ạ…". Dân bản biết chuyện cũng bảo chẳng ai dại như vợ chồng Thành, mua cây lạ về trồng, cuối cùng mất tiền, mất cả công…
Vợ Thành, chị Vàng Thị Lan tâm sự: "Nhiều lúc em cũng nản chí, định khuyên chồng chặt bỏ hết vườn quýt đi, chứ chờ mãi cây chẳng ra hoa, ra quả. Mỗi lần đi chợ chỉ nghe người làng trên, bản dưới chê cười. Rồi đến vụ ngô, vụ lúa, người ta thi nhau lên nương gieo trồng, nhà mình thì đứng nhìn vườn quýt không ra quả rồi sau này biết lấy gì mà sống. Nhưng thấy anh ấy cứ suốt ngày tha thẩn dưới vườn như người mất hồn nên em chẳng dám nói…".
Thành nhìn ra vườn trầm ngâm: "Ngày ấy mình cũng nghĩ chắc phải chặt bỏ vườn quýt này rồi. Nhưng bao nhiêu công lao đổ hết vào đấy. Mấy lần cầm dao ra vườn giơ lên rồi lại hạ xuống. Chặt đi một cây thì đau như chặt một ngón tay. Chỉ biết cầu trời cho năm sau cây ra quả… Mà ra quả thật anh ạ! Cuối năm 2006, gần 500 cây trồng đầu tiên đều ra quả. Vụ đó mới chỉ thu được hơn 10 triệu đồng thôi, nhưng không gì sung sướng bằng…". Nói đến đây, nét mặt Thành giãn ra, tươi hẳn lên.
Vậy là từ đó đến giờ, vườn quýt năm nào cũng đem lại cho đôi vợ chồng trẻ nguồn thu kha khá. Năm 2007, 2008 mỗi năm được hơn 40 triệu đồng. Thấy thế, nhiều người trong bản, cả các cụ già cũng mò đến tận vườn để xem, nếm thử quả quýt trồng trên đất Sả Hồ thế nào. Ừ, ngon thật! Mua giống ở đâu thế? Trồng thế nào hả anh Thành? Ông chủ vườn chẳng giấu giếm gì, nói hết cho bà con biết.
Đến nay, thôn Sả Hồ và các thôn bên cạnh đã có hơn 20 hộ chuyển từ cây kém hiệu quả sang trồng quýt. Vườn quýt nhà các anh Vàng Phà Tính, Vàng Phà Quáng, Lý Xín Mìn… mùa nào cũng sai trĩu quả. Hỏi lấy giống ở đâu, bà con bảo của anh Thành đấy. Thì ra từ năm 2008, chàng trai Bố Y đã tự mày mò học hỏi kỹ thuật chiết, ghép, chọn những cây trong vườn cho quả đẹp để ghép mắt, cho ra đời thành công hàng vạn cây giống. Anh "kỹ sư chân đất" khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.
Đồng chí Lù Ỉn Sửn, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Mường Khương nói như khoe: Hiện nay ở Mường Khương, ngoài khu vực thị trấn, được sự hỗ trợ của Chương trình 30a, nhân dân ở các xã Thanh Bình, Nậm Chảy ven biên giới cũng phát triển trồng các loại cây ăn quả có múi với diện tích lên tới 60 ha quýt ngọt và hơn 50 ha chanh trái vụ. Hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương nên cây phát triển rất tốt. Chỉ vài năm nữa sẽ cho thu hoạch.
Trong tương lai, Mường Khương đang có kế hoạch hình thành vùng cây ăn quả có múi tập trung với diện tích lên tới 300 ha để xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân. Rồi đây, vùng "đất khát xứ Mường" hứa hẹn sẽ trở thành một vùng đất của hoa thơm trái ngọt. Chẳng phải nhờ phép màu nào cả, mà bắt đầu từ ý chí, nghị lực, bàn tay lao động của những con người dám nghĩ, dám làm như Thành mà thôi…
Sau nửa tiếng đi dạo quanh khu vườn, chân tôi đã mỏi nhừ, mồ hôi túa ra, khát đến khô cổ họng. Bàn tay chai sần của Thành nhẹ nhàng đặt vào tay tôi một quả quýt vừa bóc vỏ xong. Nếm một múi quýt, mọi cảm giác mệt mỏi dường như tan biến. Quả quýt vỏ mỏng, các múi đều nhau, từng tép căng mọng. Vị quýt Mường Khương thanh ngọt chứ không he he như một số loại cam, quýt bán ở chợ. Quýt ngon thế này có thể ăn no được mà không biết chán.
Chỉ tay lên sườn núi, Thành bảo: Ngoài khoảng 1.000 cây quýt 9 năm tuổi đã cho thu hoạch, mình còn trồng thêm trên kia được 9.000 cây 3 năm tuổi nữa cũng đang bói quả rồi. Năm nay quýt được mùa, nếu thu hái hết cả vườn được chừng 10 tấn quả, bán với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg như hiện nay, tuy hơi thấp nhưng cũng thu được hơn 100 triệu đồng. Quýt Mường Khương chở ra đến đâu, nhân dân trong huyện và khách du lịch mua hết ngay đến đó…
Tôi chia tay vợ chồng Làn Mậu Thành về thành phố khi mặt trời đã lên cao. Vườn quýt được nắng cây nào cũng vàng mọng từng chùm quả. Nếu không đến tận nơi, chắc tôi đã không thể tin rằng trên xứ sở núi đá khắc nghiệt này mà bàn tay lao động và ý chí con người đã bắt đá núi phải đầu hàng, nhường chỗ cho vườn quýt sai hoa trĩu quả.
Đến nay, thôn Sả Hồ (thị trấn Mường Khương-Lào Cai) và các thôn bên cạnh đã có hơn 20 hộ chuyển từ cây kém hiệu quả sang trồng quýt. Cây quýt giờ trở thành cây trồng mang lại ấm no cho người dân nơi đây.
Du lịch, GO! - Theo Tuấn Ngọc (Lào Cai Online), ảnh sưu tầm
0 comments:
Post a Comment