Trên đường từ Đà Lạt về TP.HCM qua địa phận Định Quán (Đồng Nai), nếu chú ý bên tay phải bạn sẽ thấy thấp thoáng một khu vườn có hàng rào đá rất ấn tượng.
< Một góc vườn đá với tượng đài cự thạch Stonehenge thu nhỏ.
Khách hiếu kỳ ghé vào, nếu có duyên sẽ gặp được chủ nhân “Nguyễn Gia Trang” như hàng chữ khắc trên tảng đá đặt ở lối vào.
Ông Năm Khiêm, như người ta thường gọi, tên đầy đủ là Nguyễn Bỉnh Khiêm, tuổi thất tuần nhưng vẫn tráng kiện, nhanh nhẹn, tóc chưa có sợi bạc. Rời quê hương Đồng Tháp những năm 1950, ông Năm Khiêm theo cha đến vùng này (nay là xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) để trồng cao su.
.
< Cổng vào Nguyễn Gia Trang với thanh đá từng đặt tại đường hoa Nguyễn Huệ Tết Bính Tuất 2006.
Khi có ai ngạc nhiên về nét thẩm mỹ của những sắp đặt đá trong vườn, ông chỉ cười: “Tôi có biết gì đâu mấy chú ơi! Thấy thích thì làm. Tôi không phải nghệ nhân, chẳng là dân chuyên môn, xếp đá sao coi được là tôi làm”.
Những tảng đá, có khối nặng tới vài chục tấn, được ông cất công đưa về từ những chuyến đi trong tỉnh Đồng Nai và xa hơn nữa, đôi khi chỉ là những phát hiện tình cờ. Thấy chúng, ông mua và chở về, sắp xếp theo một trật tự mà ông cho là hợp lý. Lâu ngày, khu đất rộng trở thành một vườn đá độc đáo và là niềm vui lớn của chủ nhân Nguyễn Gia Trang. Ông bảo có không ít khách nước ngoài ghé vào đề nghị sang nhượng “tác phẩm” đá trong vườn nhưng ông luôn lắc đầu.
“Đâu dễ đem về những khối đá này, có tảng phần chìm sâu dưới đất, phải kích đưa lên xe tải... Tốn tiền mua đá cũng không ngán bằng làm cách nào đưa nó về tới chỗ. Rồi khi đặt để vô đúng vị trí, sửa sang dáng dấp nó làm sao mình ưng ý, đó mới là chuyện khó hơn cả” - ông kể.
< Ông Năm Khiêm bên hàng rào đá dài khoảng 200m.
Nhưng cũng có người ở miền Tây hoặc tận ngoài Huế được ông trao đổi vài món làm kỷ niệm. Đó là cái duyên mà ông Năm Khiêm luôn nhắc đến trong thú chơi không cần bài bản của mình, từ chuyện dựng đá ngoài vườn cho đến mang cả một khoảng thiên nhiên thu nhỏ vào bên trong căn nhà gỗ.
Nào là những hàng đá “gia nhân tả hữu” đón khách vào bên trong chiếc cổng to làm bằng gỗ, nào là tảng đá hình Phật Di Lạc tay chống cằm, hoặc “bức tượng Khổng Tử” dưới mắt nhìn của một doanh nhân Hàn Quốc có nhà máy ở Bình Dương, người đã mấy lần đưa vợ con và nhân viên đến ngắm nghía…
< Một khoảng thiên nhiên thu nhỏ trước nhà ông Năm Khiêm.
Mỗi người tự nhìn ra hình hài của những tảng đá tưởng như vô tri nhưng đã được chủ nhân Nguyễn Gia Trang đánh thức, như mấy câu thơ mà bác sĩ Trương Thìn lưu lại trên bức thư pháp kỷ niệm một lần ghé thăm:
Đá ngủ ngàn năm
Đá ngủ vạn năm
Ai thức đá dậy
Ai nghe đá kể
Chuyện đời xa xưa.
Tự coi mình chỉ là người trồng cao su nhưng thời niên thiếu ông Năm Khiêm từng học Trường Lasan Tabert ở Sài Gòn (nay là Trường chuyên Trần Đại Nghĩa), sở thích về đá có lẽ được hình thành từ nền học vấn ấy.
< Ba trụ đá sắp theo kiểu “ba cây chụm lại…” ở cổng vào.
Trong căn nhà gỗ, nhiều kỷ vật từ những chuyến du lịch nước ngoài hoặc của bạn bè tặng được ghi bằng tiếng Pháp. Thậm chí căn nhà gỗ cũng mang nét kiến trúc vùng Alsace (Pháp) do ông tự thiết kế sau một chuyến đi hơn 10 năm trước. Có những vật liệu ông tự tìm kiếm ở Sài Gòn, có những thứ đặt thợ làm riêng, chẳng hạn các bản lề, đinh ốc. Nhà để ôtô thiết kế trông giống hầm rượu vang vì có cửa hình vòm bằng gỗ cũng là kỷ niệm từ chuyến du lịch.
Trong vườn đá có tượng đài mô phỏng Stonehenge, với những trụ đá dựng đứng và phía trên gác ngang thanh đá thành hình chữ U ngược, là kỷ niệm sau chuyến đi Anh thăm con gái du học. “Những lúc gọi điện thoại cho con, nhớ nó quá nên tôi làm cái Stonehenge thu nhỏ này” - ông giải thích.
Tết Bính Tuất 2006, ông Năm Khiêm cho người bạn ở Saigontourist mượn vài thanh đá cao to đem về dựng trên đường hoa Nguyễn Huệ. Đã có lúc công ty du lịch này đề nghị ông biến vườn đá thành điểm dừng chân phục vụ giải khát cho du khách ghé thăm trên hành trình từ Đà Lạt về TP.HCM, nhưng ông từ chối vì nhiều lý do. Dù vậy vườn đá vẫn luôn rộng cửa cho những du khách “trước lạ sau quen” và nếu có duyên thì sẽ được gặp chủ nhân.
Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre
< Một góc vườn đá với tượng đài cự thạch Stonehenge thu nhỏ.
Khách hiếu kỳ ghé vào, nếu có duyên sẽ gặp được chủ nhân “Nguyễn Gia Trang” như hàng chữ khắc trên tảng đá đặt ở lối vào.
Ông Năm Khiêm, như người ta thường gọi, tên đầy đủ là Nguyễn Bỉnh Khiêm, tuổi thất tuần nhưng vẫn tráng kiện, nhanh nhẹn, tóc chưa có sợi bạc. Rời quê hương Đồng Tháp những năm 1950, ông Năm Khiêm theo cha đến vùng này (nay là xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) để trồng cao su.
.
< Cổng vào Nguyễn Gia Trang với thanh đá từng đặt tại đường hoa Nguyễn Huệ Tết Bính Tuất 2006.
Khi có ai ngạc nhiên về nét thẩm mỹ của những sắp đặt đá trong vườn, ông chỉ cười: “Tôi có biết gì đâu mấy chú ơi! Thấy thích thì làm. Tôi không phải nghệ nhân, chẳng là dân chuyên môn, xếp đá sao coi được là tôi làm”.
Những tảng đá, có khối nặng tới vài chục tấn, được ông cất công đưa về từ những chuyến đi trong tỉnh Đồng Nai và xa hơn nữa, đôi khi chỉ là những phát hiện tình cờ. Thấy chúng, ông mua và chở về, sắp xếp theo một trật tự mà ông cho là hợp lý. Lâu ngày, khu đất rộng trở thành một vườn đá độc đáo và là niềm vui lớn của chủ nhân Nguyễn Gia Trang. Ông bảo có không ít khách nước ngoài ghé vào đề nghị sang nhượng “tác phẩm” đá trong vườn nhưng ông luôn lắc đầu.
“Đâu dễ đem về những khối đá này, có tảng phần chìm sâu dưới đất, phải kích đưa lên xe tải... Tốn tiền mua đá cũng không ngán bằng làm cách nào đưa nó về tới chỗ. Rồi khi đặt để vô đúng vị trí, sửa sang dáng dấp nó làm sao mình ưng ý, đó mới là chuyện khó hơn cả” - ông kể.
< Ông Năm Khiêm bên hàng rào đá dài khoảng 200m.
Nhưng cũng có người ở miền Tây hoặc tận ngoài Huế được ông trao đổi vài món làm kỷ niệm. Đó là cái duyên mà ông Năm Khiêm luôn nhắc đến trong thú chơi không cần bài bản của mình, từ chuyện dựng đá ngoài vườn cho đến mang cả một khoảng thiên nhiên thu nhỏ vào bên trong căn nhà gỗ.
Nào là những hàng đá “gia nhân tả hữu” đón khách vào bên trong chiếc cổng to làm bằng gỗ, nào là tảng đá hình Phật Di Lạc tay chống cằm, hoặc “bức tượng Khổng Tử” dưới mắt nhìn của một doanh nhân Hàn Quốc có nhà máy ở Bình Dương, người đã mấy lần đưa vợ con và nhân viên đến ngắm nghía…
< Một khoảng thiên nhiên thu nhỏ trước nhà ông Năm Khiêm.
Mỗi người tự nhìn ra hình hài của những tảng đá tưởng như vô tri nhưng đã được chủ nhân Nguyễn Gia Trang đánh thức, như mấy câu thơ mà bác sĩ Trương Thìn lưu lại trên bức thư pháp kỷ niệm một lần ghé thăm:
Đá ngủ ngàn năm
Đá ngủ vạn năm
Ai thức đá dậy
Ai nghe đá kể
Chuyện đời xa xưa.
Tự coi mình chỉ là người trồng cao su nhưng thời niên thiếu ông Năm Khiêm từng học Trường Lasan Tabert ở Sài Gòn (nay là Trường chuyên Trần Đại Nghĩa), sở thích về đá có lẽ được hình thành từ nền học vấn ấy.
< Ba trụ đá sắp theo kiểu “ba cây chụm lại…” ở cổng vào.
Trong căn nhà gỗ, nhiều kỷ vật từ những chuyến du lịch nước ngoài hoặc của bạn bè tặng được ghi bằng tiếng Pháp. Thậm chí căn nhà gỗ cũng mang nét kiến trúc vùng Alsace (Pháp) do ông tự thiết kế sau một chuyến đi hơn 10 năm trước. Có những vật liệu ông tự tìm kiếm ở Sài Gòn, có những thứ đặt thợ làm riêng, chẳng hạn các bản lề, đinh ốc. Nhà để ôtô thiết kế trông giống hầm rượu vang vì có cửa hình vòm bằng gỗ cũng là kỷ niệm từ chuyến du lịch.
Trong vườn đá có tượng đài mô phỏng Stonehenge, với những trụ đá dựng đứng và phía trên gác ngang thanh đá thành hình chữ U ngược, là kỷ niệm sau chuyến đi Anh thăm con gái du học. “Những lúc gọi điện thoại cho con, nhớ nó quá nên tôi làm cái Stonehenge thu nhỏ này” - ông giải thích.
Tết Bính Tuất 2006, ông Năm Khiêm cho người bạn ở Saigontourist mượn vài thanh đá cao to đem về dựng trên đường hoa Nguyễn Huệ. Đã có lúc công ty du lịch này đề nghị ông biến vườn đá thành điểm dừng chân phục vụ giải khát cho du khách ghé thăm trên hành trình từ Đà Lạt về TP.HCM, nhưng ông từ chối vì nhiều lý do. Dù vậy vườn đá vẫn luôn rộng cửa cho những du khách “trước lạ sau quen” và nếu có duyên thì sẽ được gặp chủ nhân.
Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre
0 comments:
Post a Comment