Đến Đắk Nông để tham quan, nghỉ dưỡng sau những ngày bộn bề công việc mà bạn chưa đi thăm điểm du lịch thác Đắk G’Lun thì quả là đáng tiếc.
Nằm trên địa phận xã Đắk R’Til, huyện Tuy Đức, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa 60km, thác Đắk G’Lun tuyệt đẹp tung mình ở độ cao hơn 50m rồi được tẽ thành hai dòng nước treo lơ lững trên vách đá trông rất quyến rũ.
Đến với Đắk G’Lun là đến với cảnh non nước hữu tình, không khí mát mẻ, trong lành, cộng với tiếng chim muông ca hát bạn sẽ có được cảm giác thư giãn, êm đềm. Bên trên dòng thác là những khối đá lớn và bằng phẳng tựa những tấm thảm trải rộng để hai dòng chảy ngày đêm chuyển động không mệt mỏi.
Phía dưới chân thác là những mô đá lớn nhỏ nhấp nhô với muôn vàng dáng vẻ, tựa những vũ khúc điệu đàng. Khi mặt trời lên, những bụi nước lóng lánh làm thành những chiếc cầu vồng lúc ẩn lúc hiện.
Thác Đắk G’Lun nằm trong cánh rừng đặc dụng với nhiều loại gỗ quý hiếm. Bao bọc xung quanh thác là các loại cây có tán rộng và những bụi le rừng mát mẻ. Quanh khu vực này hơi nước luôn toả ra trông giống như mưa phùn ở Đà Lạt. Nơi đây còn có những bãi đất rộng và bằng phẳng để du khách cắm trại nghỉ qua đêm, hay để thưởng ngoạn mặt trời lên…
Từ nhiều năm nay, dù nằm ở nơi khuất vắng, nhưng với vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng của mình, thác Đắk G’Lun đã cuốn hút biết bao du khách trong vùng đến tham quan.
Nơi đây nếu được đầu tư và xây dựng chắc chắn sẽ không chỉ thu hút du khách trong tỉnh mà sẽ còn thu hút nhiều du khách ở các tỉnh lân cận như Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương, Tp.Hồ Chí Minh.
Du lịch, GO! Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông
Giữa trưa, chúng tôi đặt chân tới đầu nguồn thác Đak G’lun nằm trong địa phận huyện biên giới Tuy Đức trên độ cao 728 mét so với mặt biển và cách ngã ba Kiến Đức 35 km hướng Tây Bắc nếu đi trên tỉnh lộ 681. Theo lối mòn xuống thác chúng tôi xuyên qua nhiều địa hình: vạt rừng Bằng Lăng với thân cây thẳng ngọn, những vách đá dựng đứng rễ cây cổ thụ bám đầy tựa những con trăn trườn mình bò ngổn ngang, thỉnh thoảng phải men theo con đường khuyết sâu vào lòng núi giống hang chân sóng nối liền hai động đá rộng lớn theo dạng hàm ếch trông rất ngoạn mục.
Bất ngờ xuất hiện dưới tán lá rừng luồng nước khổng lồ tung mình trên độ cao hơn 50 mét đổ xuống ầm ì rung chuyển cả một góc rừng và phía chân thác ẩn hiện trong bụi nước bắn ra là sắc cầu vồng lung linh, huyền ảo. Cảnh vật thác Đak G’lun đẹp hoang dã như chuyện cổ tích , xứng danh “ Người đẹp giữa Đại ngàn” mà người M’Nông đã đặt tên.
Đêm ở Bon J’riêng – Gia Nghĩa thơm mùi nếp mới và thịt nướng từ ngôi nhà làng, còn ở phía trước sân, đống lửa bắt đầu cháy bùng lên sau khi già làng hoàn tất phần nghi thức mở hội trong tiếng cồng tiếng chiêng rộn rã, trầm hùng. Những bài nhạc cồng chiêng đón khách chúc sức khỏe, mừng lúa mới, mừng chiến thắng lần lượt được diễn tấu làm nền cho vòng xoang gồm 40 con người mấy thế hệ trong trang phục M’Nông đã làm sống lại đêm hội cồng chiêng thuở nào.
Theo HTA
Nằm trên địa phận xã Đắk R’Til, huyện Tuy Đức, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa 60km, thác Đắk G’Lun tuyệt đẹp tung mình ở độ cao hơn 50m rồi được tẽ thành hai dòng nước treo lơ lững trên vách đá trông rất quyến rũ.
Đến với Đắk G’Lun là đến với cảnh non nước hữu tình, không khí mát mẻ, trong lành, cộng với tiếng chim muông ca hát bạn sẽ có được cảm giác thư giãn, êm đềm. Bên trên dòng thác là những khối đá lớn và bằng phẳng tựa những tấm thảm trải rộng để hai dòng chảy ngày đêm chuyển động không mệt mỏi.
Phía dưới chân thác là những mô đá lớn nhỏ nhấp nhô với muôn vàng dáng vẻ, tựa những vũ khúc điệu đàng. Khi mặt trời lên, những bụi nước lóng lánh làm thành những chiếc cầu vồng lúc ẩn lúc hiện.
Thác Đắk G’Lun nằm trong cánh rừng đặc dụng với nhiều loại gỗ quý hiếm. Bao bọc xung quanh thác là các loại cây có tán rộng và những bụi le rừng mát mẻ. Quanh khu vực này hơi nước luôn toả ra trông giống như mưa phùn ở Đà Lạt. Nơi đây còn có những bãi đất rộng và bằng phẳng để du khách cắm trại nghỉ qua đêm, hay để thưởng ngoạn mặt trời lên…
Từ nhiều năm nay, dù nằm ở nơi khuất vắng, nhưng với vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng của mình, thác Đắk G’Lun đã cuốn hút biết bao du khách trong vùng đến tham quan.
Nơi đây nếu được đầu tư và xây dựng chắc chắn sẽ không chỉ thu hút du khách trong tỉnh mà sẽ còn thu hút nhiều du khách ở các tỉnh lân cận như Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương, Tp.Hồ Chí Minh.
Du lịch, GO! Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông
Giữa trưa, chúng tôi đặt chân tới đầu nguồn thác Đak G’lun nằm trong địa phận huyện biên giới Tuy Đức trên độ cao 728 mét so với mặt biển và cách ngã ba Kiến Đức 35 km hướng Tây Bắc nếu đi trên tỉnh lộ 681. Theo lối mòn xuống thác chúng tôi xuyên qua nhiều địa hình: vạt rừng Bằng Lăng với thân cây thẳng ngọn, những vách đá dựng đứng rễ cây cổ thụ bám đầy tựa những con trăn trườn mình bò ngổn ngang, thỉnh thoảng phải men theo con đường khuyết sâu vào lòng núi giống hang chân sóng nối liền hai động đá rộng lớn theo dạng hàm ếch trông rất ngoạn mục.
Bất ngờ xuất hiện dưới tán lá rừng luồng nước khổng lồ tung mình trên độ cao hơn 50 mét đổ xuống ầm ì rung chuyển cả một góc rừng và phía chân thác ẩn hiện trong bụi nước bắn ra là sắc cầu vồng lung linh, huyền ảo. Cảnh vật thác Đak G’lun đẹp hoang dã như chuyện cổ tích , xứng danh “ Người đẹp giữa Đại ngàn” mà người M’Nông đã đặt tên.
Đêm ở Bon J’riêng – Gia Nghĩa thơm mùi nếp mới và thịt nướng từ ngôi nhà làng, còn ở phía trước sân, đống lửa bắt đầu cháy bùng lên sau khi già làng hoàn tất phần nghi thức mở hội trong tiếng cồng tiếng chiêng rộn rã, trầm hùng. Những bài nhạc cồng chiêng đón khách chúc sức khỏe, mừng lúa mới, mừng chiến thắng lần lượt được diễn tấu làm nền cho vòng xoang gồm 40 con người mấy thế hệ trong trang phục M’Nông đã làm sống lại đêm hội cồng chiêng thuở nào.
Theo HTA
0 comments:
Post a Comment