Trong 10 kiến trúc cổ đặc sắc của Việt Nam thì xứ Đoài chiếm đến 3, gồm chùa Tây Phương, đình Tây Đằng và đình Chu Quyến.
.
Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương tên chữ là Sùng Phúc Tự, tọa lạc trên trên núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Chùa được Cao Biền xây dựng, Tây Đô vương Trịnh Tạc sửa sang lại, nhưng đến năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa mới được đại tu hoàn toàn với tên mới là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.
Theo Bảo tàng Kiến trúc Việt Nam, đây là ngôi chùa có lối kiến trúc cổ độc đáo bậc nhất. Nó không chỉ tập trung trí tuệ, tinh hoa, sáng tạo của cha ông, mà còn là sự kết hợp hài hoà trong vật liệu, kết cấu, hình khối, ánh sáng, khí hậu tạo nên đỉnh cao cho nghệ thuật kiến trúc.
Chùa được xây dựng trên một quả đồi yên tĩnh với không gian sáng tạo từ lối chân đồi lên tới cổng chùa. Đi hết 200 bậc thang xây bằng đá ong, hai bên đường là thành đất, vườn cây là tới khu đất nơi chùa toạ lạc, công trình được bố trí ngoài có cổng chùa nhỏ, không tam quan, không gác chuông.
Chùa gồm 3 lớp chính, song song theo hình chữ "Tam", xây thành các khu biệt lập. Chùa và sân thông suốt nhau, tứ phía quây lại kín sân thiên tỉnh thành hình khung cửa sổ dài, mở thẳng lên trời đón khí và ánh sáng. Tuy nhiên, ánh sáng vừa phải để tạo được vẻ thâm nghiêm cho công trình.
Bộ mái của chùa được coi là đoá hoa đao đình bởi sự xử lý và thủ pháp nghệ thuật, tỷ lệ chuẩn mực. Trung tâm của chùa có 3 lớp chùa đã xây gần như sát vách, lợp chồng diềm có tất cả 24 đoá đao cỡ lớn. Mái cong và cao, hai hoa nối với nhau thành chiều cao gấp đôi 2.20m+2,20m nên tạo được ánh sáng tốt cho công trình. Mái lợp ngói mũi hài, tạo thành 2 lớp chồng diêm. Vì thế dễ dàng nhận thấy tính liên hoàn của công trình.
Giữa sân là một hồ nước nhỏ, vào mùa khô hồ luôn giữ được độ ẩm nhất định, chống nứt nẻ của các kết cấu và tượng gỗ bên trong công trình. Mái chùa theo lối chồng diêm (bốn mái trên, 4 mái dưới chồng lên nhau, hai lớp cách nhau một khoảng ngắn có tên là “cổ mái” hay “cổ diêm”). Các đầu đao cong vút tạo vẻ nhẹ nhàng thoáng đạt cho công trình. Trên bờ nóc mái trang trí những hình rồng sinh động và những con vật trong thần thoại được xếp chồng lên nhau thể hiện bằng những đường cong tạo vẻ đẹp thanh thoát cho công trình.
Hệ thống kết cấu của chùa theo lối “chồng rường giá chiêng” nhưng thay cho “kẻ” thì lại dùng “bẩy”, bẩy không nằm nghiêng mà nằm ngang để đỡ phần mái đua ra. Đối với mái tầng trên cột quân còn đứng trên xà nách của mái tầng dưới… đây là kiểu dáng kiến trúc độc đáo thế kỷ 17.
Ngoài bố cục kiến trúc đẹp, chùa Tây phương còn nổi tiếng vì có hệ thống tượng độc đáo như tượng Tuyết Sơn, Mã Minh và 18 vị La Hán là những kiệt tác nghệ thuật điêu khắc đương thời mang đậm tính dân gian, ý nghĩa triết lý nhân sinh, cuộc sống dân giã đời thường và tính thiêng liêng của Phật pháp.
Đình Tây Đằng
Tây Đằng đứng đầu trong chuỗi đình của đất Quảng Oai, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16 với chất liệu gỗ và bố cục nguyên thủy: mặt nằng hình chữ nhật, năm gian, nơi thờ trên gác lửng ở gian giữa. Tả mạc, hữu mạc, chuôi vồ xây thêm vào các đời sau.
Đình Tây Đằng gồm có kết cấu trồng rường giá chiêng, gồm 5 gian. Có 8 hàng cột ngang và 6 hàng cột dọc, tổng cộng là 48 cây cột gỗ trong đó những cây cột lớn nhất có đường kính lên tới 80 cm. Các cây cột này đỡ hệ mái lợp ngói có các đầu đao cong trang trí hình rồng, phượng, lân, rùa bằng đất nung. Xung quanh để trống chứ không làm tường. Các chi tiết chạm khắc trên các phần gỗ theo nhiều đề tài khác nhau.
Tả mạc và hữu mạc là hai ngôi kiến trúc ở hai phía sân trước ngôi đình. Cổng đình gồm 5 cây cột, không có mi. Trên đỉnh cột có trang trí hình lân. Cổng đình rộng theo cả chiều ngang của sân đình từ tả mạc sang hữu mạc.
Đình có những bức chạm mô tả và vĩnh cửu hóa cảnh sinh hoạt đời thường: gánh con đi chợ, đốn củi, cày bằng voi, săn hổ, chèo thuyền, con trai ghẹo gái làng, uống rượu… Ngôn ngữ thể hiện cảnh đời của các nghệ sĩ dân gian gần gũi với ngôn ngữ thể hiện của các họa sĩ thế kỷ 20. Chạm trên ván gió đình Tây Đằng là chú voi tung cả bốn chân, vòi, đuôi và toét miệng cươi, cảm giác chú bay như làn gió, quên mất trọng lượng bản thân.
Những thân cột, xà, đầu dư, kẻ bảy đình Tây Đằng tồn tại vượt qua các cửa ải sinh tử: sự mục nát, sự hủy hoại trong bão lũ và trong ngọn lửa, tàn phá và sự tham lam của người đời. Những khúc, mảng gỗ vô giác ấy bảo lưu cả một kho tàng sáng tạo, tình người và khát vọng, làm nhân chứng một thời.
Đình vừa là nơi làm việc của các chức sắc và những người có ảnh hưởng trong làng, vừa là nơi tổ chức các lễ hội của làng, vừa là nơi thờ các thành hoàng của làng (gồm Sơn Tinh, Thánh Gióng, và Thần Nông).
Đình Chu Quyến
Giống như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến có số lượng hàng cột là 8 hàng và 48 cột tuy kiến trúc có chỗ khác nhau.
Đình được xây dựng từ thế kỷ 17 trên đất xã Chu Minh, huyện Ba Vì (nay thuộc về Hà Nội) và được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch) xếp hạng là một trong những di tích văn hóa lịch sử đặc biệt quan trọng của Quốc gia.
Đình được đánh giá là ngôi đình lớn nhất xứ Đoài với thiết kế chỉ gồm một tòa đại đình trông rất sừng sững và bề thế gồm hai gian, ba chái, không có một công trình phụ trợ, bổ sung nào.
Như hầu hết các ngôi đình cổ xứ Đoài, đình Chu Quyến có bộ mái đình xòe rộng ra bốn phía, chiếm tới hơn 3/4 toàn thể ngôi đình nhưng lại lan rộng xuống thấp nên càng làm tăng thêm vẻ vững chãi, bề thế của ngôi đình. Bù lại, các đầu đao của mái đều được uốn cong làm cho ngôi đình trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát và duyên dáng gấp bội phần.
Nơi đây có nhiều tác phẩm trang trí đặc sắc được thể hiện cả trên đất nung và trên gỗ.như: con giống làm bằng đất nung được trang trí trên hai đầu nóc, đầu đao; hình ảnh mây lửa mềm mại, hình tượng con lân, đầu rồng mắt to, trợn tròn, miệng há rộng hướng về các đao lửa trên bờ guột của đình…
Bước vào tham quan đình, người xem cũng dễ dàng nhận thấy, các cột ở ngôi đình này đều rất to, chắc chắn; đặc biệt chiếc cột cái có chu vi tới hơn 2,4m. Vì thế mà người dân trong vùng từ lâu thường có câu ví quen thuộc: To như cột đình Chàng.
Các tác phẩm được chạm khắc bằng gỗ trong đình cũng hết sức cầu kỳ, tinh xảo và độc đáo. Những đề tài, khung cảnh vốn quen thuộc hàng ngày trong đời sống của người cư dân nông nghiệp như cảnh làm ruộng, chọi gà, người đánh đàn, người cưỡi hổ, người dắt voi, múa hát… được tái hiện hết sức đặc sắc, sống động.
Giá trị văn hóa lịch sử của đình Chu Quyến còn được thể hiện ở những thần tích và một số di vật cổ, đặc biệt là những đạo sắc phong của các triều Lê Trung Hưng, Tây Sơn và triều Nguyễn phong thần cho Nhã Lang Vương còn được lưu giữ đến tận ngày nay.
Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet
.
Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương tên chữ là Sùng Phúc Tự, tọa lạc trên trên núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Chùa được Cao Biền xây dựng, Tây Đô vương Trịnh Tạc sửa sang lại, nhưng đến năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa mới được đại tu hoàn toàn với tên mới là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.
Theo Bảo tàng Kiến trúc Việt Nam, đây là ngôi chùa có lối kiến trúc cổ độc đáo bậc nhất. Nó không chỉ tập trung trí tuệ, tinh hoa, sáng tạo của cha ông, mà còn là sự kết hợp hài hoà trong vật liệu, kết cấu, hình khối, ánh sáng, khí hậu tạo nên đỉnh cao cho nghệ thuật kiến trúc.
Chùa được xây dựng trên một quả đồi yên tĩnh với không gian sáng tạo từ lối chân đồi lên tới cổng chùa. Đi hết 200 bậc thang xây bằng đá ong, hai bên đường là thành đất, vườn cây là tới khu đất nơi chùa toạ lạc, công trình được bố trí ngoài có cổng chùa nhỏ, không tam quan, không gác chuông.
Chùa gồm 3 lớp chính, song song theo hình chữ "Tam", xây thành các khu biệt lập. Chùa và sân thông suốt nhau, tứ phía quây lại kín sân thiên tỉnh thành hình khung cửa sổ dài, mở thẳng lên trời đón khí và ánh sáng. Tuy nhiên, ánh sáng vừa phải để tạo được vẻ thâm nghiêm cho công trình.
Bộ mái của chùa được coi là đoá hoa đao đình bởi sự xử lý và thủ pháp nghệ thuật, tỷ lệ chuẩn mực. Trung tâm của chùa có 3 lớp chùa đã xây gần như sát vách, lợp chồng diềm có tất cả 24 đoá đao cỡ lớn. Mái cong và cao, hai hoa nối với nhau thành chiều cao gấp đôi 2.20m+2,20m nên tạo được ánh sáng tốt cho công trình. Mái lợp ngói mũi hài, tạo thành 2 lớp chồng diêm. Vì thế dễ dàng nhận thấy tính liên hoàn của công trình.
Giữa sân là một hồ nước nhỏ, vào mùa khô hồ luôn giữ được độ ẩm nhất định, chống nứt nẻ của các kết cấu và tượng gỗ bên trong công trình. Mái chùa theo lối chồng diêm (bốn mái trên, 4 mái dưới chồng lên nhau, hai lớp cách nhau một khoảng ngắn có tên là “cổ mái” hay “cổ diêm”). Các đầu đao cong vút tạo vẻ nhẹ nhàng thoáng đạt cho công trình. Trên bờ nóc mái trang trí những hình rồng sinh động và những con vật trong thần thoại được xếp chồng lên nhau thể hiện bằng những đường cong tạo vẻ đẹp thanh thoát cho công trình.
Hệ thống kết cấu của chùa theo lối “chồng rường giá chiêng” nhưng thay cho “kẻ” thì lại dùng “bẩy”, bẩy không nằm nghiêng mà nằm ngang để đỡ phần mái đua ra. Đối với mái tầng trên cột quân còn đứng trên xà nách của mái tầng dưới… đây là kiểu dáng kiến trúc độc đáo thế kỷ 17.
Ngoài bố cục kiến trúc đẹp, chùa Tây phương còn nổi tiếng vì có hệ thống tượng độc đáo như tượng Tuyết Sơn, Mã Minh và 18 vị La Hán là những kiệt tác nghệ thuật điêu khắc đương thời mang đậm tính dân gian, ý nghĩa triết lý nhân sinh, cuộc sống dân giã đời thường và tính thiêng liêng của Phật pháp.
Đình Tây Đằng
Tây Đằng đứng đầu trong chuỗi đình của đất Quảng Oai, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16 với chất liệu gỗ và bố cục nguyên thủy: mặt nằng hình chữ nhật, năm gian, nơi thờ trên gác lửng ở gian giữa. Tả mạc, hữu mạc, chuôi vồ xây thêm vào các đời sau.
Đình Tây Đằng gồm có kết cấu trồng rường giá chiêng, gồm 5 gian. Có 8 hàng cột ngang và 6 hàng cột dọc, tổng cộng là 48 cây cột gỗ trong đó những cây cột lớn nhất có đường kính lên tới 80 cm. Các cây cột này đỡ hệ mái lợp ngói có các đầu đao cong trang trí hình rồng, phượng, lân, rùa bằng đất nung. Xung quanh để trống chứ không làm tường. Các chi tiết chạm khắc trên các phần gỗ theo nhiều đề tài khác nhau.
Tả mạc và hữu mạc là hai ngôi kiến trúc ở hai phía sân trước ngôi đình. Cổng đình gồm 5 cây cột, không có mi. Trên đỉnh cột có trang trí hình lân. Cổng đình rộng theo cả chiều ngang của sân đình từ tả mạc sang hữu mạc.
Đình có những bức chạm mô tả và vĩnh cửu hóa cảnh sinh hoạt đời thường: gánh con đi chợ, đốn củi, cày bằng voi, săn hổ, chèo thuyền, con trai ghẹo gái làng, uống rượu… Ngôn ngữ thể hiện cảnh đời của các nghệ sĩ dân gian gần gũi với ngôn ngữ thể hiện của các họa sĩ thế kỷ 20. Chạm trên ván gió đình Tây Đằng là chú voi tung cả bốn chân, vòi, đuôi và toét miệng cươi, cảm giác chú bay như làn gió, quên mất trọng lượng bản thân.
Những thân cột, xà, đầu dư, kẻ bảy đình Tây Đằng tồn tại vượt qua các cửa ải sinh tử: sự mục nát, sự hủy hoại trong bão lũ và trong ngọn lửa, tàn phá và sự tham lam của người đời. Những khúc, mảng gỗ vô giác ấy bảo lưu cả một kho tàng sáng tạo, tình người và khát vọng, làm nhân chứng một thời.
Đình vừa là nơi làm việc của các chức sắc và những người có ảnh hưởng trong làng, vừa là nơi tổ chức các lễ hội của làng, vừa là nơi thờ các thành hoàng của làng (gồm Sơn Tinh, Thánh Gióng, và Thần Nông).
Đình Chu Quyến
Giống như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến có số lượng hàng cột là 8 hàng và 48 cột tuy kiến trúc có chỗ khác nhau.
Đình được xây dựng từ thế kỷ 17 trên đất xã Chu Minh, huyện Ba Vì (nay thuộc về Hà Nội) và được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch) xếp hạng là một trong những di tích văn hóa lịch sử đặc biệt quan trọng của Quốc gia.
Đình được đánh giá là ngôi đình lớn nhất xứ Đoài với thiết kế chỉ gồm một tòa đại đình trông rất sừng sững và bề thế gồm hai gian, ba chái, không có một công trình phụ trợ, bổ sung nào.
Như hầu hết các ngôi đình cổ xứ Đoài, đình Chu Quyến có bộ mái đình xòe rộng ra bốn phía, chiếm tới hơn 3/4 toàn thể ngôi đình nhưng lại lan rộng xuống thấp nên càng làm tăng thêm vẻ vững chãi, bề thế của ngôi đình. Bù lại, các đầu đao của mái đều được uốn cong làm cho ngôi đình trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát và duyên dáng gấp bội phần.
Nơi đây có nhiều tác phẩm trang trí đặc sắc được thể hiện cả trên đất nung và trên gỗ.như: con giống làm bằng đất nung được trang trí trên hai đầu nóc, đầu đao; hình ảnh mây lửa mềm mại, hình tượng con lân, đầu rồng mắt to, trợn tròn, miệng há rộng hướng về các đao lửa trên bờ guột của đình…
Bước vào tham quan đình, người xem cũng dễ dàng nhận thấy, các cột ở ngôi đình này đều rất to, chắc chắn; đặc biệt chiếc cột cái có chu vi tới hơn 2,4m. Vì thế mà người dân trong vùng từ lâu thường có câu ví quen thuộc: To như cột đình Chàng.
Các tác phẩm được chạm khắc bằng gỗ trong đình cũng hết sức cầu kỳ, tinh xảo và độc đáo. Những đề tài, khung cảnh vốn quen thuộc hàng ngày trong đời sống của người cư dân nông nghiệp như cảnh làm ruộng, chọi gà, người đánh đàn, người cưỡi hổ, người dắt voi, múa hát… được tái hiện hết sức đặc sắc, sống động.
Giá trị văn hóa lịch sử của đình Chu Quyến còn được thể hiện ở những thần tích và một số di vật cổ, đặc biệt là những đạo sắc phong của các triều Lê Trung Hưng, Tây Sơn và triều Nguyễn phong thần cho Nhã Lang Vương còn được lưu giữ đến tận ngày nay.
Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet
0 comments:
Post a Comment