Nếu con gái Tây Bắc chất phác, hồn nhiên; gái Huế đằm thắm, trữ tình; gái Sài Gòn rắn rỏi, vui tươi; gái miền Tây lam lũ, chịu khó… thì con gái Hà Nội lại mang trong mình nét đẹp riêng vốn có: dịu dàng, nết na, thùy mị.
Những cô gái Hà Nội yếm thắm, răng đen, chợ Đồng Xuân tấp nập quang đòn gánh là những hình ảnh về Hà Nội nhiều thế kỷ trước
Trong Hà Nội - Con gái, nhà văn Chu Lai từng khen: Niềm tự hào của Hà Nội chính là cây xanh và con gái. Con gái Hà Nội lạ là thế, cuộc sống càng khó khăn hiểm nghèo thì vẻ đẹp con gái càng rạng rỡ, thách thức hoàn cảnh. Con gái giữa đời thường đã đẹp. Con gái trong chiến tranh càng đẹp. Đẹp mỏng manh, đẹp siêu thoát...
"Thiếu nữ Hà Nội xưa được tiếng nết na, đảm đang, khéo léo. Giọng nói luôn nhẹ nhàng, ý nhị, lịch sự, tươi tắn, phát âm chuẩn. Họ không nói trống không, nói tục hay cười hô hố hoặc gọi nhau í ới ngoài đường...
Bước đi thì lúc nào cũng khoan thai, uyển chuyển, nhấc cao chân để không phát ra tiếng động nơi công cộng, không gõ guốc cồm cộp hay kéo lê đôi dép quèn quẹt…", một nhà nghiên cứu về Hà Nội nhận xét.
< Tóc đuôi gà.
< Nhuộm răng đen...
< Ảnh trên bưu thiếp xưa nay được đưa ra triễn lãm.
Trong ca dao cổ có câu “Một yêu tóc để đuôi gà”: Người con gái cuốn vành khăn trên đầu nhưng để thả phía sau một lọn tóc quăn quăn, nom tựa cái đuôi con gà trống, lối để tóc của các cô gái trẻ trong ngày hội thủa xưa hay trong các sân chèo cửa đình. Còn đa phần đều vấn tóc thành vòng tròn quanh trán, thường vấn tóc trần nhưng đôi khi cũng độn khăn vải bên ngòai.
< Ra đồng.
< Bán nước vối dạo.
< Hái sen.
< Nhạc họa...
Cũng theo các nhà nghiên cứu, không biết tự bao giờ, thiếu nữ Hà Nội xưa biết làm đẹp với những chiếc yếm. Mỗi thời kỳ chiếc yếm đều có sự biến đổi khác nhau phù hợp với quan niệm thẩm mỹ thời đó.
< Các thiếu nữ Hà Thành của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã hiện ra trong một triển lãm ở chợ Hàng Da với những vẻ đẹp xưa.
Triển lãm ảnh “Ký ức Hà Nội xưa” đã diễn ra tại chợ Hàng Da (Hà Nội) là một cơ hội để người Hà Nội được nhìn lại những hình ảnh xưa. Triển lãm quy tụ trên 1.000 bức ảnh do kiến trúc sư Ðoàn Bắc và nhà giáo Ðoàn Thịnh sưu tầm, được chia thanh nhiều chủ đề, trong đó có chủ đề về thiếu nữ Hà Nội trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
< Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm, lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe... (thơ Hàn Mặc Tử).
Đàn bà lao động mặc yếm cổ xây (là miếng vải vuông đặt chéo trên ngực người mặc, ở góc trên có khoét hình tròn làm cổ yếm), còn phụ nữ quý tộc thì trước yếm có thêm một vài đường dây tết lại với nhau thành hình lưới quả trám.
Những năm đầu của thế kỷ 20, khi cuộc sống hiện đại hơn; son phấn, vải vóc của các lái buôn Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan vào nước ta thì người con gái Hà Nội, nhất là những cô gái ở khu phố cổ, đông đúc, sầm uất như Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Tràng Tiền thường xuất hiện với chiếc áo dài, bắt đầu biết cách trang điểm nhè nhẹ. Họ không còn chít khăn mỏ quạ, mà thay vào đó là khăn hoa hay khăn len nhiều màu, rồi đeo cả đồ trang sức: vòng cổ, hoa tai...
< Giữa trưa hè.
< Nụ cười.
< Vùng ven.
< Thiếu nữ Hà Thành.
Sang đến thế hệ những năm 40 thì kiểu tóc của người con gái Hà Nội đã có nhiều đổi thay. Cái lề thói cổ xưa của người con gái đài các bị thay đổi. Từ chỗ vấn khăn chuyển sang để dài kẹp tóc bằng cặp ba lá hoặc búi tó củ hành, chải bồng phía trước cho đến cắt ngắn phi dê xoăn tít.
< Thiếu nữ ngày xưa.
< Nghỉ ngơi giữa buổi làm đồng.
Đến sau 1954, sau thủ đô giải phóng, một trào lưu thay đổi kiểu tóc của phụ nữ Hà Nội, nếu không muốn nói là một cuộc cách mạng đầu tóc và đầu óc của phụ nữ Hà Nội, đã diễn ra.
< Tại một số bản làng thời những năm 40 - 50, các cô gái nông thôn vẫn có thói quen hồn nhiên tắm truồng.
Những nữ cán bộ cách mạng từ chiến khu về tiếp quản đã đem theo lối ăn mặc mới, lối để tóc mới. Người phụ nữ kháng chiến trở về không mặc áo dài mà chỉ mặc áo ngắn hoặc đại cán. Hầu như không ai cuốn khăn để tóc dài mà cắt ngắn ngang vai cho gọn. Có người không muốn cắt bộ tóc dài qúy đi thì tết thành đuôi sam rồi cuốn lại sau lưng.
Có chị lại học theo phim Tàu, cắt tóc kiểu “Hỉ Nhi” để lại một hàng tóc ngắn trước trán, hai bên tết hai đuôi sam và đeo hai cái nơ. Có người thì tết bộ tóc thành một cái đuôi sam dài thườn thượt.
Sau này, tiệm uốn tóc ngày càng nhiều, người ta vận động nữ thanh niên uốn tóc cao cho gọn gàng, hợp với cuộc sống lao động của người công nhân, bởi để tóc dài dễ bị cuốn vào máy lột cả da đầu.
< Một phi tầng.
Thế hệ thanh niên thì luôn thay đổi theo đủ các mốt khác nhau. Phim ảnh nước ngoài thời ấy tuy không tràn ngập như bây giờ nhưng cũng là cái mẫu hình để nhiều thanh nữ bắt chước.
< Sinh hoạt đời thường...
< Thời chiến.
Rồi theo đà mở cửa kinh tế, các thế hệ trẻ tha hồ đua nhau học theo các kiểu đầu mới. Một bài hát ca ngợi cái tóc đuôi gà nhưng nào em có biết tóc đuôi gà là thế nào đâu. Hát tóc đuôi gà nhưng cô ca sĩ lại nhí nhảnh với bộ tóc hình cái đuôi con ngựa. Rồi thì mốt Nhật, mốt Hàn, thậm chí lắm cô cắt ngắn tịt như nam giới không phân biệt được đâu là nam đâu là nữ…
Bây giờ đôi khi bắt gặp mái tóc dài trên phố, ta lại nhớ về hình ảnh Hà Nội xưa, cái thời chỉ thoáng qua dáng đi mái tóc nụ cười là đã nhận ra đấy là cô gái đoan trang Hà Nội.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Datviet, Thanglong.chinhphu và nhiều nguồn khác.
Những cô gái Hà Nội yếm thắm, răng đen, chợ Đồng Xuân tấp nập quang đòn gánh là những hình ảnh về Hà Nội nhiều thế kỷ trước
Trong Hà Nội - Con gái, nhà văn Chu Lai từng khen: Niềm tự hào của Hà Nội chính là cây xanh và con gái. Con gái Hà Nội lạ là thế, cuộc sống càng khó khăn hiểm nghèo thì vẻ đẹp con gái càng rạng rỡ, thách thức hoàn cảnh. Con gái giữa đời thường đã đẹp. Con gái trong chiến tranh càng đẹp. Đẹp mỏng manh, đẹp siêu thoát...
"Thiếu nữ Hà Nội xưa được tiếng nết na, đảm đang, khéo léo. Giọng nói luôn nhẹ nhàng, ý nhị, lịch sự, tươi tắn, phát âm chuẩn. Họ không nói trống không, nói tục hay cười hô hố hoặc gọi nhau í ới ngoài đường...
Bước đi thì lúc nào cũng khoan thai, uyển chuyển, nhấc cao chân để không phát ra tiếng động nơi công cộng, không gõ guốc cồm cộp hay kéo lê đôi dép quèn quẹt…", một nhà nghiên cứu về Hà Nội nhận xét.
< Tóc đuôi gà.
< Nhuộm răng đen...
< Ảnh trên bưu thiếp xưa nay được đưa ra triễn lãm.
Trong ca dao cổ có câu “Một yêu tóc để đuôi gà”: Người con gái cuốn vành khăn trên đầu nhưng để thả phía sau một lọn tóc quăn quăn, nom tựa cái đuôi con gà trống, lối để tóc của các cô gái trẻ trong ngày hội thủa xưa hay trong các sân chèo cửa đình. Còn đa phần đều vấn tóc thành vòng tròn quanh trán, thường vấn tóc trần nhưng đôi khi cũng độn khăn vải bên ngòai.
< Ra đồng.
< Bán nước vối dạo.
< Hái sen.
< Nhạc họa...
Cũng theo các nhà nghiên cứu, không biết tự bao giờ, thiếu nữ Hà Nội xưa biết làm đẹp với những chiếc yếm. Mỗi thời kỳ chiếc yếm đều có sự biến đổi khác nhau phù hợp với quan niệm thẩm mỹ thời đó.
< Các thiếu nữ Hà Thành của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã hiện ra trong một triển lãm ở chợ Hàng Da với những vẻ đẹp xưa.
Triển lãm ảnh “Ký ức Hà Nội xưa” đã diễn ra tại chợ Hàng Da (Hà Nội) là một cơ hội để người Hà Nội được nhìn lại những hình ảnh xưa. Triển lãm quy tụ trên 1.000 bức ảnh do kiến trúc sư Ðoàn Bắc và nhà giáo Ðoàn Thịnh sưu tầm, được chia thanh nhiều chủ đề, trong đó có chủ đề về thiếu nữ Hà Nội trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
< Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm, lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe... (thơ Hàn Mặc Tử).
Đàn bà lao động mặc yếm cổ xây (là miếng vải vuông đặt chéo trên ngực người mặc, ở góc trên có khoét hình tròn làm cổ yếm), còn phụ nữ quý tộc thì trước yếm có thêm một vài đường dây tết lại với nhau thành hình lưới quả trám.
Những năm đầu của thế kỷ 20, khi cuộc sống hiện đại hơn; son phấn, vải vóc của các lái buôn Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan vào nước ta thì người con gái Hà Nội, nhất là những cô gái ở khu phố cổ, đông đúc, sầm uất như Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Tràng Tiền thường xuất hiện với chiếc áo dài, bắt đầu biết cách trang điểm nhè nhẹ. Họ không còn chít khăn mỏ quạ, mà thay vào đó là khăn hoa hay khăn len nhiều màu, rồi đeo cả đồ trang sức: vòng cổ, hoa tai...
< Giữa trưa hè.
< Nụ cười.
< Vùng ven.
< Thiếu nữ Hà Thành.
Sang đến thế hệ những năm 40 thì kiểu tóc của người con gái Hà Nội đã có nhiều đổi thay. Cái lề thói cổ xưa của người con gái đài các bị thay đổi. Từ chỗ vấn khăn chuyển sang để dài kẹp tóc bằng cặp ba lá hoặc búi tó củ hành, chải bồng phía trước cho đến cắt ngắn phi dê xoăn tít.
< Thiếu nữ ngày xưa.
< Nghỉ ngơi giữa buổi làm đồng.
Đến sau 1954, sau thủ đô giải phóng, một trào lưu thay đổi kiểu tóc của phụ nữ Hà Nội, nếu không muốn nói là một cuộc cách mạng đầu tóc và đầu óc của phụ nữ Hà Nội, đã diễn ra.
< Tại một số bản làng thời những năm 40 - 50, các cô gái nông thôn vẫn có thói quen hồn nhiên tắm truồng.
Những nữ cán bộ cách mạng từ chiến khu về tiếp quản đã đem theo lối ăn mặc mới, lối để tóc mới. Người phụ nữ kháng chiến trở về không mặc áo dài mà chỉ mặc áo ngắn hoặc đại cán. Hầu như không ai cuốn khăn để tóc dài mà cắt ngắn ngang vai cho gọn. Có người không muốn cắt bộ tóc dài qúy đi thì tết thành đuôi sam rồi cuốn lại sau lưng.
Có chị lại học theo phim Tàu, cắt tóc kiểu “Hỉ Nhi” để lại một hàng tóc ngắn trước trán, hai bên tết hai đuôi sam và đeo hai cái nơ. Có người thì tết bộ tóc thành một cái đuôi sam dài thườn thượt.
Sau này, tiệm uốn tóc ngày càng nhiều, người ta vận động nữ thanh niên uốn tóc cao cho gọn gàng, hợp với cuộc sống lao động của người công nhân, bởi để tóc dài dễ bị cuốn vào máy lột cả da đầu.
< Một phi tầng.
Thế hệ thanh niên thì luôn thay đổi theo đủ các mốt khác nhau. Phim ảnh nước ngoài thời ấy tuy không tràn ngập như bây giờ nhưng cũng là cái mẫu hình để nhiều thanh nữ bắt chước.
< Sinh hoạt đời thường...
< Thời chiến.
Rồi theo đà mở cửa kinh tế, các thế hệ trẻ tha hồ đua nhau học theo các kiểu đầu mới. Một bài hát ca ngợi cái tóc đuôi gà nhưng nào em có biết tóc đuôi gà là thế nào đâu. Hát tóc đuôi gà nhưng cô ca sĩ lại nhí nhảnh với bộ tóc hình cái đuôi con ngựa. Rồi thì mốt Nhật, mốt Hàn, thậm chí lắm cô cắt ngắn tịt như nam giới không phân biệt được đâu là nam đâu là nữ…
Bây giờ đôi khi bắt gặp mái tóc dài trên phố, ta lại nhớ về hình ảnh Hà Nội xưa, cái thời chỉ thoáng qua dáng đi mái tóc nụ cười là đã nhận ra đấy là cô gái đoan trang Hà Nội.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Datviet, Thanglong.chinhphu và nhiều nguồn khác.
0 comments:
Post a Comment