Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Sunday 6 November 2011

Nhìn trên bản đồ, Lai Châu như một chiếc sừng lớn với hai nhánh vươn cao, một ở huyện Phong Thổ, một ở Mường Tè. Con đường dẫn vào Sì Lờ Lầu, nơi mũi chóp của Phong Thổ, chạy theo hình chữ M, chỗ dựng đứng lưng chừng núi, đoạn lại đổ ngược xuống vực sâu, như cung bậc “12 tầng lầu” theo đúng nghĩa Sì Lờ Lầu của người dân tộc thiểu số.

Hơn 400km đường nhựa từ Hà Nội qua Mù Căng Chải, Than Uyên rồi Tam Đường, Phong Thổ… đoàn xe cào cào nuốt trọn trong ngày đầu tiên của chuyến đi. Những con đường với đèo Gió, đèo Khau Phạ vốn là ác mộng cho cánh tài xế trên tuyến đường Hà Nội – thị xã Lai Châu mới nhưng với những chú ngựa sắt lâu ngày chỉ quanh quẩn phố phường, quả thực chưa bõ với những quãng thời gian nhàn hạ đã qua.

< Một góc phiên chợ Sì Lờ Lầu.

Thử thách thực sự chỉ bắt đầu vào ngày hôm sau, nhìn trên bản đồ giao thông đường bộ, quãng đường gần 200 km cả đi lẫn về có vẻ không ăn nhằm gì với sức lực của những chú cào cào sắt quen leo trèo. Nào Tây An, bản Mứn, rồi thị tứ Mường So, bản Lang, Dền Thàng… những cái tên khó phát âm với người xuôi lần lượt trôi qua dưới bánh xe của cả đoàn.

Nhưng bắt đầu ra khỏi Dền Thàng, con đường trải nhựa bỗng biến đâu mất, đất đá lổn nhổn, dốc lên cả chục km trong cái xóc nảy tung người mà những bộ ProLink và giảm xóc upside down cũng không ăn nhằm gì…

< Đường vượt gần 10 km đến chợ của hai bà cháu người Hà Nhì ở Ma Li Chải.

Đứng bên này núi, nhìn về phía xa xa, không ai ngờ những con đường mong manh như những sợi chỉ vắt qua các dãy núi đằng kia lại là những đoạn đường mà chúng tôi sắp phải tới. Cung đường lên Sì Lờ Lầu như một vành thúng khổng lồ, quấn quanh nhưng dãy núi trùng điệp, cho đúng đủ 12 tầng lên/xuống thì mới thỏa lòng mà dừng bước bên cây cầu tre đơn sơ nơi biên giới, nối liền với đất bạn Trung Hoa.

< Các thầy cô đến chợ để lo thực phẩm cho cả tuần.

Những cung đường dài gần 200km như đường lên Sì Lờ Lầu này thực sự thử thách độ lì của những con ngựa sắt và cả chủ nhân của chúng. Đường xấu, dài, dốc lớn khiến máy của những chiếc cào cào nóng bỏng, trở nên ì ạch, ngay cả những chiếc Kawasaki với hai két nước làm mát.

Đường xóc cộng trời nắng nóng khiến con người như ngồi trong một cái lò xông hơi, cứ dừng lại một cái là phải cởi phăng bằng hết những bộ quần áo bảo vệ, dù có khi chỉ dừng lại để hỏi đường…

Cuối cùng thì cũng đấn Sì Lờ Lầu, xã chót cùng trong vòng cung 8 xã biên giới của huyện Phong Thổ. Tính ra đến được nơi đây phải ngửa mặt vượt qua 12 tầng dốc đứng.

< Mặc cả bằng tay với những người dân Trung Quốc.

Sì Lờ Lầu có chợ phiên họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần, có lẽ nó quá xa xôi nên vẫn còn giữ được sắc màu ban sơ, mộc mạc của một phiên chợ vùng cao. Ở chợ Sì Lờ Lầu còn có cái thú là người dân Trung Quốc ở xã giáp biên, cơ bản cũng nghèo, sang giao lưu buôn bán trực tiếp.

Với người Hà Nhì ở Ma Li Chải, người Dao ở Sì Lờ Lầu, Vàng Ma Chải phiên chợ này luôn như ngày hội, nơi không chỉ bán mua mà còn để gặp gỡ giao lưu. Với giáo viên ở dải biên giới này, phiên chợ là nguồn cung cấp thực phẩm cho cả tuần.

< Kem, ai cũng thích kể cả giữa mùa lạnh.

Đặt được chân lên một “sừng” của Lai Châu, bên cạnh chiều cầu tre mộc mạc nối sang đất Trung Hoa, một hình ảnh thật là đơn sơ, quá đỗi bình thường với bao người, nhưng với chúng tôi, những kẻ “ấm đầu” nơi phố thị thì đây lại là một trải nghiệm thật đặc biệt. Đặc biệt bởi đã đi thêm một cung đường mới, biết thêm một địa danh mới, và có thêm một cơ hội đặt dấu chân của mình trên một địa danh trên dải đất hình chữ S tươi đẹp này.

Du lịch, GO! Tổng hợp từ Otoxemay, Danviet

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống