Sau 40 phút bay từ Cần Thơ, chúng tôi đáp xuống sân bay Cỏ Ống trên đảo Côn Sơn, huyện Côn Đảo.
< Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo.
Lần đầu tiên đến vùng đất thiêng Côn Đảo, tôi cảm thấy lòng nôn nao khó tả. Cả trời đất, rừng cây, biển, núi như hòa quyện vào nhau tạo thành một bức tranh kỳ vĩ, không khí thật trong lành.
Côn Đảo từng được coi là “địa ngục trần gian”, giờ đây đã trở thành một hòn đảo du lịch đầy ấn tượng, không chỉ là nơi nghỉ dưỡng mà còn là nơi du khách đến với tâm trạng về nguồn với những cảm nhận về đời sống tâm linh.
Với diện tích 76 ki lô mét vuông và gần 6.000 dân, huyện Côn Đảo gồm ba khu vực chính: Cỏ Ống, bến Đầm và thị trấn Côn Sơn. Thị trấn huyện nằm trên thung lũng hình bán nguyệt, một mặt trông ra biển, ba mặt còn lại vây quanh là núi. Hầu hết đường sá, nhà cửa, cơ quan, nhà nghỉ, khách sạn, các khu di tích, bãi tắm… đều khang trang, sạch và hạ tầng đầy đủ tiện nghi. Hai bên đường hầu hết đều có trồng cây bóng mát, phổ biến nhất là phượng vĩ và hoàng hậu. Dọc theo những con đường trung tâm như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Huệ rợp bóng mát những hàng bàng cổ thụ sừng sững, uy nghi. Đại dương vây quanh đảo, núi đồi chiếm đến 88% diện tích mặt đất, tất cả tạo thành một bức tranh thiên nhiên toàn một màu xanh huyền thoại.
Ấn tượng đầu tiên đối với du khách khi đặt chân đến Côn Đảo là cảm giác an bình và không gian tĩnh lặng. Nơi đây, chúng ta có thể thăm viếng nghĩa trang, tham quan các khu di tích lịch sử, chùa miếu, tự khám phá các bãi biển nổi tiếng hoang sơ. Tùy theo ý thích và điều kiện thời gian, chúng ta có thể tham quan sân chim ở Hòn Trứng và Hòn Tre Nhỏ; xem rùa ở hòn Bảy Cạnh hoặc leo lên núi Thánh Giá, nóc nhà của Côn Đảo để ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm.
Du khách ra đây, nếu không có điều kiện đi các đảo nhỏ ngoài khơi đều tìm đến bãi Đầm Trâu (gần sân bay Cỏ Ống) và cảng bến Đầm (gần Hòn Bà), nơi có khá đông dân cư làm nghề đánh bắt và mua bán hải sản. Hấp dẫn nhất là tham quan các khu rừng và bãi biển nổi tiếng như bãi Ông Đụng, một bãi tắm đẹp mê hồn thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Trước khi đến bãi Ông Đụng, chúng ta sẽ đi ngang qua cầu Ma Thiên Lãnh dưới chân núi Chúa, nơi có bia tưởng niệm các tù nhân xây cầu đã bỏ mạng vì phải lao dịch khổ sai và ăn uống kham khổ. Cách cầu Ma Thiên Lãnh chừng 500 mét, chúng ta sẽ dựng xe tại lưng chừng đèo Ông Đụng rồi lội bộ băng qua một khu rừng chừng 600 mét là đến khu nhà nghỉ sinh thái Ông Đụng, sát bãi biển.
Bãi Ông Đụng đúng là nơi tham quan, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí lý tưởng nhờ khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh vật yên tĩnh, ngày đêm sóng vỗ rì rầm. Đặc biệt nơi đây có một hệ sinh thái đa dạng với đầy đủ biển, núi, rừng, hầu hết đều còn hoang sơ với nhiều nét độc đáo riêng. Khách tham quan đến đây sẽ có dịp khám phá nhiều gốc cổ thụ uy nghi và hàng ngàn hàng vạn viên đá cuội có dáng hình kỳ thú nằm phơi mình dọc theo bãi biển. Xa xa lại có những tàn cây gie ra, rễ cây ngoằn ngoèo, cổ quái, ngỡ mình như lạc vào một cấm thành hoang phế tự ngàn xưa.
Đứng từ các mỏm đá chênh vênh phóng tầm mắt ra khơi, tai nghe tiếng sóng rì rào cùng gió biển mơn man, tâm hồn ai nấy cũng đều khoan khoái nhẹ nhàng như bỏ lại sau lưng tất cả những mệt nhọc và phiền muộn lo âu. Cảnh sắc ở đây sẽ trở nên huyền ảo và kỳ thú mỗi khi hoàng hôn buông xuống. Đặc biệt nơi đây hiện còn lưu truyền câu chuyện huyền thoại về cậu Hai Đụng đã giết vợ là nàng Hai, bị tù đày ra phía sau núi Chúa - Côn Lôn nên mới có tên là bãi Ông Đụng.
Đến với bãi Ông Đụng, ngoài việc chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên kỳ thú với nhiều thảm thực vật nguyên sinh, du khách còn nghe tiếng chim rừng thân thiện và được thưởng thức nhiều loại hoa rừng, được ngắm nhìn thỏa thích nhiều loài bướm sặc sỡ và đa dạng.
Đi dọc theo bờ rừng Ông Đụng, chúng ta sẽ tận mắt chứng kiến những chú khỉ đuôi dài và sóc đen, những loài đặc hữu của Côn Đảo đang chuyền thoăn thoắt từ cây nầy sang cây kia. Ngoài ra, chúng ta còn phát hiện thêm một giống cua núi to, màu vàng hấp, chúng thường di chuyển kiếm ăn dưới những lớp lá rừng. Độc đáo nhất là những con cua “xe tăng”, càng thật to và tuyệt đẹp, chúng thường sinh sống tại các khu rừng ngập mặn như bãi Ông Đụng.
Tại bãi Ông Đụng, du khách có thể tham quan các khu rừng ngập mặn, lặn ngắm nhìn các rặng san hô, các thảm cỏ biển. Nếu thích, chúng ta có thể tổ chức một chuyến du lịch dã ngoại, băng rừng qua Sở Rẫy, khám phá và chinh phục những rừng cây bạt ngàn, ngôi nhà trú ẩn của nhiều loài động vật hoang dã.
< Toàn cảnh thị trấn Côn Đảo nhìn từ đỉnh núi cao nhất - 500m.
Sở Rẫy là khu sản xuất nông nghiệp của nhà tù thời Pháp thuộc, cung ứng lương thực cho tù nhân và binh lính Pháp đồn trú trên đảo.
Năm 2002 Sở Rẫy được cải tạo thành vườn bảo tồn sinh thái và là nguồn thực phẩm cho loài khỉ hoang dã. Hiện nơi đây còn khá nhiều gỗ quý, nhiều loại thuốc Nam, nhất là phong lan và các loại dây leo rừng nhiệt đới.
< Bình minh đỏ rực cả góc trời.
Chiến tranh chấm dứt đã lâu, nhưng bao nỗi đau thương vẫn còn đọng lại trên từng tất đất, từng gốc cây, ngọn cỏ mà mỗi lần đến viếng nghĩa trang, các khu tưởng niệm, các trại tù Côn Đảo và những khu rừng hoang vắng như bãi Ông Đụng, chúng ta không tránh được nỗi cảm hoài.
Nhìn tấm bia tưởng nhớ 914 tù nhân tại cầu tàu Côn Sơn trước nhà chúa đảo và bia tưởng niệm 356 tù nhân xây cầu Ma Thiên Lãnh trên đường xuống bãi Ông Đụng càng làm cho chúng ta thêm bùi ngùi. Có những người tù chính trị chỉ qua cầu có một lần rồi vĩnh viễn nằm xuống.
Xem thêm:
< Hồ An Hải.
- Thị trấn Côn Đảo có chiều dài gần 10 cây số; rộng khoảng 2 - 3 cây số, tùy đoạn; hầu hết đường tráng nhựa nên đi lại rất thuận lợi và dễ dàng. Có thể đi bộ hoặc xe ôm. Nếu đi thành đoàn có thể thuê xe du lịch.
- Giá khách sạn khá cao, thấp nhất: 500.000đ/ phòng đơn.
- Giá nhà nghỉ trung bình 300.000đ/phòng (cho 2 người).
- Tiền thuê xe máy: 100.000 - 120.000đ/ ngày và đêm. Khi cần du khách cứ dựng xe bên đường, tha hồ leo núi, tắm biển thoải mái mà không sợ xe bị mất. Tối ngủ, nhiều nhà vẫn để xe ngoài sân.
- Thuê tàu ra các đảo nhỏ: ca nô (4 người) giá 1.700.000đ/ chuyến. Tàu lớn, giá cao hơn.
- Giá cả hàng hóa và các dịch vụ khác khoảng gấp rưỡi đến gấp đôi trong đất liền.
Du lịch, GO! - Theo: Thiên Phúc / TBKTSG Online
< Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo.
Lần đầu tiên đến vùng đất thiêng Côn Đảo, tôi cảm thấy lòng nôn nao khó tả. Cả trời đất, rừng cây, biển, núi như hòa quyện vào nhau tạo thành một bức tranh kỳ vĩ, không khí thật trong lành.
Côn Đảo từng được coi là “địa ngục trần gian”, giờ đây đã trở thành một hòn đảo du lịch đầy ấn tượng, không chỉ là nơi nghỉ dưỡng mà còn là nơi du khách đến với tâm trạng về nguồn với những cảm nhận về đời sống tâm linh.
Với diện tích 76 ki lô mét vuông và gần 6.000 dân, huyện Côn Đảo gồm ba khu vực chính: Cỏ Ống, bến Đầm và thị trấn Côn Sơn. Thị trấn huyện nằm trên thung lũng hình bán nguyệt, một mặt trông ra biển, ba mặt còn lại vây quanh là núi. Hầu hết đường sá, nhà cửa, cơ quan, nhà nghỉ, khách sạn, các khu di tích, bãi tắm… đều khang trang, sạch và hạ tầng đầy đủ tiện nghi. Hai bên đường hầu hết đều có trồng cây bóng mát, phổ biến nhất là phượng vĩ và hoàng hậu. Dọc theo những con đường trung tâm như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Huệ rợp bóng mát những hàng bàng cổ thụ sừng sững, uy nghi. Đại dương vây quanh đảo, núi đồi chiếm đến 88% diện tích mặt đất, tất cả tạo thành một bức tranh thiên nhiên toàn một màu xanh huyền thoại.
Ấn tượng đầu tiên đối với du khách khi đặt chân đến Côn Đảo là cảm giác an bình và không gian tĩnh lặng. Nơi đây, chúng ta có thể thăm viếng nghĩa trang, tham quan các khu di tích lịch sử, chùa miếu, tự khám phá các bãi biển nổi tiếng hoang sơ. Tùy theo ý thích và điều kiện thời gian, chúng ta có thể tham quan sân chim ở Hòn Trứng và Hòn Tre Nhỏ; xem rùa ở hòn Bảy Cạnh hoặc leo lên núi Thánh Giá, nóc nhà của Côn Đảo để ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm.
Du khách ra đây, nếu không có điều kiện đi các đảo nhỏ ngoài khơi đều tìm đến bãi Đầm Trâu (gần sân bay Cỏ Ống) và cảng bến Đầm (gần Hòn Bà), nơi có khá đông dân cư làm nghề đánh bắt và mua bán hải sản. Hấp dẫn nhất là tham quan các khu rừng và bãi biển nổi tiếng như bãi Ông Đụng, một bãi tắm đẹp mê hồn thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Trước khi đến bãi Ông Đụng, chúng ta sẽ đi ngang qua cầu Ma Thiên Lãnh dưới chân núi Chúa, nơi có bia tưởng niệm các tù nhân xây cầu đã bỏ mạng vì phải lao dịch khổ sai và ăn uống kham khổ. Cách cầu Ma Thiên Lãnh chừng 500 mét, chúng ta sẽ dựng xe tại lưng chừng đèo Ông Đụng rồi lội bộ băng qua một khu rừng chừng 600 mét là đến khu nhà nghỉ sinh thái Ông Đụng, sát bãi biển.
Bãi Ông Đụng đúng là nơi tham quan, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí lý tưởng nhờ khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh vật yên tĩnh, ngày đêm sóng vỗ rì rầm. Đặc biệt nơi đây có một hệ sinh thái đa dạng với đầy đủ biển, núi, rừng, hầu hết đều còn hoang sơ với nhiều nét độc đáo riêng. Khách tham quan đến đây sẽ có dịp khám phá nhiều gốc cổ thụ uy nghi và hàng ngàn hàng vạn viên đá cuội có dáng hình kỳ thú nằm phơi mình dọc theo bãi biển. Xa xa lại có những tàn cây gie ra, rễ cây ngoằn ngoèo, cổ quái, ngỡ mình như lạc vào một cấm thành hoang phế tự ngàn xưa.
Đứng từ các mỏm đá chênh vênh phóng tầm mắt ra khơi, tai nghe tiếng sóng rì rào cùng gió biển mơn man, tâm hồn ai nấy cũng đều khoan khoái nhẹ nhàng như bỏ lại sau lưng tất cả những mệt nhọc và phiền muộn lo âu. Cảnh sắc ở đây sẽ trở nên huyền ảo và kỳ thú mỗi khi hoàng hôn buông xuống. Đặc biệt nơi đây hiện còn lưu truyền câu chuyện huyền thoại về cậu Hai Đụng đã giết vợ là nàng Hai, bị tù đày ra phía sau núi Chúa - Côn Lôn nên mới có tên là bãi Ông Đụng.
Đến với bãi Ông Đụng, ngoài việc chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên kỳ thú với nhiều thảm thực vật nguyên sinh, du khách còn nghe tiếng chim rừng thân thiện và được thưởng thức nhiều loại hoa rừng, được ngắm nhìn thỏa thích nhiều loài bướm sặc sỡ và đa dạng.
Đi dọc theo bờ rừng Ông Đụng, chúng ta sẽ tận mắt chứng kiến những chú khỉ đuôi dài và sóc đen, những loài đặc hữu của Côn Đảo đang chuyền thoăn thoắt từ cây nầy sang cây kia. Ngoài ra, chúng ta còn phát hiện thêm một giống cua núi to, màu vàng hấp, chúng thường di chuyển kiếm ăn dưới những lớp lá rừng. Độc đáo nhất là những con cua “xe tăng”, càng thật to và tuyệt đẹp, chúng thường sinh sống tại các khu rừng ngập mặn như bãi Ông Đụng.
Tại bãi Ông Đụng, du khách có thể tham quan các khu rừng ngập mặn, lặn ngắm nhìn các rặng san hô, các thảm cỏ biển. Nếu thích, chúng ta có thể tổ chức một chuyến du lịch dã ngoại, băng rừng qua Sở Rẫy, khám phá và chinh phục những rừng cây bạt ngàn, ngôi nhà trú ẩn của nhiều loài động vật hoang dã.
< Toàn cảnh thị trấn Côn Đảo nhìn từ đỉnh núi cao nhất - 500m.
Sở Rẫy là khu sản xuất nông nghiệp của nhà tù thời Pháp thuộc, cung ứng lương thực cho tù nhân và binh lính Pháp đồn trú trên đảo.
Năm 2002 Sở Rẫy được cải tạo thành vườn bảo tồn sinh thái và là nguồn thực phẩm cho loài khỉ hoang dã. Hiện nơi đây còn khá nhiều gỗ quý, nhiều loại thuốc Nam, nhất là phong lan và các loại dây leo rừng nhiệt đới.
< Bình minh đỏ rực cả góc trời.
Chiến tranh chấm dứt đã lâu, nhưng bao nỗi đau thương vẫn còn đọng lại trên từng tất đất, từng gốc cây, ngọn cỏ mà mỗi lần đến viếng nghĩa trang, các khu tưởng niệm, các trại tù Côn Đảo và những khu rừng hoang vắng như bãi Ông Đụng, chúng ta không tránh được nỗi cảm hoài.
Nhìn tấm bia tưởng nhớ 914 tù nhân tại cầu tàu Côn Sơn trước nhà chúa đảo và bia tưởng niệm 356 tù nhân xây cầu Ma Thiên Lãnh trên đường xuống bãi Ông Đụng càng làm cho chúng ta thêm bùi ngùi. Có những người tù chính trị chỉ qua cầu có một lần rồi vĩnh viễn nằm xuống.
Xem thêm:
< Hồ An Hải.
- Thị trấn Côn Đảo có chiều dài gần 10 cây số; rộng khoảng 2 - 3 cây số, tùy đoạn; hầu hết đường tráng nhựa nên đi lại rất thuận lợi và dễ dàng. Có thể đi bộ hoặc xe ôm. Nếu đi thành đoàn có thể thuê xe du lịch.
- Giá khách sạn khá cao, thấp nhất: 500.000đ/ phòng đơn.
- Giá nhà nghỉ trung bình 300.000đ/phòng (cho 2 người).
- Tiền thuê xe máy: 100.000 - 120.000đ/ ngày và đêm. Khi cần du khách cứ dựng xe bên đường, tha hồ leo núi, tắm biển thoải mái mà không sợ xe bị mất. Tối ngủ, nhiều nhà vẫn để xe ngoài sân.
- Thuê tàu ra các đảo nhỏ: ca nô (4 người) giá 1.700.000đ/ chuyến. Tàu lớn, giá cao hơn.
- Giá cả hàng hóa và các dịch vụ khác khoảng gấp rưỡi đến gấp đôi trong đất liền.
Du lịch, GO! - Theo: Thiên Phúc / TBKTSG Online
0 comments:
Post a Comment