Lũng Giang (thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh) vốn được biết đến là một trong 49 làng Quan họ gốc vùng Kinh Bắc, nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn nổi tiếng với kẹo cốm-món quà quê thấm đẫm tình người Quan họ.
Không ai biết rõ kẹo cốm Lũng Giang có tự bao giờ, chỉ biết rằng món quà này đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây và nếu ai may mắn được thưởng thức thì khó có thể quên được vị ngọt sắc, thơm dịu đặc trưng của thứ kẹo dân dã ấy.
Kẹo cốm Lũng Giang là món cổ truyền, hoàn toàn được làm theo lối thủ công nên không quá khó nhưng nhất thiết phải tuân thủ những quy định khắt khe trong quá trình chế biến. Kẹo cốm được nấu từ 2 nguyên liệu chính là thóc nếp và đường.
Sau khi lựa chọn được mẻ thóc nếp (thường là nếp hoa trắng) đều, mẩy, người ta đem luộc thóc cùng với vài chiếc lá hoặc hoa bưởi, sau đó phơi thóc cho se vỏ và rang lên.
Thóc sau khi rang thì xay xát cho sạch, loại bỏ hết phần trấu và cám rồi cho vào nồi, rang đều tay đến khi hạt gạo nở như bỏng nếp. Chỉ riêng các bước làm từ khi chọn thóc đến khi có được hạt cốm rang nở đã chiếm phần nhiều thời gian làm kẹo bởi nó đòi hỏi sự cầu kỳ, kiên trì và khéo léo đến tinh tế của người chế biến.
Hỗn hợp đường và mạch nha đun cho tan chảy, thêm chút gừng giã nhỏ, nhuyễn rồi cho cốm vào đảo đều tay rồi đổ ra khuôn, cán đều và cắt nhỏ theo sở thích. Khuôn cũng phải được chuẩn bị trước với bột gạo nếp rắc đều để không bị dính.
Kẹo cốm được chế biến từ nguyên liệu chính là cốm nếp nhưng màu sắc và hương vị của nó lại do việc sử dụng đường quyết định. Nếu là đường phên, cốm sẽ quyện với thứ nước sền sệt màu cánh gián tạo nên những thanh kẹo màu nâu đỏ, vị đậm đà hơn. Nếu là đường kính, kẹo cốm mang một màu trắng tinh khiết, có vị ngọt sắc, hương thơm dịu nhẹ, ấm nồng của gừng.
Theo lời người dân Lũng Giang, trước đây nhà nào cũng có người biết làm kẹo cốm. Kẹo cốm là món “cây nhà lá vườn” thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ nơi đây nên thường được mang để mời khách trong dịp Tết và hội hè đình đám, đây cũng được coi là một nét ẩm thực đặc sắc của Quan họ Lũng Giang bởi kẹo cốm thường được sắp xếp để đón bạn ngày xuân.
Ngày nay, phần vì bận rộn với cuộc sống, phần nữa vì quy trình làm khá rắc rối, hầu hết các gia đình đều đặt một số hộ nấu thuê mà không tự tay chế biến nữa. Bà Nguyễn Thị Thủy, một trong số ít người ở Lũng Giang hiện còn làm kẹo cốm cho biết đây hiện là món quà được người dân địa phương và vùng lân cận rất ưa chuộng, đặt để mang biếu. Mùa của kẹo cốm thường từ rằm tháng Chạp năm trước đến hết tháng 2 âm lịch năm sau.
Kẹo cốm Lũng Giang có hương vị rất đặc biệt nên ai đã ăn một lần sẽ không thể nào quên. Lễ hội vùng Lim năm nay đã qua nhưng quý khách gần xa hãy nhớ ghé thăm Lũng Giang vào mùa xuân tới để thưởng thức Quan họ vùng Lim và nếm thử hương vị độc đáo của kẹo cốm.
Du lịch, GO! - Theo web Bacninh, Laodong
Không ai biết rõ kẹo cốm Lũng Giang có tự bao giờ, chỉ biết rằng món quà này đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây và nếu ai may mắn được thưởng thức thì khó có thể quên được vị ngọt sắc, thơm dịu đặc trưng của thứ kẹo dân dã ấy.
Kẹo cốm Lũng Giang là món cổ truyền, hoàn toàn được làm theo lối thủ công nên không quá khó nhưng nhất thiết phải tuân thủ những quy định khắt khe trong quá trình chế biến. Kẹo cốm được nấu từ 2 nguyên liệu chính là thóc nếp và đường.
Sau khi lựa chọn được mẻ thóc nếp (thường là nếp hoa trắng) đều, mẩy, người ta đem luộc thóc cùng với vài chiếc lá hoặc hoa bưởi, sau đó phơi thóc cho se vỏ và rang lên.
Thóc sau khi rang thì xay xát cho sạch, loại bỏ hết phần trấu và cám rồi cho vào nồi, rang đều tay đến khi hạt gạo nở như bỏng nếp. Chỉ riêng các bước làm từ khi chọn thóc đến khi có được hạt cốm rang nở đã chiếm phần nhiều thời gian làm kẹo bởi nó đòi hỏi sự cầu kỳ, kiên trì và khéo léo đến tinh tế của người chế biến.
Hỗn hợp đường và mạch nha đun cho tan chảy, thêm chút gừng giã nhỏ, nhuyễn rồi cho cốm vào đảo đều tay rồi đổ ra khuôn, cán đều và cắt nhỏ theo sở thích. Khuôn cũng phải được chuẩn bị trước với bột gạo nếp rắc đều để không bị dính.
Kẹo cốm được chế biến từ nguyên liệu chính là cốm nếp nhưng màu sắc và hương vị của nó lại do việc sử dụng đường quyết định. Nếu là đường phên, cốm sẽ quyện với thứ nước sền sệt màu cánh gián tạo nên những thanh kẹo màu nâu đỏ, vị đậm đà hơn. Nếu là đường kính, kẹo cốm mang một màu trắng tinh khiết, có vị ngọt sắc, hương thơm dịu nhẹ, ấm nồng của gừng.
Theo lời người dân Lũng Giang, trước đây nhà nào cũng có người biết làm kẹo cốm. Kẹo cốm là món “cây nhà lá vườn” thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ nơi đây nên thường được mang để mời khách trong dịp Tết và hội hè đình đám, đây cũng được coi là một nét ẩm thực đặc sắc của Quan họ Lũng Giang bởi kẹo cốm thường được sắp xếp để đón bạn ngày xuân.
Ngày nay, phần vì bận rộn với cuộc sống, phần nữa vì quy trình làm khá rắc rối, hầu hết các gia đình đều đặt một số hộ nấu thuê mà không tự tay chế biến nữa. Bà Nguyễn Thị Thủy, một trong số ít người ở Lũng Giang hiện còn làm kẹo cốm cho biết đây hiện là món quà được người dân địa phương và vùng lân cận rất ưa chuộng, đặt để mang biếu. Mùa của kẹo cốm thường từ rằm tháng Chạp năm trước đến hết tháng 2 âm lịch năm sau.
Kẹo cốm Lũng Giang có hương vị rất đặc biệt nên ai đã ăn một lần sẽ không thể nào quên. Lễ hội vùng Lim năm nay đã qua nhưng quý khách gần xa hãy nhớ ghé thăm Lũng Giang vào mùa xuân tới để thưởng thức Quan họ vùng Lim và nếm thử hương vị độc đáo của kẹo cốm.
Du lịch, GO! - Theo web Bacninh, Laodong
0 comments:
Post a Comment