Khu lưu niệm soạn giả Cao Văn Lầu được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1997. Đây là một trong những địa chỉ du lịch lý tưởng của du khách và những người đam mê đờn ca tài tử.
Đến với tỉnh Bạc Liêu, du khách sẽ được tham quan rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu như vườn chim Bạc Liêu, Phật Bà Nam Hải, nhà công tử Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán…, mỗi nơi sẽ khiến chúng ta có những cảm nhận khác nhau.
Đặc biệt, khi đến Khu lưu niệm soạn giả Cao Văn Lầu ngoài việc được nghe kể lại quá trình hình thành, phát triển của bản vọng cổ và nghệ thuật sân khấu cải lương, chúng ta còn có điều kiện tìm hiểu thêm về con người và cuộc đời của soạn giả Cao Văn Lầu, người đã làm nên tên tuổi của bản “Dạ cổ hoài lang”, một báu vật của nền cải lương Nam bộ.
< Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
Hiện nay, Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã được tỉnh Bạc Liêu trùng tu và mở rộng diện tích gần 3 ha với tổng kinh phí hơn 6 tỉ đồng. Vào khu lưu niệm đi qua chiếc cổng kiên cố, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt người tham quan là khu mộ của gia đình soạn giả Cao Văn Lầu.
Tại đó có 4 mộ phần của cha, mẹ ông và vợ chồng ông. Kế bên là khu trưng bày hiện vật nơi lưu giữ tài liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến cố nhạc sĩ.
Giữa phòng trưng bày có tượng soạn giả Cao Văn Lầu với khói hương nghi ngút, hai bên án thờ là hai bản “Dạ cổ hoài lang” cùng nhiều tác phẩm khác của ông được viết bằng nét bút thi pháp điêu luyện.
Đối diện với phòng trưng bày là khu nhà dành để bày bán những quyển sách viết về Cao Văn Lầu và một số hàng lưu niệm. Ngoài ra, khu lưu niệm còn có sân khấu ngoài trời phục vụ biểu diễn những ngày kỷ niệm và lễ hội…
Đến đây không chỉ biết thêm về thân thế sự nghiệp của soạn giả Cao Văn Lầu và hoàn cảnh ra đời của bản “Dạ cổ hoài lang”, du khách không khỏi xúc động trước tấm lòng nghĩa nhân, chung thủy của một bậc nghệ sĩ tài danh này. Sinh ra tại tỉnh Long An, đến năm 4 tuổi Cao Văn Lầu theo gia đình trôi dạt đến nhiều nơi, cuối cùng ông đã gắn kết cuộc đời mình với mảnh đất Bạc Liêu hiền hòa.
Cũng tại nơi đây, Cao Văn Lầu được thầy Lê Tài Khí - còn được gọi là nghệ nhân Nhạc Khị, bậc thầy của các thầy nhạc lễ và nhạc tài tử lúc bấy giờ ở Bạc Liêu dạy bảo và dìu dắt vào nghề. Với tư chất thông minh, năng khiếu bẩm sinh nên ông được thầy Khị vô cùng yêu mến.
Cao Văn Lầu là một trong số ít những học trò được thầy truyền nghề tận tâm vì thế tài năng của ông ngày càng được bộc lộ và phát triển. Sau khi trải qua nhiều biến cố, thăng trầm trong cuộc sống, năm 1919, Cao Văn Lầu sáng tác bài “Dạ cổ hoài lang”.
Được biết, tác phẩm hình thành trong thời gian cuộc sống vợ chồng của Cao Văn Lầu gặp nhiều sóng gió. Mẹ Cao Văn Lầu bắt ông phải cưới vợ khác vì sau 3 năm chung sống nhưng vợ ông là bà Trần Thị Tấn vẫn không sinh được con nối dõi tông đường. Phần vì đau lòng, phần vì tủi phận thay cho vợ mình ông đã từ chối kết duyên với người con gái khác.
Để giữ trọn nghĩa nhân, vẹn thủy chung với vợ, ông vẫn thường xuyên lui tới thăm nom, chăm sóc vợ khi bà không còn được ở bên nhà chồng.
Dù biết là vậy nhưng nỗi xa cách, nhớ nhung đến xé lòng cùng với những giây phút suy tư trước nhân tình thế thái khiến Cao Văn Lầu bật lên những âm điệu não nuột, ai oán qua bài “Dạ cổ hoài lang”.
Nhìn trên một phương diện nào đó, tác phẩm như là tiếng nấc, là bản nhạc lòng quý giá của tác giả đối với người tri âm, tri kỷ. Ngoài ra, tại đây chúng ta còn được tiếp cận nhiều nguồn tư liệu về việc bảo tồn và phát triển của bản “Dạ cổ hoài lang” trong nhiều thập kỷ qua.
Ngày nay khi đến với Bạc Liêu, đến với Khu lưu niệm soạn giả Cao Văn Lầu dù ít hay nhiều chúng ta vẫn được nghe “Dạ cổ hoài lang” từ một số câu lạc bộ đờn ca tài tử nằm trên địa bàn tỉnh.
Ông Khưu Minh Chiến, chủ nhiệm câu lạc bộ đờn ca tài tử, Trưởng đoàn cải lương Cao Văn Lầu cho biết: Câu lạc bộ chủ yếu hoạt động ở các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Tại Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu chúng tôi phục vụ theo sự yêu cầu của khách tham quan. Có nhiều khách du lịch là người trong tỉnh nhưng họ vẫn đến đây tham quan và rất thích nghe chúng tôi hát vài bài vọng cổ.
Hiện tại dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn kiên trì và cố gắng phát huy hơn nữa để đờn ca tài tử và những bản vọng cổ sẽ vẫn là món ăn tinh thần của người dân Nam bộ.
Không chỉ có khách trong nước, khu lưu niệm còn thu hút nhiều khách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu. Ông Phan Thế Anh, Việt kiều Úc, sau 30 năm xa quê hương, khi đến tham quan và được tìm hiểu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của soạn giả Cao Văn Lầu nói: “Tôi nể phục tài năng của Cao Văn Lầu và quý trọng tấm lòng của ông đối với vợ mình”. Có lẽ câu nói của ông cũng là tiếng lòng của tất cả những con người nơi đây cùng với những người mộ điệu đờn ca tài tử.
Du lịch, GO! - Theo Haugiang, Conhacvietnam
Đến với tỉnh Bạc Liêu, du khách sẽ được tham quan rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu như vườn chim Bạc Liêu, Phật Bà Nam Hải, nhà công tử Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán…, mỗi nơi sẽ khiến chúng ta có những cảm nhận khác nhau.
Đặc biệt, khi đến Khu lưu niệm soạn giả Cao Văn Lầu ngoài việc được nghe kể lại quá trình hình thành, phát triển của bản vọng cổ và nghệ thuật sân khấu cải lương, chúng ta còn có điều kiện tìm hiểu thêm về con người và cuộc đời của soạn giả Cao Văn Lầu, người đã làm nên tên tuổi của bản “Dạ cổ hoài lang”, một báu vật của nền cải lương Nam bộ.
< Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
Hiện nay, Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã được tỉnh Bạc Liêu trùng tu và mở rộng diện tích gần 3 ha với tổng kinh phí hơn 6 tỉ đồng. Vào khu lưu niệm đi qua chiếc cổng kiên cố, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt người tham quan là khu mộ của gia đình soạn giả Cao Văn Lầu.
Tại đó có 4 mộ phần của cha, mẹ ông và vợ chồng ông. Kế bên là khu trưng bày hiện vật nơi lưu giữ tài liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến cố nhạc sĩ.
Giữa phòng trưng bày có tượng soạn giả Cao Văn Lầu với khói hương nghi ngút, hai bên án thờ là hai bản “Dạ cổ hoài lang” cùng nhiều tác phẩm khác của ông được viết bằng nét bút thi pháp điêu luyện.
Đối diện với phòng trưng bày là khu nhà dành để bày bán những quyển sách viết về Cao Văn Lầu và một số hàng lưu niệm. Ngoài ra, khu lưu niệm còn có sân khấu ngoài trời phục vụ biểu diễn những ngày kỷ niệm và lễ hội…
Đến đây không chỉ biết thêm về thân thế sự nghiệp của soạn giả Cao Văn Lầu và hoàn cảnh ra đời của bản “Dạ cổ hoài lang”, du khách không khỏi xúc động trước tấm lòng nghĩa nhân, chung thủy của một bậc nghệ sĩ tài danh này. Sinh ra tại tỉnh Long An, đến năm 4 tuổi Cao Văn Lầu theo gia đình trôi dạt đến nhiều nơi, cuối cùng ông đã gắn kết cuộc đời mình với mảnh đất Bạc Liêu hiền hòa.
Cũng tại nơi đây, Cao Văn Lầu được thầy Lê Tài Khí - còn được gọi là nghệ nhân Nhạc Khị, bậc thầy của các thầy nhạc lễ và nhạc tài tử lúc bấy giờ ở Bạc Liêu dạy bảo và dìu dắt vào nghề. Với tư chất thông minh, năng khiếu bẩm sinh nên ông được thầy Khị vô cùng yêu mến.
Cao Văn Lầu là một trong số ít những học trò được thầy truyền nghề tận tâm vì thế tài năng của ông ngày càng được bộc lộ và phát triển. Sau khi trải qua nhiều biến cố, thăng trầm trong cuộc sống, năm 1919, Cao Văn Lầu sáng tác bài “Dạ cổ hoài lang”.
Được biết, tác phẩm hình thành trong thời gian cuộc sống vợ chồng của Cao Văn Lầu gặp nhiều sóng gió. Mẹ Cao Văn Lầu bắt ông phải cưới vợ khác vì sau 3 năm chung sống nhưng vợ ông là bà Trần Thị Tấn vẫn không sinh được con nối dõi tông đường. Phần vì đau lòng, phần vì tủi phận thay cho vợ mình ông đã từ chối kết duyên với người con gái khác.
Để giữ trọn nghĩa nhân, vẹn thủy chung với vợ, ông vẫn thường xuyên lui tới thăm nom, chăm sóc vợ khi bà không còn được ở bên nhà chồng.
Dù biết là vậy nhưng nỗi xa cách, nhớ nhung đến xé lòng cùng với những giây phút suy tư trước nhân tình thế thái khiến Cao Văn Lầu bật lên những âm điệu não nuột, ai oán qua bài “Dạ cổ hoài lang”.
Nhìn trên một phương diện nào đó, tác phẩm như là tiếng nấc, là bản nhạc lòng quý giá của tác giả đối với người tri âm, tri kỷ. Ngoài ra, tại đây chúng ta còn được tiếp cận nhiều nguồn tư liệu về việc bảo tồn và phát triển của bản “Dạ cổ hoài lang” trong nhiều thập kỷ qua.
Ngày nay khi đến với Bạc Liêu, đến với Khu lưu niệm soạn giả Cao Văn Lầu dù ít hay nhiều chúng ta vẫn được nghe “Dạ cổ hoài lang” từ một số câu lạc bộ đờn ca tài tử nằm trên địa bàn tỉnh.
Ông Khưu Minh Chiến, chủ nhiệm câu lạc bộ đờn ca tài tử, Trưởng đoàn cải lương Cao Văn Lầu cho biết: Câu lạc bộ chủ yếu hoạt động ở các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Tại Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu chúng tôi phục vụ theo sự yêu cầu của khách tham quan. Có nhiều khách du lịch là người trong tỉnh nhưng họ vẫn đến đây tham quan và rất thích nghe chúng tôi hát vài bài vọng cổ.
Hiện tại dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn kiên trì và cố gắng phát huy hơn nữa để đờn ca tài tử và những bản vọng cổ sẽ vẫn là món ăn tinh thần của người dân Nam bộ.
Không chỉ có khách trong nước, khu lưu niệm còn thu hút nhiều khách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu. Ông Phan Thế Anh, Việt kiều Úc, sau 30 năm xa quê hương, khi đến tham quan và được tìm hiểu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của soạn giả Cao Văn Lầu nói: “Tôi nể phục tài năng của Cao Văn Lầu và quý trọng tấm lòng của ông đối với vợ mình”. Có lẽ câu nói của ông cũng là tiếng lòng của tất cả những con người nơi đây cùng với những người mộ điệu đờn ca tài tử.
Du lịch, GO! - Theo Haugiang, Conhacvietnam
0 comments:
Post a Comment