Cứ khoảng 10km lại gặp một di tích từng in dấu lịch sử dân tộc. Đi trên đường 9 những ngày này, du khách sẽ hiểu thêm số phận kỳ lạ của con đường mà không một tuyến đường nào trên đất nước này có thể thay thế được.
Cùng là những tuyến đường nối hai nước Việt - Lào ở Trung bộ để phục vụ nhu cầu khai thác thuộc địa Đông Dương cuối thế kỷ 19, đường 9 từ Đông Hà chạy qua Lao Bảo, xuyên ngang tỉnh Savannakhet và dừng lại bên bờ sông Mekong, biên giới Lào - Thái Lan.
10km một di tích
Rời thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của Quảng Trị, đi khoảng 10km bạn sẽ đến huyện lỵ Cam Lộ, miền đất đã hai lần là “thủ đô” buổi sơn hà nguy biến, nhưng sau ngày hòa bình dường như ít ai biết đến.
Nơi đây vẫn còn chứng tích của một thời “thủ đô” Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Khu nhà xưa, nơi làm việc của Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thị Bình đã được phục dựng với nhiều tư liệu ghi lại hình ảnh đại sứ các nước trình quốc thư lên chính phủ ngày ấy. Đất Cam Lộ cũng kỳ lạ khi năm 1885 kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi đã cùng tùy tùng lấy Tân Sở làm căn cứ, ban chiếu Cần Vương, dựng cờ kháng chiến.
Từ Cam Lộ đi 10km nữa sẽ đến Tân Lâm, nơi trong lịch sử chiến tranh Việt Nam lần đầu tiên có cả một trung đoàn kéo cờ trắng về với cách mạng. Năm 1972, ngay tại căn cứ Carol, km 20 quốc lộ 9, trung tá Phạm Văn Đính, trung đoàn trưởng quân đội Sài Gòn, đã đưa cả trung đoàn lính ra hàng. Ở km 22 là cứ điểm Đầu Mầu nổi tiếng, đến km 27 là căn cứ Rock Pile. Hầu như cựu binh Mỹ nào trở lại Việt Nam cũng đều dừng lại đây nhìn lên đỉnh núi chon von, nơi xuất phát câu chuyện “đi lính kiểu Mỹ” bởi lính Mỹ ngày xưa khi đóng quân trên đỉnh núi, áo quần đều được trực thăng đưa về Đông Hà giặt, tất cả nhu yếu phẩm đều tiếp tế bằng trực thăng...
Bom đạn chiến tranh xưa nay còn lưu dấu trong những chiếc máy bay, xe tăng trưng bày ở Bảo tàng chiến thắng Tà Cơn. Đây cũng là điểm đến thích thú của du khách quốc tế khi được sờ tận tay những chiếc máy bay Chinook, trực thăng HU 1A mà người Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Bây giờ từ cầu Đakrông lên Khe Sanh, hai bên đường là những bản làng Vân Kiều. Từ đường 9 nhìn xuống, giữa thung lũng lúa xanh, những mái nhà sàn quây quần trong màu nắng rực vàng và thị trấn Khe Sanh hiện ra trước mắt. Tôi nhớ mãi lời ghi trong sổ cảm tưởng ở sân bay Tà Cơn của một nữ du khách tên Nguyệt: “Khe Sanh đẹp vô cùng. Tôi đã cố mà vẫn không hình dung nổi cảnh bom đạn chết chóc nhiều năm về trước”...
Từ đây thêm đúng 10km nữa sẽ gặp tượng đài chiến thắng Làng Vây, nơi năm 1968 lần đầu tiên binh chủng tăng - thiết giáp của ta tham chiến. Chiếc xe tăng tham gia trận đầu ấy nay đặt trên một bệ đá hoa cương cao sát bên đường, những đứa bé vẫn leo trèo chơi đùa trên nòng súng như một ngụ ngôn của bình yên.
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cũng cách Làng Vây 10km. Từ một vùng rừng thiêng nước độc mà người Pháp dùng làm nơi giam giữ tù nhân xưa, Lao Bảo giờ đã hiện lên sắc vóc một đô thị biên ải năng động. Phần đường 9 phía Việt Nam dài 85km sẽ dừng lại ở vị trí giữa cầu Xà Ớt, sang bên kia là đất Lào.
Nguyên sơ xứ Nam Lào
Nếu đường 9 phía Việt Nam quanh co gấp khúc để vượt dãy Trường Sơn thì phía đất Lào như chạy trên bình nguyên bao la với những bản làng nằm giữa rừng cây cổ thụ. Sau cung đường gần 250km từ Lao Bảo bạn sẽ gặp Savannakhet, thành phố lớn thứ hai Lào (sau Vientiane). Như sót lại từ đầu thế kỷ 20, ngoại trừ những chiếc ôtô đời mới khá nhiều trên phố, Savannakhet vẫn mang vẻ bình yên với những người dân sống chậm rãi khoan hòa, những ngôi nhà cổ nằm ở con phố gần bến phà cửa khẩu ra sông Mekong.
Cuối tuần, không chỉ dân Lào, hàng ngàn người Thái từ bên kia sông Mekong qua biên giới đến ngôi tháp Inghang nổi tiếng linh thiêng cầu nguyện. Savannakhet còn có nhà đá Huan Hine, đền Phone, bảo tàng khủng long, thư viện cổ Hortai Pitok, chiếc cầu Hữu Nghị 2 nối Savannakhet của Lào và thành phố Mukdahan - cửa ngõ miền đông bắc Thái Lan hoàn thành năm năm trước với sứ mệnh khai thông tuyến hành lang kinh tế đông tây. Điểm cuối của con đường 9 nằm ngay giữa chiếc cầu này...
Với những thác nước, rừng nguyên sinh, buổi chiều ở Savannakhet không gì thú vị hơn xuống những nhà bè, thưởng thức món đặc sản cá nướng với bia Lào nổi tiếng và ngắm nhìn hoàng hôn trên dòng Mekong. Từ đây dòng nước sẽ băng qua cả ngàn cây số thác ghềnh đổ vào Việt Nam, ra biển Đông...
Gợi ý:
Muốn đi dọc đường 9, bạn có thể xuất phát từ Đông Hà lúc 6g sáng, khoảng 3g chiều sẽ có mặt ở Savannakhet. Công ty cổ phần lữ hành Sepon (Quảng Trị) cũng đang khai thác tour “Một ngày ăn cơm ba nước” với lịch trình tương tự, nhưng sau khi đến Savannakhet khách sẽ qua Thái Lan và ngủ đêm ở thành phố Mukdahan. Ăn sáng ở Việt Nam, ăn trưa ở Lào, buổi tối bạn đã có thể ngồi nhâm nhi cá nướng ở Mukdahan.
Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre, internet
Cùng là những tuyến đường nối hai nước Việt - Lào ở Trung bộ để phục vụ nhu cầu khai thác thuộc địa Đông Dương cuối thế kỷ 19, đường 9 từ Đông Hà chạy qua Lao Bảo, xuyên ngang tỉnh Savannakhet và dừng lại bên bờ sông Mekong, biên giới Lào - Thái Lan.
10km một di tích
Rời thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của Quảng Trị, đi khoảng 10km bạn sẽ đến huyện lỵ Cam Lộ, miền đất đã hai lần là “thủ đô” buổi sơn hà nguy biến, nhưng sau ngày hòa bình dường như ít ai biết đến.
Nơi đây vẫn còn chứng tích của một thời “thủ đô” Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Khu nhà xưa, nơi làm việc của Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thị Bình đã được phục dựng với nhiều tư liệu ghi lại hình ảnh đại sứ các nước trình quốc thư lên chính phủ ngày ấy. Đất Cam Lộ cũng kỳ lạ khi năm 1885 kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi đã cùng tùy tùng lấy Tân Sở làm căn cứ, ban chiếu Cần Vương, dựng cờ kháng chiến.
Từ Cam Lộ đi 10km nữa sẽ đến Tân Lâm, nơi trong lịch sử chiến tranh Việt Nam lần đầu tiên có cả một trung đoàn kéo cờ trắng về với cách mạng. Năm 1972, ngay tại căn cứ Carol, km 20 quốc lộ 9, trung tá Phạm Văn Đính, trung đoàn trưởng quân đội Sài Gòn, đã đưa cả trung đoàn lính ra hàng. Ở km 22 là cứ điểm Đầu Mầu nổi tiếng, đến km 27 là căn cứ Rock Pile. Hầu như cựu binh Mỹ nào trở lại Việt Nam cũng đều dừng lại đây nhìn lên đỉnh núi chon von, nơi xuất phát câu chuyện “đi lính kiểu Mỹ” bởi lính Mỹ ngày xưa khi đóng quân trên đỉnh núi, áo quần đều được trực thăng đưa về Đông Hà giặt, tất cả nhu yếu phẩm đều tiếp tế bằng trực thăng...
Bom đạn chiến tranh xưa nay còn lưu dấu trong những chiếc máy bay, xe tăng trưng bày ở Bảo tàng chiến thắng Tà Cơn. Đây cũng là điểm đến thích thú của du khách quốc tế khi được sờ tận tay những chiếc máy bay Chinook, trực thăng HU 1A mà người Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Bây giờ từ cầu Đakrông lên Khe Sanh, hai bên đường là những bản làng Vân Kiều. Từ đường 9 nhìn xuống, giữa thung lũng lúa xanh, những mái nhà sàn quây quần trong màu nắng rực vàng và thị trấn Khe Sanh hiện ra trước mắt. Tôi nhớ mãi lời ghi trong sổ cảm tưởng ở sân bay Tà Cơn của một nữ du khách tên Nguyệt: “Khe Sanh đẹp vô cùng. Tôi đã cố mà vẫn không hình dung nổi cảnh bom đạn chết chóc nhiều năm về trước”...
Từ đây thêm đúng 10km nữa sẽ gặp tượng đài chiến thắng Làng Vây, nơi năm 1968 lần đầu tiên binh chủng tăng - thiết giáp của ta tham chiến. Chiếc xe tăng tham gia trận đầu ấy nay đặt trên một bệ đá hoa cương cao sát bên đường, những đứa bé vẫn leo trèo chơi đùa trên nòng súng như một ngụ ngôn của bình yên.
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cũng cách Làng Vây 10km. Từ một vùng rừng thiêng nước độc mà người Pháp dùng làm nơi giam giữ tù nhân xưa, Lao Bảo giờ đã hiện lên sắc vóc một đô thị biên ải năng động. Phần đường 9 phía Việt Nam dài 85km sẽ dừng lại ở vị trí giữa cầu Xà Ớt, sang bên kia là đất Lào.
Nguyên sơ xứ Nam Lào
Nếu đường 9 phía Việt Nam quanh co gấp khúc để vượt dãy Trường Sơn thì phía đất Lào như chạy trên bình nguyên bao la với những bản làng nằm giữa rừng cây cổ thụ. Sau cung đường gần 250km từ Lao Bảo bạn sẽ gặp Savannakhet, thành phố lớn thứ hai Lào (sau Vientiane). Như sót lại từ đầu thế kỷ 20, ngoại trừ những chiếc ôtô đời mới khá nhiều trên phố, Savannakhet vẫn mang vẻ bình yên với những người dân sống chậm rãi khoan hòa, những ngôi nhà cổ nằm ở con phố gần bến phà cửa khẩu ra sông Mekong.
Cuối tuần, không chỉ dân Lào, hàng ngàn người Thái từ bên kia sông Mekong qua biên giới đến ngôi tháp Inghang nổi tiếng linh thiêng cầu nguyện. Savannakhet còn có nhà đá Huan Hine, đền Phone, bảo tàng khủng long, thư viện cổ Hortai Pitok, chiếc cầu Hữu Nghị 2 nối Savannakhet của Lào và thành phố Mukdahan - cửa ngõ miền đông bắc Thái Lan hoàn thành năm năm trước với sứ mệnh khai thông tuyến hành lang kinh tế đông tây. Điểm cuối của con đường 9 nằm ngay giữa chiếc cầu này...
Với những thác nước, rừng nguyên sinh, buổi chiều ở Savannakhet không gì thú vị hơn xuống những nhà bè, thưởng thức món đặc sản cá nướng với bia Lào nổi tiếng và ngắm nhìn hoàng hôn trên dòng Mekong. Từ đây dòng nước sẽ băng qua cả ngàn cây số thác ghềnh đổ vào Việt Nam, ra biển Đông...
Gợi ý:
Muốn đi dọc đường 9, bạn có thể xuất phát từ Đông Hà lúc 6g sáng, khoảng 3g chiều sẽ có mặt ở Savannakhet. Công ty cổ phần lữ hành Sepon (Quảng Trị) cũng đang khai thác tour “Một ngày ăn cơm ba nước” với lịch trình tương tự, nhưng sau khi đến Savannakhet khách sẽ qua Thái Lan và ngủ đêm ở thành phố Mukdahan. Ăn sáng ở Việt Nam, ăn trưa ở Lào, buổi tối bạn đã có thể ngồi nhâm nhi cá nướng ở Mukdahan.
Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre, internet
0 comments:
Post a Comment