Bài 7: Cửa Bồ Đề
Cửa Bồ Đề nằm ở ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, là đầu nối sông Cửa Lớn (Đại Nam Giang) với vùng biển Đông. Cửa biển thông thoáng, thuận lợi giao thông đường biển và đường thủy nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và khu vực.
< Đóng đáy trên cửa Bồ Đề.
Trong chiến tranh chống Mỹ, cửa Bồ Đề từng là “cửa tử” của các “Tiểu pháo hạm Hoa Kỳ” trên sông Cửa Lớn. Trong năm 1970, du kích xã Tam Giang đã nhiều lần đánh thắng pháo hạm địch ra vào cửa Bồ Đề tại vùng Lung Đước và vàm rạch Chủ Mưu. Cửa biển Bồ Đề ngày nay thuộc xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, là một trong những cửa biển lớn ở Cà Mau.
Đến cửa Bồ Đề, ấn tượng trước hết là sự thông thoáng và mênh mông, với độ rộng khoảng 500m và sâu trên 15m. Cách cửa biển không xa là Chợ Thủ, khu sầm uất nhất của xã Tam Giang Tây, nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán và kinh doanh nghề biển. Đồng thời, cũng là nơi neo đậu an toàn cho các phương tiện sau những chuyến đi biển.
< Hải đăng hướng dẫn tàu thuyền đi biển.
“Lưới cá chét” và “lưới cá lẹp” là hai dự án mới của ngư dân ở cửa Bồ Đề, nhằm chuyển hướng đánh bắt phù hợp với tình hình địa phương và cho thu nhập cao.
Hiện ở cửa biển có nhiều hộ ăn nên làm ra từ nghề lưới cá này. Đặc biệt, nhờ cửa biển sâu và rộng nên ở Bồ Đề có hình thức đánh bắt độc đáo, trông lạ mắt. Từ cửa biển nhìn vào, xa xa là những hàng đáy bè giăng ngang giữa dòng nước chảy, không chỉ là nguồn sống của nhiều ngư dân địa phương, mà còn tạo nên nét hấp dẫn riêng cho cửa Bồ Đề.
< Chị em phụ nữ là hậu cần đắc lực cho việc khai thác biển.
Tuy nhiên, cửa biển này còn có vẻ “tĩnh lặng”, bởi lượng tàu thuyền khai thác cũng như các dịch vụ nghề biển ở Bồ Đề chưa tương xứng với tiềm năng nơi đây. Toàn xã chỉ có trên dưới 115 phương tiện khai thác, 3 vựa thu mua cá của tư nhân; dịch vụ nước đá, xăng dầu cũng chưa đáp ứng nhu cầu. Ông Quách Văn Lợi, ngư dân địa phương, cho biết: “Bồ Đề là một trong những cửa biển lớn, nhiều tiềm năng, nhưng từ trước tới nay kinh tế biển vẫn chưa có nhiều tiến triển. Các vựa ở đây chủ yếu mua cá lớn, nhiều khi còn mua chịu”.
< Hầm than là một trong những nghề lâu đời nhất ở cửa biển Bồ Đề.
Thiếu vốn, ngư dân địa phương không thể phát triển sản xuất; dịch vụ hậu cần nghề cá yếu, cửa biển cũng không thể thu hút tàu thuyền các nơi đến khai thác trao đổi. Vì thế, cửa Bồ Đề vốn rộng càng trở nên “mênh mông” hơn. Cửa biển Bồ Đề cần được phát triển, khai thác tiềm năng để không chỉ phục vụ tốt nhu cấu kinh tế biển ở địa phương, mà còn trở thành cửa khẩu tốt cho việc trao đổi hàng hóa ở cảng Năm Căn trong tương lai.
Bài 8: Vàm Lũng ngày ấy – bây giờ
Cửa biển Vàm Lũng thuộc ấp Dinh Hạng, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển - cách cửa biển Rạch Gốc 18km về hướng đông-bắc. Nhắc tới Vàm Lũng, người ta lại nhớ về chiến công thầm lặng của các chiến sĩ cách mạng trên những con tàu “không số”, vượt biển Đông chi viện cho miền Nam. Nhờ địa bàn hiểm trở với những cánh rừng phòng hộ dày đặc ven biển và nhiều kênh rạch chằng chịt, Vàm Lũng đã bảo vệ an toàn cho chiến sĩ cách mạng và những con tàu trong suốt 10 năm đạn bom ác liệt.
Bến cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên biển
Với vị trí là bến cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên biển, Vàm Lũng đã làm tròn sứ mệnh lịch sử, bảo vệ an toàn cho chiến sĩ và những con tàu trong 10 năm chống Mỹ. Địa danh Vàm Lũng còn gắn với tên tuổi người anh hùng Bông Văn Dĩa, người chọn quê mình làm bãi tiếp nhận vũ khí bí mật, rồi cùng các đồng chí trong Ðoàn 962 đưa những chiếc thuyền buồm, thuyền máy vượt biển ra miền Bắc, mở đường Hồ Chí Minh trên biển về tận mũi Cà Mau.
< Ngày nay, rừng lại tiếp tục phục vụ đời sống nhân dân.
Nơi đây, ngày 16.10.1962, chiếc tàu đầu tiên “Phương Đông I” do thuyền trưởng Lê Văn Một và chính trị viên Bông Văn Dĩa chở theo 35 tấn vũ khí từ miền Bắc về cập bến an toàn, đã khai thông con đường vận tải chiến lược trên biển Đông - đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Chiến tích ấy đã đi vào lịch sử, mở ra một nét mới, độc đáo, sáng tạo trong chiến tranh chống Mỹ của quân và dân ta. Trong 10 năm (1962 - 1972), đã có 77 chuyến tàu cặp bến thành công, cung cấp hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược phục vụ cho chiến trường miền Nam. Đồng thời, còn ghi dấu, chứng kiến những chiến công hiển hách, vang dội của quân, dân ta và cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 Hải quân và Đoàn 962 anh hùng, góp phần làm nên Đại thắng lịch sử mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước.
Vàm Lũng ngày đổi mới
< Những ghe lưới cá của ngư phủ, hằng ngày vẫn ra vào cửa Vàm Lũng.
Chiến tranh đã lùi về quá khứ, Vàm Lũng ngày nay “thay da đổi thịt”, đời sống người dân ngày càng sung túc. Sống trong hòa bình, no ấm, người dân Tân Ân vẫn mãi tự hào về một quá khứ hào hùng. Người Tân Ân có cách ví von rất hay: “Vàm Lũng song song Kiến Vàng, như hé miệng cười tươi đón chào những chuyến tàu từ Bắc vào Nam. Và những con rạch Câu Lầu, Xẻo Lở, Nhà Ở, Xẻo Đôi, Giáp Ranh, Bào Lớn, Trầm Rộng, Xẻo Già... như hai bàn tay ôm chặt những con tàu... giống như đôi tay của người dân Tân Ân ôm ấp, bảo vệ, tròn nghĩa, tròn chung”. Và những cây mắm, cây đước ngày nào từng che chở cho những con tàu vẫn tiếp tục vươn mình thẳng đứng như khẳng định, thế hệ hôm nay sẽ vẫn sống mãnh liệt, kiên cường như cha anh thời khói lửa.
< Con gái Anh hùng Bông Văn Dĩa - bà Bông Thị Ưa kể lại kỷ niệm với từng di vật của cha mình, phần mộ Anh hùng Bông Văn Dĩa luôn được chăm sóc cẩn thận.
Ngày nay, về lại Vàm Lũng để được tận mắt nhìn những cánh rừng, những con rạch vốn hiền hòa nhưng chứa đầy kỳ tích; để nghe lại những huyền thoại về đất, về người nơi tận cùng Tổ quốc. Để cảm nhận niềm tự hào của người dân nơi đây qua những câu chuyện kể về những con tàu “không số” và bến cảng “không tên”. Tin rằng, thế hệ hôm nay sẽ giữ cho những chiến tích ở Vàm Lũng “là quá khứ nhưng không là dĩ vãng, là huyền thoại nhưng không là cổ tích”.
A1 - Những cửa biển ở Cà Mau
A2 - Những cửa biển ở Cà Mau
A3 - Những cửa biển ở Cà Mau
A4 - Những cửa biển ở Cà Mau
A5 - Những cửa biển ở Cà Mau
A6 - Những cửa biển ở Cà Mau
A7 - Những cửa biển ở Cà Mau - kỳ cuối
Du lịch, GO! - Theo báo Ảnh Đất Mũi
Cửa Bồ Đề nằm ở ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, là đầu nối sông Cửa Lớn (Đại Nam Giang) với vùng biển Đông. Cửa biển thông thoáng, thuận lợi giao thông đường biển và đường thủy nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và khu vực.
< Đóng đáy trên cửa Bồ Đề.
Trong chiến tranh chống Mỹ, cửa Bồ Đề từng là “cửa tử” của các “Tiểu pháo hạm Hoa Kỳ” trên sông Cửa Lớn. Trong năm 1970, du kích xã Tam Giang đã nhiều lần đánh thắng pháo hạm địch ra vào cửa Bồ Đề tại vùng Lung Đước và vàm rạch Chủ Mưu. Cửa biển Bồ Đề ngày nay thuộc xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, là một trong những cửa biển lớn ở Cà Mau.
Đến cửa Bồ Đề, ấn tượng trước hết là sự thông thoáng và mênh mông, với độ rộng khoảng 500m và sâu trên 15m. Cách cửa biển không xa là Chợ Thủ, khu sầm uất nhất của xã Tam Giang Tây, nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán và kinh doanh nghề biển. Đồng thời, cũng là nơi neo đậu an toàn cho các phương tiện sau những chuyến đi biển.
< Hải đăng hướng dẫn tàu thuyền đi biển.
“Lưới cá chét” và “lưới cá lẹp” là hai dự án mới của ngư dân ở cửa Bồ Đề, nhằm chuyển hướng đánh bắt phù hợp với tình hình địa phương và cho thu nhập cao.
Hiện ở cửa biển có nhiều hộ ăn nên làm ra từ nghề lưới cá này. Đặc biệt, nhờ cửa biển sâu và rộng nên ở Bồ Đề có hình thức đánh bắt độc đáo, trông lạ mắt. Từ cửa biển nhìn vào, xa xa là những hàng đáy bè giăng ngang giữa dòng nước chảy, không chỉ là nguồn sống của nhiều ngư dân địa phương, mà còn tạo nên nét hấp dẫn riêng cho cửa Bồ Đề.
< Chị em phụ nữ là hậu cần đắc lực cho việc khai thác biển.
Tuy nhiên, cửa biển này còn có vẻ “tĩnh lặng”, bởi lượng tàu thuyền khai thác cũng như các dịch vụ nghề biển ở Bồ Đề chưa tương xứng với tiềm năng nơi đây. Toàn xã chỉ có trên dưới 115 phương tiện khai thác, 3 vựa thu mua cá của tư nhân; dịch vụ nước đá, xăng dầu cũng chưa đáp ứng nhu cầu. Ông Quách Văn Lợi, ngư dân địa phương, cho biết: “Bồ Đề là một trong những cửa biển lớn, nhiều tiềm năng, nhưng từ trước tới nay kinh tế biển vẫn chưa có nhiều tiến triển. Các vựa ở đây chủ yếu mua cá lớn, nhiều khi còn mua chịu”.
< Hầm than là một trong những nghề lâu đời nhất ở cửa biển Bồ Đề.
Thiếu vốn, ngư dân địa phương không thể phát triển sản xuất; dịch vụ hậu cần nghề cá yếu, cửa biển cũng không thể thu hút tàu thuyền các nơi đến khai thác trao đổi. Vì thế, cửa Bồ Đề vốn rộng càng trở nên “mênh mông” hơn. Cửa biển Bồ Đề cần được phát triển, khai thác tiềm năng để không chỉ phục vụ tốt nhu cấu kinh tế biển ở địa phương, mà còn trở thành cửa khẩu tốt cho việc trao đổi hàng hóa ở cảng Năm Căn trong tương lai.
Bài 8: Vàm Lũng ngày ấy – bây giờ
Cửa biển Vàm Lũng thuộc ấp Dinh Hạng, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển - cách cửa biển Rạch Gốc 18km về hướng đông-bắc. Nhắc tới Vàm Lũng, người ta lại nhớ về chiến công thầm lặng của các chiến sĩ cách mạng trên những con tàu “không số”, vượt biển Đông chi viện cho miền Nam. Nhờ địa bàn hiểm trở với những cánh rừng phòng hộ dày đặc ven biển và nhiều kênh rạch chằng chịt, Vàm Lũng đã bảo vệ an toàn cho chiến sĩ cách mạng và những con tàu trong suốt 10 năm đạn bom ác liệt.
Bến cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên biển
Với vị trí là bến cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên biển, Vàm Lũng đã làm tròn sứ mệnh lịch sử, bảo vệ an toàn cho chiến sĩ và những con tàu trong 10 năm chống Mỹ. Địa danh Vàm Lũng còn gắn với tên tuổi người anh hùng Bông Văn Dĩa, người chọn quê mình làm bãi tiếp nhận vũ khí bí mật, rồi cùng các đồng chí trong Ðoàn 962 đưa những chiếc thuyền buồm, thuyền máy vượt biển ra miền Bắc, mở đường Hồ Chí Minh trên biển về tận mũi Cà Mau.
< Ngày nay, rừng lại tiếp tục phục vụ đời sống nhân dân.
Nơi đây, ngày 16.10.1962, chiếc tàu đầu tiên “Phương Đông I” do thuyền trưởng Lê Văn Một và chính trị viên Bông Văn Dĩa chở theo 35 tấn vũ khí từ miền Bắc về cập bến an toàn, đã khai thông con đường vận tải chiến lược trên biển Đông - đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Chiến tích ấy đã đi vào lịch sử, mở ra một nét mới, độc đáo, sáng tạo trong chiến tranh chống Mỹ của quân và dân ta. Trong 10 năm (1962 - 1972), đã có 77 chuyến tàu cặp bến thành công, cung cấp hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược phục vụ cho chiến trường miền Nam. Đồng thời, còn ghi dấu, chứng kiến những chiến công hiển hách, vang dội của quân, dân ta và cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 Hải quân và Đoàn 962 anh hùng, góp phần làm nên Đại thắng lịch sử mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước.
Vàm Lũng ngày đổi mới
< Những ghe lưới cá của ngư phủ, hằng ngày vẫn ra vào cửa Vàm Lũng.
Chiến tranh đã lùi về quá khứ, Vàm Lũng ngày nay “thay da đổi thịt”, đời sống người dân ngày càng sung túc. Sống trong hòa bình, no ấm, người dân Tân Ân vẫn mãi tự hào về một quá khứ hào hùng. Người Tân Ân có cách ví von rất hay: “Vàm Lũng song song Kiến Vàng, như hé miệng cười tươi đón chào những chuyến tàu từ Bắc vào Nam. Và những con rạch Câu Lầu, Xẻo Lở, Nhà Ở, Xẻo Đôi, Giáp Ranh, Bào Lớn, Trầm Rộng, Xẻo Già... như hai bàn tay ôm chặt những con tàu... giống như đôi tay của người dân Tân Ân ôm ấp, bảo vệ, tròn nghĩa, tròn chung”. Và những cây mắm, cây đước ngày nào từng che chở cho những con tàu vẫn tiếp tục vươn mình thẳng đứng như khẳng định, thế hệ hôm nay sẽ vẫn sống mãnh liệt, kiên cường như cha anh thời khói lửa.
< Con gái Anh hùng Bông Văn Dĩa - bà Bông Thị Ưa kể lại kỷ niệm với từng di vật của cha mình, phần mộ Anh hùng Bông Văn Dĩa luôn được chăm sóc cẩn thận.
Ngày nay, về lại Vàm Lũng để được tận mắt nhìn những cánh rừng, những con rạch vốn hiền hòa nhưng chứa đầy kỳ tích; để nghe lại những huyền thoại về đất, về người nơi tận cùng Tổ quốc. Để cảm nhận niềm tự hào của người dân nơi đây qua những câu chuyện kể về những con tàu “không số” và bến cảng “không tên”. Tin rằng, thế hệ hôm nay sẽ giữ cho những chiến tích ở Vàm Lũng “là quá khứ nhưng không là dĩ vãng, là huyền thoại nhưng không là cổ tích”.
A1 - Những cửa biển ở Cà Mau
A2 - Những cửa biển ở Cà Mau
A3 - Những cửa biển ở Cà Mau
A4 - Những cửa biển ở Cà Mau
A5 - Những cửa biển ở Cà Mau
A6 - Những cửa biển ở Cà Mau
A7 - Những cửa biển ở Cà Mau - kỳ cuối
Du lịch, GO! - Theo báo Ảnh Đất Mũi
0 comments:
Post a Comment