Cù lao Chàm là nơi duy nhất của tỉnh Quảng Nam có loài chim Yến hàng - Collocalia Fuciphaga Genmaini Oustalet, thuộc phân giống Yến hông xám (Swiftlets), giống Collocalia, họ Apodidac, bộ Yến Apdiformes. Chim Yến có vóc dáng chỉ nhỏ bằng chim sẻ, hông và bụng màu xám, toàn thân nâu đen; cánh dài ( 115-125mm), vút nhọn, bay rất khoẻ, đuôi ngắn, chẻ đôi; mỏ ngắn, dẹp, có thể há rất rộng.
< Hang Yến tại cù lao Chàm.
Hàng năm, vào cuối tháng 11 âm lịch, yến bắt đầu làm tổ theo một cách rất độc đáo: yến nhả nước bọt thành những dãi trắng lên những vách đá cheo leo của các hang động trên đảo. Dãi yến mới nhả ra có màu trắng phớt hồng, gặp gió quánh lại, chuyển thành màu trắng đục.
Tổ chim yến thường được gọi là yến sào hay tai yến. Yến đẻ trứng, ấp trứng và nuôi cho đến khi chim con đủ sức tự bay đi kiếm mồi. Tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chiếm từ 36-52% protein và là một nguồn dược liệu rất quý.
Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ khí huyết, tráng dương, ổn định thần kinh, chống lão hoá, làm đẹp nước da và có thể ngăn ngừa, thậm chí chữa được nhiều loại bệnh nan y như lao phổi, hen suyễn, viêm xương...Chính vì vậy, yến sào là loại hàng hoá hiếm quý, đắt giá trên thị trường từ xưa đến nay.
Nhiều nguồn tư liệu cho biết, từ trước thế kỷ 18, người Trung Quốc đã biết đến giá trị của yến sào. Một số nước ở Đông Nam Á, trong đó có người Chàm cũng đã biết khai thác nguồn đặc sản này trên các hang đảo nằm ở vùng biển quốc gia...
Ở Hội An, một ông lão họ Trần tình cờ phát hiện ra tổ yến sau đó tổ chức khai thác và nộp thuế. Vì thế, các chúa Nguyễn (từ thế kỷ 17) đã cho lập “Đội Thanh Châu”, thực chất là giao cho dân làng Thanh Châu (Hội An) khai thác yến sào ở vùng đảo Cù lao Chàm và nộp thuế hàng năm cho nhà nước. Sau này, mở rộng vào các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa.
< Thu hoạch yến sao trong hang.
Khai thác yến sào phải leo lên các vách đá cheo leo, hiểm trở, bên dưới là mặt nước biển ăn sâu vào hang sâu, nếu sơ sẩy, người thợ khai thác khó an toàn tính mạng. Ở Cù lao Chàm, chim yến thường làm tổ trong các hang ở Hòn Khô (mẹ), Hòn Lao, Hòn Tai...Việc khai thác yến sào ở Hội An hiện nay do Đội Khai thác Yến, trực thuộc UBND Thị xã phụ trách. Mỗi năm, khai thác 2 kỳ ( vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch).
Tổ yến sau khi khai thác, mang về làm sạch bằng cách lấy dao nhọn hoặc nhíp nhặt hết lông, phân chim, rêu và bùn đất. Phải hàng hai chục công nhân làm trong vài ngày. Sau đó phân thành các hạng căn cứ theo kích thước màu sắc, khối lượng gồm: Yến huyết, yến thiên, yến quang, yến bài, yến địa, yến vụn. Giá yến bình quân 3.000USD/kg.
Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch, cư dân và những người làm nghề khai thác yến tổ chức cúng rất linh đình để chuẩn bị bắt tay vào vụ khai thác mới. Công trình chính gồm 2 nếp nhà nối liền thông với nhau, mái lợp ngói âm dương. Nếp thứ nhất hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu chồng rường giả thủ. Nếp thứ hai hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu khung cụi chính giữa rồi bắt quyết qua 4 mái.
< Cổng vào miếu tổ.
Trên bàn thờ, ngoài các bài vị của những bậc tiền bối khai sáng nghề yến sào là các vị thần liên quan đến sông biển. Trên tường bên hữu có tấm bia đá ghi công đức của các chư phái tộc và ca tụng vẻ núi non kỳ vĩ của Cù Lao xứ. Miếu thờ Tổ nghề Yến cung cấp nhiều thông tin quý về kiểu thức xây cất và nghệ thuật trang trí đậm đà tính dân gian
Vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 ÂL), cư dân làng yến Thanh Châu - Hội An tổ chức Lễ giỗ tổ nghề yến tại miếu Tổ nghề ở thôn Bãi Hương - Cù Lao Chàm. Đây là một nghề truyền thống mang đậm dấu ấn sáng tạo của cư dân địa phương, chuyên khai thác sản vật từng được mệnh danh là “vàng trắng xứ Quảng”…
Giỗ Tổ nghề Yến là một lễ lệ dân gian có từ lâu đời nhằm cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào; đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo thân yêu. Tuy nhiên, lễ lệ giỗ tổ nghề Yến từng bị mai mọt khá nhiều qua thời gian và bao biến thiên lịch sử, mới được lưu tâm phục hồi mấy năm gần đây nhưng lại thiếu tính chủ động và ổn định.
Các hoạt động Giỗ Tổ nghề Yến năm nay là sự kiện văn hóa- du lịch quan trọng nằm trong chuỗi chương trình Năm Du lịch quốc gia Quảng Nam- 2006 nhằm giới thiệu và quảng bá một nghề truyền thống đặc trưng của cư dân sông nước Hội An tiếp tục được lưu truyền đến ngày nay, gắn với một đặc sản quý nổi tiếng khắp trong và nài nước; đồng thời góp phần khám phá vẻ đẹp quyến rũ của đất nước, biển trời và con người hải đảo; qua đó góp phần chọn lựa để định hướng cho việc tổ chức các hệ thống lễ hội truyền thống dân gian gắn với phát triển du lịch của Hội An.
Các hoạt động Giỗ Tổ nghề Yến hàng năm thường diễn ra vào các ngày mồng 9 và 10 tháng Ba âm lịch tại xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm, với nhiều hoạt động phong phú: Tế Tổ nghề Yến, Vui hội làng chài ( đua ghe ngang, kéo co bằng thuyền trên biển, hội Bài chòi, trò chơi bịt mắt đập nồi), đêm hội Cù lao (biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, giao lưu văn nghệ đất liền- hải đảo- du khách), Chợ ẩm thực món đặc sản Cù Lao Chàm (các đặc sản biển, rau rừng, bánh ít, tổ yến khô, yến chưng hột sen, rượu yến, rượu hải sâm- bào ngư...), tour tham quan thắng cảnh biển đảo- các khu du lịch Cù Lao Chàm, hang Yến sào (hang Tò Vò), làng chài Bãi Hương, xem san hô, các loài hải sản dưới biển bằng thuyền đáy kính và thúng đáy kính khu vực Bãi Nần.
Có thể nói, khác với các nghề mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà mang tính kế thừa truyền thống của cư dân Việt từ đồng bằng Bắc Bộ, nghề khai thác yến sào Hội An hình thành do sự sáng tạo độc lập, phù hợp với môi trường cư trú, điều kiện tự nhiên và tiềm năng khai thác, chinh phục thiên nhiên của người lao động nơi đây. Cù Lao Chàm đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, bởi ở đây không những có các rạn san hô, bãi biển đẹp, các món ngon như vú nàng, vú xao… mà còn có những di chỉ văn hóa độc đáo. Làng nghề yến, miếu tổ nghề yến là một trong những địa chỉ thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách gần xa.
Dân đảo tin rằng, năm nào lễ tạ diễn ra trong thời tiết trong trẻo, biển yên, sóng lặng, các trò hội rộn rã, đông đảo người tham gia thì năm ấy vụ yến sào được mùa…
Du lịch, GO! - Theo Cyworld.vn, Danviet
< Hang Yến tại cù lao Chàm.
Hàng năm, vào cuối tháng 11 âm lịch, yến bắt đầu làm tổ theo một cách rất độc đáo: yến nhả nước bọt thành những dãi trắng lên những vách đá cheo leo của các hang động trên đảo. Dãi yến mới nhả ra có màu trắng phớt hồng, gặp gió quánh lại, chuyển thành màu trắng đục.
Tổ chim yến thường được gọi là yến sào hay tai yến. Yến đẻ trứng, ấp trứng và nuôi cho đến khi chim con đủ sức tự bay đi kiếm mồi. Tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chiếm từ 36-52% protein và là một nguồn dược liệu rất quý.
Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ khí huyết, tráng dương, ổn định thần kinh, chống lão hoá, làm đẹp nước da và có thể ngăn ngừa, thậm chí chữa được nhiều loại bệnh nan y như lao phổi, hen suyễn, viêm xương...Chính vì vậy, yến sào là loại hàng hoá hiếm quý, đắt giá trên thị trường từ xưa đến nay.
Nhiều nguồn tư liệu cho biết, từ trước thế kỷ 18, người Trung Quốc đã biết đến giá trị của yến sào. Một số nước ở Đông Nam Á, trong đó có người Chàm cũng đã biết khai thác nguồn đặc sản này trên các hang đảo nằm ở vùng biển quốc gia...
Ở Hội An, một ông lão họ Trần tình cờ phát hiện ra tổ yến sau đó tổ chức khai thác và nộp thuế. Vì thế, các chúa Nguyễn (từ thế kỷ 17) đã cho lập “Đội Thanh Châu”, thực chất là giao cho dân làng Thanh Châu (Hội An) khai thác yến sào ở vùng đảo Cù lao Chàm và nộp thuế hàng năm cho nhà nước. Sau này, mở rộng vào các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa.
< Thu hoạch yến sao trong hang.
Khai thác yến sào phải leo lên các vách đá cheo leo, hiểm trở, bên dưới là mặt nước biển ăn sâu vào hang sâu, nếu sơ sẩy, người thợ khai thác khó an toàn tính mạng. Ở Cù lao Chàm, chim yến thường làm tổ trong các hang ở Hòn Khô (mẹ), Hòn Lao, Hòn Tai...Việc khai thác yến sào ở Hội An hiện nay do Đội Khai thác Yến, trực thuộc UBND Thị xã phụ trách. Mỗi năm, khai thác 2 kỳ ( vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch).
Tổ yến sau khi khai thác, mang về làm sạch bằng cách lấy dao nhọn hoặc nhíp nhặt hết lông, phân chim, rêu và bùn đất. Phải hàng hai chục công nhân làm trong vài ngày. Sau đó phân thành các hạng căn cứ theo kích thước màu sắc, khối lượng gồm: Yến huyết, yến thiên, yến quang, yến bài, yến địa, yến vụn. Giá yến bình quân 3.000USD/kg.
Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch, cư dân và những người làm nghề khai thác yến tổ chức cúng rất linh đình để chuẩn bị bắt tay vào vụ khai thác mới. Công trình chính gồm 2 nếp nhà nối liền thông với nhau, mái lợp ngói âm dương. Nếp thứ nhất hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu chồng rường giả thủ. Nếp thứ hai hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu khung cụi chính giữa rồi bắt quyết qua 4 mái.
< Cổng vào miếu tổ.
Trên bàn thờ, ngoài các bài vị của những bậc tiền bối khai sáng nghề yến sào là các vị thần liên quan đến sông biển. Trên tường bên hữu có tấm bia đá ghi công đức của các chư phái tộc và ca tụng vẻ núi non kỳ vĩ của Cù Lao xứ. Miếu thờ Tổ nghề Yến cung cấp nhiều thông tin quý về kiểu thức xây cất và nghệ thuật trang trí đậm đà tính dân gian
Vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 ÂL), cư dân làng yến Thanh Châu - Hội An tổ chức Lễ giỗ tổ nghề yến tại miếu Tổ nghề ở thôn Bãi Hương - Cù Lao Chàm. Đây là một nghề truyền thống mang đậm dấu ấn sáng tạo của cư dân địa phương, chuyên khai thác sản vật từng được mệnh danh là “vàng trắng xứ Quảng”…
Giỗ Tổ nghề Yến là một lễ lệ dân gian có từ lâu đời nhằm cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào; đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo thân yêu. Tuy nhiên, lễ lệ giỗ tổ nghề Yến từng bị mai mọt khá nhiều qua thời gian và bao biến thiên lịch sử, mới được lưu tâm phục hồi mấy năm gần đây nhưng lại thiếu tính chủ động và ổn định.
Các hoạt động Giỗ Tổ nghề Yến năm nay là sự kiện văn hóa- du lịch quan trọng nằm trong chuỗi chương trình Năm Du lịch quốc gia Quảng Nam- 2006 nhằm giới thiệu và quảng bá một nghề truyền thống đặc trưng của cư dân sông nước Hội An tiếp tục được lưu truyền đến ngày nay, gắn với một đặc sản quý nổi tiếng khắp trong và nài nước; đồng thời góp phần khám phá vẻ đẹp quyến rũ của đất nước, biển trời và con người hải đảo; qua đó góp phần chọn lựa để định hướng cho việc tổ chức các hệ thống lễ hội truyền thống dân gian gắn với phát triển du lịch của Hội An.
Các hoạt động Giỗ Tổ nghề Yến hàng năm thường diễn ra vào các ngày mồng 9 và 10 tháng Ba âm lịch tại xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm, với nhiều hoạt động phong phú: Tế Tổ nghề Yến, Vui hội làng chài ( đua ghe ngang, kéo co bằng thuyền trên biển, hội Bài chòi, trò chơi bịt mắt đập nồi), đêm hội Cù lao (biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, giao lưu văn nghệ đất liền- hải đảo- du khách), Chợ ẩm thực món đặc sản Cù Lao Chàm (các đặc sản biển, rau rừng, bánh ít, tổ yến khô, yến chưng hột sen, rượu yến, rượu hải sâm- bào ngư...), tour tham quan thắng cảnh biển đảo- các khu du lịch Cù Lao Chàm, hang Yến sào (hang Tò Vò), làng chài Bãi Hương, xem san hô, các loài hải sản dưới biển bằng thuyền đáy kính và thúng đáy kính khu vực Bãi Nần.
Có thể nói, khác với các nghề mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà mang tính kế thừa truyền thống của cư dân Việt từ đồng bằng Bắc Bộ, nghề khai thác yến sào Hội An hình thành do sự sáng tạo độc lập, phù hợp với môi trường cư trú, điều kiện tự nhiên và tiềm năng khai thác, chinh phục thiên nhiên của người lao động nơi đây. Cù Lao Chàm đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, bởi ở đây không những có các rạn san hô, bãi biển đẹp, các món ngon như vú nàng, vú xao… mà còn có những di chỉ văn hóa độc đáo. Làng nghề yến, miếu tổ nghề yến là một trong những địa chỉ thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách gần xa.
Dân đảo tin rằng, năm nào lễ tạ diễn ra trong thời tiết trong trẻo, biển yên, sóng lặng, các trò hội rộn rã, đông đảo người tham gia thì năm ấy vụ yến sào được mùa…
Du lịch, GO! - Theo Cyworld.vn, Danviet
0 comments:
Post a Comment