Khi các giáo sĩ phương tây sang Việt Nam truyền đạo vào đầu thế kỷ XVII, họ rất ấn tượng với tổ chức gia đình, tục thờ cúng tổ tiên, và nền nếp Nho giáo của làng.
Họ nhận thấy cấu trúc gia đình Việt ràng buộc bởi những chuẩn mực đạo đức được chấp thuận rộng rãi (đạo lý), rằng người đứng đầu gia đình có thẩm quyền giải quyết mọi xung đột bên trong gia đình…
Gia hiến, gia giáo xưa
Alexandre de Rhodes cho rằng một hệ thống (đạo lý) như vậy nếu có ở châu Âu sẽ làm giảm đi tới ¾ số vụ kiện. Những người (Việt) giàu có nhiều vợ và cha mẹ nghèo phải bán con để trả nợ, nhưng gắn bó về (tình cảm và) nghĩa vụ cha con, anh chị em trong gia hệ là vô cùng bền chặt (theo Rome và các sứ mạng truyền giáo, tác giả Chapoulie).
Nhưng nếu như ở Nhật hơn trăm năm trước, kẻ cắp bị chôn sống cùng với… cả họ (từ Việt: “cả lò”) nhà mình, kể cả đứa bé nằm trong bụng người con dâu, thì ở Việt Nam, hình phạt gọt đầu bôi vôi dành cho phụ nữ có hoang thai.
< Nữ sinh Huế xưa.
Và khoe thân xác, khác với ở châu Âu lúc đó đã có thể xem như “tốt đẹp bày ra”, những cặp ngoại tình Việt tới giữa thế kỷ XX, nếu bị phát hiện, vẫn có thể phải chịu hình phạt lột trần như nhộng giữa làng, rồi trói lên bè chuối thả trôi sông… Họ khó có hy vọng được ai cứu.
Thách thức đầu tiên về một hình tượng “nuy”, nhưng kiểu Tây, có thể là Đấu xảo (Triển lãm thuộc địa) năm 1902. Theo tác giả Jean Ajalbert trong Những định mệnh của Đông Dương (Les destinées de l’Indochine, xuất bản 1911), trong gian Mỹ thuật nước Pháp, đã có cả đám người đứng ngẩn ra, hoặc ngượng ngùng che miệng cười trước tấm hình khoả thân, “Người Annam xem ra còn chưa biết tất cả những gì là cơ thể phụ nữ…”. Thời đó, phụ nữ Việt mặc áo cài tới tận cổ và gấu quần phải chấm mắt cá chân.
< Cô gái xưa bên gian hàng gỗ.
Nhưng tệ nạn DAI BAY (đi vệ sinh ở nơi công cộng) thì cho tới hôm nay vẫn còn dai dẳng, cho dù nó thể hiện chủ yếu ở đàn ông. Người nước ngoài cho tới hôm nay vẫn không “tiêu hoá” được sự công khai và tuỳ tiện này của các công tử “Hà lội”, ở nhiều góc phố tại Thủ đô văn hiến.
Ràng buộc bởi tập quán
Trong tiến trình “Mỹ hoá” ở miền Nam Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương lần thứ II, các tác giả phương Tây vẫn muốn chỉ rõ sự khác biệt giữa “gái ba” ở các đô thị, và phụ nữ Việt Nam.
Tác giả Richard West trong Thắng lợi ở Việt Nam (Victory in Vietnam) viết rằng không mấy phụ nữ Việt nam, kể cả những ai học tiếng Anh, chấp nhận “lối sống Mỹ”.
West viết:“Phái nữ Việt không hút thuốc, hoặc uống rượu; họ trinh trắng, tiết hạnh; khi khiêu vũ, họ muốn nhảy các điệu tango, rumba cổ, hay foxtrots, hơn là uốn éo một cách lười nhác theo cách mà hiện nay người Mỹ gọi là nhảy (dance). Tất cả những phụ nữ Việt đều nhất quyết mặc áo dài.
Khi tạp chí Playboy ra một số báo về phụ nữ châu Á, trong khi đại diện của nước khác ở châu này hoặc khoả thân, hoặc nửa khoả thân, một phụ nữ Việt Nam (được chụp) vẫn mặc áo dài, kín cổ, dài tay, và chấm đến đầu gối.
< Nét đẹp của phụ nữ Hà Nội xưa.
Sau sự kiện này, diễn viên điện ảnh Kiều Chinh (được thể hiện mặc áo dài dân tộc trên Playboy) nói rằng cô ta đã giận dữ khi thấy ảnh mình xuất hiện cùng trang với các phụ nữ (nước khác) không mặc quần áo. Cùng kỳ với hàng ngàn phụ nữ Việt làm gái mại dâm cho lính Mỹ, Playboy đã không thể thuyết phục được một diễn viên, một người mẫu, hoặc một nữ thư ký người Việt nào thoát y.
Người Việt bảo thủ về trang phục đến mức đề xuất làm trễ cổ áo dài xuống một inch sẽ làm nổ ra một cuộc tranh luận tương đương với tranh cãi ở phương Tây về áo tắm không có nửa trên (topless swim – suit)… Các tranh luận vẫn tiếp tục, nhưng (tới năm 1974), vẫn chưa hề có đề xuất rằng người Việt sẽ chuyển sang mặc các trang phục phương tây”.
< Phụ nữ Thượng trong lễ hội.
Kín là thật kín, tuy nhiên vẫn có nhiều ngoại lệ: phụ nữ người vùng cao ngày xưa vẫn thật tự nhiên ở trần trong công việc hàng ngày hoặc khỏa thân hoàn toàn khi tắm suối. Thậm chí tại nhiều làng mạc ngày xưa: người ta vẫn vô tư thoát y cạnh giếng nước chung để tắm gội và cho rằng đó là việc rất tự nhiên - người lạ đến, cũng tắm nhưng mặc quần đùi... mới là điều bất thường!
Mà không phải chỉ vùng xa, tại thành thị vào thời Pháp thuộc cũng có những cô gái hơ hớ tuổi xuân khỏa trần tắm sông hay làm mẫu chụp ảnh. Vậy nên ngày nay mới có những cuộc triển lãm ảnh - bưu thiếp xưa về những khía cạnh khác nhau về đời sống và con người thuộc thế hệ cha ông mình từ hơn một thế kỷ trước.
Ví dụ như lần triển lãm tại Hà Nội cùa nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain (của nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils - 1862-1937) với những hình ảnh và bưu thiếp những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau.
< Người xưa vẫn vô tư tắm giặt.
Hoặc như lần triển lãm ảnh “Ký ức Hà Nội xưa” tại chợ Hàng Da cũng là một cơ hội để người Hà Nội được nhìn lại những hình ảnh về thiếu nữ Hà Nội trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, trong đó cũng có nhiều tấm ảnh khỏa trần.
Nhưng đa phần: sự kín đáo thì phụ nữ VN ngày xưa vẫn kề cận đầu bảng trong quan niệm Á Đông.
Thần “đô la” giáng thế
Tuy nhiên, chỉ thế hệ tới lúc đó đã trưởng thành có cơ đứng vững. Từ năm 1965 chính quyền VNCH cho phép các giải trí trường kinh doanh nghề mại dâm. Nghề tú bà, ma cô từng hình thành từ thời quân đội viễn chinh Pháp, nay công khai phát triển.
Cùng với sự xuất hiện của đồng đô la, lan tràn các quán rượu kiểu Mỹ, hộp đêm, nhà chứa, phòng tắm hơi…
< Vì đô la (ảnh minh họa).
Tại đây công khai trao đổi xác thịt, kể cả kiểu đồng tính, mãi xoá đi những điệu vũ thướt tha và chuyện tình “dị chủng” vụng trộm, hoa lá cành kiểu Pháp, tự truyện Continenetal Saigon (xuất bản 1976) của chủ cũ của Hôtel Cotinental đổi phận thành nhà văn Phillippe Franchini, than thở.
Nhưng tìm gạch nối cho hai phong cách ăn chơi Pháp và Mỹ đâu có thiếu. Chẳng hạn, các quán ba có nhảy go – go khá phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Đây là điệu nhảy à gogo tiếng Pháp, có nghĩa là (chơi) hết mình, thoải mái (abudance, galore). Vũ nữ có khi mặc hai mảnh, thậm chí một mảnh (topless).
< Một quán bar ở miền nam thời tạm chiếm.
Theo báo Tiền tuyến, Sài Gòn 11/12/1969 nửa triệu lính Mỹ, như trên trời rớt xuống, tiêu tới 30 triệu USD/tháng (tính trượt giá - khảng hơn 200 triệu USD hôm nay). Đây là hiện tượng được các cơ cấu đánh giá thời cuộc của chính quyền Sài Gòn cho là đã làm “thay đổi bộ mặt xã hội miền Nam”, khi một bộ phận dân cư làm “dịch vụ” tại những nơi quân đội nước ngoài trú đóng kiếm tiền “dễ dàng” hơn .
Trong những thay đổi lớn nhất chắc phải kể đến nhân sinh quan. Từ nay, sắc đẹp, kể cả nhờ đồng tiền (mỹ viện), là “tư bản”, xác thịt là hàng hoá. Khoe xác thịt là quảng cáo, là show hàng. Rải rác trong lưu trữ của Mỹ là các tin, ảnh về “thoát y phục vụ binh lính Mỹ” thời tạm chiếm.
Nhảy với… thần chết
Dịch vụ giải trí, theo các tác gia phương tây, là điểm nhấn của hoạt động kinh doanh ở miền Nam thời tạm chiếm. Nhưng nó còn là sự vỡ oà về nếm trải lạc thú theo kiểu yến tiệc trong nguy nan của cả một số người Việt, như chiêm nghiệm cảm giác mạnh một cách “sành điệu”.
< Một ban nhạc rock ở Biên Hoà thờii tạm chiếm.
Cuốn “Cuộc chiến của Australia ở Việt Nam” (Vietnam The Australian war, NXB Happer Collins, 815 trang), tác giả Paul Ham đã dành cả một chương mang tên “R&R” (rest and relaxation) để nói về nghỉ ngơi - giải trí của quân đội viễn chinh phe Mỹ tại Nam Việt Nam. Sách có đoạn viết về Sài Gòn những năm cuối thập kỷ 60: “Bên những đại lộ lớn, rợp bóng những hàng cây, cánh nhà giàu Việt Nam mở những tiệc tùng phô phang, đàng điếm, với sò huyết, rượu Pháp, gan ngỗng (foie gras), và trứng cá ngập bàn, trong khi dân đen chui rúc trong những ổ chuột dựng từ vỏ hộp Coke đập bẹt, trệu trạo nắm cơm chim.
Bên bờ sông, rạp Majestic và khách sạn Continental, công trình rập khuôn theo thềm lục địa (Continental Shelf), vẫn còn khét mùi của mốt “nhái” theo Pháp (faux - French) đã suy tàn. Chúng là sân chơi của trác táng thâu đêm, với vài xen có thể mua nổi cả một bạn nhảy tango. Tình dục, á phiện, cờ bạc, nhảy đầm và rock’n roll được xài dữ, theo phong cách Hoàng đế Xê za. ‘Tiệc tùng, yến ẩm, hội hè liên miên’, một nữ y tá người Úc thốt lên, ‘cả Sài Gòn như đều ngấu nghiến những thời khắc mông muội giát vàng của cái thành phố hoang dâm vô độ này, dù vẫn cảm nhận được rằng ngày tận diệt (apocalypse) đã cận kề’.
Được bộ máy chiến tranh của Mỹ tài trợ, mọi thứ thú vui đã xả láng đến mức khản giọng. Nam Việt Nam đã có một quá khứ đủ hùng hậu để làm hài lòng ông chủ Mỹ theo cung cách chợ đen, với hối lộ, đút lót là luật chơi phổ biến…”
Các tác giả phương Tây cho rằng dịch vụ thoát y là cung xuất hiện đáp ứng nhu cầu thanh toán được của các cụm quân viễn chinh. Vẫn theo Richard West, người Mỹ nhận thấy phụ nữ Việt “vụ lợi và có khuynh hướng thương mại (mercenary and commercially minded)”.
Tác giả Paul Ham kể “một vũ nữ ‘hàng ngoại’ (exotic) đến ‘khoe hàng’ (strutted her stuff) trên sân khấu ở trại lính Úc (ở Việt Nam). Đột nhiên, cô gái Việt nhỏ nhắn này giật bỏ cái xu chiêng rồi cưỡi lên vai một cảnh sát chiến đấu to như bò mộng, ngả người ra đằng sau hắn, và bắt đầu làm tình giả vờ với cái cổ của tay MP này... Đám đông lính tráng sôi lên, chồm lên phía sàn diễn, để rồi bị cảnh sát chiến đấu và ‘các cha tuyên uý giận dữ’ chặn đứng”.
< Thoát y vũ trong một căn cứ Mỹ tại Đà Nẵng, 1967.
Mới biết một tập thể, từng được dạy dỗ cả về tình dục học và kỹ năng sống, vẫn phải được canh giữ về phần xác, bởi cảnh sát vũ trang, và phần hồn, bởi các linh mục khổ hạnh. Nhưng đám đông lính tráng vẫn “nóng máy”, đến mức súng đạn đã nhiều lần nổ trong các sô diễn này. Truyền thông phương Tây cho hay diễn viên Cathy Wayne đã thiệt mạng trong một vụ như vậy ngay trên sàn diễn.
Năm 1975, Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Nam Việt Nam trên những chiếc trực thăng cuối cùng. “Người Mỹ ra đi, nhưng đồng đô la ở lại”, truyền thông Pháp chiêm nghiệm. Ai đó vẫn tìm cách show hàng không vì nghệ thuật đâu, chủ yếu vì tiền xanh thôi.
Du lịch, GO! Theo Vietnamnet và nhiều nguồn khác.
Họ nhận thấy cấu trúc gia đình Việt ràng buộc bởi những chuẩn mực đạo đức được chấp thuận rộng rãi (đạo lý), rằng người đứng đầu gia đình có thẩm quyền giải quyết mọi xung đột bên trong gia đình…
Gia hiến, gia giáo xưa
Alexandre de Rhodes cho rằng một hệ thống (đạo lý) như vậy nếu có ở châu Âu sẽ làm giảm đi tới ¾ số vụ kiện. Những người (Việt) giàu có nhiều vợ và cha mẹ nghèo phải bán con để trả nợ, nhưng gắn bó về (tình cảm và) nghĩa vụ cha con, anh chị em trong gia hệ là vô cùng bền chặt (theo Rome và các sứ mạng truyền giáo, tác giả Chapoulie).
Nhưng nếu như ở Nhật hơn trăm năm trước, kẻ cắp bị chôn sống cùng với… cả họ (từ Việt: “cả lò”) nhà mình, kể cả đứa bé nằm trong bụng người con dâu, thì ở Việt Nam, hình phạt gọt đầu bôi vôi dành cho phụ nữ có hoang thai.
< Nữ sinh Huế xưa.
Và khoe thân xác, khác với ở châu Âu lúc đó đã có thể xem như “tốt đẹp bày ra”, những cặp ngoại tình Việt tới giữa thế kỷ XX, nếu bị phát hiện, vẫn có thể phải chịu hình phạt lột trần như nhộng giữa làng, rồi trói lên bè chuối thả trôi sông… Họ khó có hy vọng được ai cứu.
Thách thức đầu tiên về một hình tượng “nuy”, nhưng kiểu Tây, có thể là Đấu xảo (Triển lãm thuộc địa) năm 1902. Theo tác giả Jean Ajalbert trong Những định mệnh của Đông Dương (Les destinées de l’Indochine, xuất bản 1911), trong gian Mỹ thuật nước Pháp, đã có cả đám người đứng ngẩn ra, hoặc ngượng ngùng che miệng cười trước tấm hình khoả thân, “Người Annam xem ra còn chưa biết tất cả những gì là cơ thể phụ nữ…”. Thời đó, phụ nữ Việt mặc áo cài tới tận cổ và gấu quần phải chấm mắt cá chân.
< Cô gái xưa bên gian hàng gỗ.
Nhưng tệ nạn DAI BAY (đi vệ sinh ở nơi công cộng) thì cho tới hôm nay vẫn còn dai dẳng, cho dù nó thể hiện chủ yếu ở đàn ông. Người nước ngoài cho tới hôm nay vẫn không “tiêu hoá” được sự công khai và tuỳ tiện này của các công tử “Hà lội”, ở nhiều góc phố tại Thủ đô văn hiến.
Ràng buộc bởi tập quán
Trong tiến trình “Mỹ hoá” ở miền Nam Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương lần thứ II, các tác giả phương Tây vẫn muốn chỉ rõ sự khác biệt giữa “gái ba” ở các đô thị, và phụ nữ Việt Nam.
Tác giả Richard West trong Thắng lợi ở Việt Nam (Victory in Vietnam) viết rằng không mấy phụ nữ Việt nam, kể cả những ai học tiếng Anh, chấp nhận “lối sống Mỹ”.
West viết:“Phái nữ Việt không hút thuốc, hoặc uống rượu; họ trinh trắng, tiết hạnh; khi khiêu vũ, họ muốn nhảy các điệu tango, rumba cổ, hay foxtrots, hơn là uốn éo một cách lười nhác theo cách mà hiện nay người Mỹ gọi là nhảy (dance). Tất cả những phụ nữ Việt đều nhất quyết mặc áo dài.
Khi tạp chí Playboy ra một số báo về phụ nữ châu Á, trong khi đại diện của nước khác ở châu này hoặc khoả thân, hoặc nửa khoả thân, một phụ nữ Việt Nam (được chụp) vẫn mặc áo dài, kín cổ, dài tay, và chấm đến đầu gối.
< Nét đẹp của phụ nữ Hà Nội xưa.
Sau sự kiện này, diễn viên điện ảnh Kiều Chinh (được thể hiện mặc áo dài dân tộc trên Playboy) nói rằng cô ta đã giận dữ khi thấy ảnh mình xuất hiện cùng trang với các phụ nữ (nước khác) không mặc quần áo. Cùng kỳ với hàng ngàn phụ nữ Việt làm gái mại dâm cho lính Mỹ, Playboy đã không thể thuyết phục được một diễn viên, một người mẫu, hoặc một nữ thư ký người Việt nào thoát y.
Người Việt bảo thủ về trang phục đến mức đề xuất làm trễ cổ áo dài xuống một inch sẽ làm nổ ra một cuộc tranh luận tương đương với tranh cãi ở phương Tây về áo tắm không có nửa trên (topless swim – suit)… Các tranh luận vẫn tiếp tục, nhưng (tới năm 1974), vẫn chưa hề có đề xuất rằng người Việt sẽ chuyển sang mặc các trang phục phương tây”.
< Phụ nữ Thượng trong lễ hội.
Kín là thật kín, tuy nhiên vẫn có nhiều ngoại lệ: phụ nữ người vùng cao ngày xưa vẫn thật tự nhiên ở trần trong công việc hàng ngày hoặc khỏa thân hoàn toàn khi tắm suối. Thậm chí tại nhiều làng mạc ngày xưa: người ta vẫn vô tư thoát y cạnh giếng nước chung để tắm gội và cho rằng đó là việc rất tự nhiên - người lạ đến, cũng tắm nhưng mặc quần đùi... mới là điều bất thường!
Mà không phải chỉ vùng xa, tại thành thị vào thời Pháp thuộc cũng có những cô gái hơ hớ tuổi xuân khỏa trần tắm sông hay làm mẫu chụp ảnh. Vậy nên ngày nay mới có những cuộc triển lãm ảnh - bưu thiếp xưa về những khía cạnh khác nhau về đời sống và con người thuộc thế hệ cha ông mình từ hơn một thế kỷ trước.
Ví dụ như lần triển lãm tại Hà Nội cùa nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain (của nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils - 1862-1937) với những hình ảnh và bưu thiếp những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau.
< Người xưa vẫn vô tư tắm giặt.
Hoặc như lần triển lãm ảnh “Ký ức Hà Nội xưa” tại chợ Hàng Da cũng là một cơ hội để người Hà Nội được nhìn lại những hình ảnh về thiếu nữ Hà Nội trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, trong đó cũng có nhiều tấm ảnh khỏa trần.
Nhưng đa phần: sự kín đáo thì phụ nữ VN ngày xưa vẫn kề cận đầu bảng trong quan niệm Á Đông.
Thần “đô la” giáng thế
Tuy nhiên, chỉ thế hệ tới lúc đó đã trưởng thành có cơ đứng vững. Từ năm 1965 chính quyền VNCH cho phép các giải trí trường kinh doanh nghề mại dâm. Nghề tú bà, ma cô từng hình thành từ thời quân đội viễn chinh Pháp, nay công khai phát triển.
Cùng với sự xuất hiện của đồng đô la, lan tràn các quán rượu kiểu Mỹ, hộp đêm, nhà chứa, phòng tắm hơi…
< Vì đô la (ảnh minh họa).
Tại đây công khai trao đổi xác thịt, kể cả kiểu đồng tính, mãi xoá đi những điệu vũ thướt tha và chuyện tình “dị chủng” vụng trộm, hoa lá cành kiểu Pháp, tự truyện Continenetal Saigon (xuất bản 1976) của chủ cũ của Hôtel Cotinental đổi phận thành nhà văn Phillippe Franchini, than thở.
Nhưng tìm gạch nối cho hai phong cách ăn chơi Pháp và Mỹ đâu có thiếu. Chẳng hạn, các quán ba có nhảy go – go khá phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Đây là điệu nhảy à gogo tiếng Pháp, có nghĩa là (chơi) hết mình, thoải mái (abudance, galore). Vũ nữ có khi mặc hai mảnh, thậm chí một mảnh (topless).
< Một quán bar ở miền nam thời tạm chiếm.
Theo báo Tiền tuyến, Sài Gòn 11/12/1969 nửa triệu lính Mỹ, như trên trời rớt xuống, tiêu tới 30 triệu USD/tháng (tính trượt giá - khảng hơn 200 triệu USD hôm nay). Đây là hiện tượng được các cơ cấu đánh giá thời cuộc của chính quyền Sài Gòn cho là đã làm “thay đổi bộ mặt xã hội miền Nam”, khi một bộ phận dân cư làm “dịch vụ” tại những nơi quân đội nước ngoài trú đóng kiếm tiền “dễ dàng” hơn .
Trong những thay đổi lớn nhất chắc phải kể đến nhân sinh quan. Từ nay, sắc đẹp, kể cả nhờ đồng tiền (mỹ viện), là “tư bản”, xác thịt là hàng hoá. Khoe xác thịt là quảng cáo, là show hàng. Rải rác trong lưu trữ của Mỹ là các tin, ảnh về “thoát y phục vụ binh lính Mỹ” thời tạm chiếm.
Nhảy với… thần chết
Dịch vụ giải trí, theo các tác gia phương tây, là điểm nhấn của hoạt động kinh doanh ở miền Nam thời tạm chiếm. Nhưng nó còn là sự vỡ oà về nếm trải lạc thú theo kiểu yến tiệc trong nguy nan của cả một số người Việt, như chiêm nghiệm cảm giác mạnh một cách “sành điệu”.
< Một ban nhạc rock ở Biên Hoà thờii tạm chiếm.
Cuốn “Cuộc chiến của Australia ở Việt Nam” (Vietnam The Australian war, NXB Happer Collins, 815 trang), tác giả Paul Ham đã dành cả một chương mang tên “R&R” (rest and relaxation) để nói về nghỉ ngơi - giải trí của quân đội viễn chinh phe Mỹ tại Nam Việt Nam. Sách có đoạn viết về Sài Gòn những năm cuối thập kỷ 60: “Bên những đại lộ lớn, rợp bóng những hàng cây, cánh nhà giàu Việt Nam mở những tiệc tùng phô phang, đàng điếm, với sò huyết, rượu Pháp, gan ngỗng (foie gras), và trứng cá ngập bàn, trong khi dân đen chui rúc trong những ổ chuột dựng từ vỏ hộp Coke đập bẹt, trệu trạo nắm cơm chim.
Bên bờ sông, rạp Majestic và khách sạn Continental, công trình rập khuôn theo thềm lục địa (Continental Shelf), vẫn còn khét mùi của mốt “nhái” theo Pháp (faux - French) đã suy tàn. Chúng là sân chơi của trác táng thâu đêm, với vài xen có thể mua nổi cả một bạn nhảy tango. Tình dục, á phiện, cờ bạc, nhảy đầm và rock’n roll được xài dữ, theo phong cách Hoàng đế Xê za. ‘Tiệc tùng, yến ẩm, hội hè liên miên’, một nữ y tá người Úc thốt lên, ‘cả Sài Gòn như đều ngấu nghiến những thời khắc mông muội giát vàng của cái thành phố hoang dâm vô độ này, dù vẫn cảm nhận được rằng ngày tận diệt (apocalypse) đã cận kề’.
Được bộ máy chiến tranh của Mỹ tài trợ, mọi thứ thú vui đã xả láng đến mức khản giọng. Nam Việt Nam đã có một quá khứ đủ hùng hậu để làm hài lòng ông chủ Mỹ theo cung cách chợ đen, với hối lộ, đút lót là luật chơi phổ biến…”
Các tác giả phương Tây cho rằng dịch vụ thoát y là cung xuất hiện đáp ứng nhu cầu thanh toán được của các cụm quân viễn chinh. Vẫn theo Richard West, người Mỹ nhận thấy phụ nữ Việt “vụ lợi và có khuynh hướng thương mại (mercenary and commercially minded)”.
Tác giả Paul Ham kể “một vũ nữ ‘hàng ngoại’ (exotic) đến ‘khoe hàng’ (strutted her stuff) trên sân khấu ở trại lính Úc (ở Việt Nam). Đột nhiên, cô gái Việt nhỏ nhắn này giật bỏ cái xu chiêng rồi cưỡi lên vai một cảnh sát chiến đấu to như bò mộng, ngả người ra đằng sau hắn, và bắt đầu làm tình giả vờ với cái cổ của tay MP này... Đám đông lính tráng sôi lên, chồm lên phía sàn diễn, để rồi bị cảnh sát chiến đấu và ‘các cha tuyên uý giận dữ’ chặn đứng”.
< Thoát y vũ trong một căn cứ Mỹ tại Đà Nẵng, 1967.
Mới biết một tập thể, từng được dạy dỗ cả về tình dục học và kỹ năng sống, vẫn phải được canh giữ về phần xác, bởi cảnh sát vũ trang, và phần hồn, bởi các linh mục khổ hạnh. Nhưng đám đông lính tráng vẫn “nóng máy”, đến mức súng đạn đã nhiều lần nổ trong các sô diễn này. Truyền thông phương Tây cho hay diễn viên Cathy Wayne đã thiệt mạng trong một vụ như vậy ngay trên sàn diễn.
Năm 1975, Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Nam Việt Nam trên những chiếc trực thăng cuối cùng. “Người Mỹ ra đi, nhưng đồng đô la ở lại”, truyền thông Pháp chiêm nghiệm. Ai đó vẫn tìm cách show hàng không vì nghệ thuật đâu, chủ yếu vì tiền xanh thôi.
Du lịch, GO! Theo Vietnamnet và nhiều nguồn khác.
0 comments:
Post a Comment