Bản Vàng Pheo thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là vùng đất sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Thái trắng. Dân bản Vàng Pheo mến khách, cảnh sắc núi rừng thơ mộng, nên đã cuốn hút biết bao du khách đến với nơi này.
< Cầu treo bắc qua suối vào bản Vàng Pheo.
Nằm cách trung tâm thị xã Lai Châu khoảng 30km, bản Vàng Pheo hiện lên trong một chiều nắng thật đẹp. Bản có vị trí thiên thời, địa lợi, nằm ngay bên núi Phu Nhọ Khọ, ngọn núi được ví như một mĩ nhân. Đây là nơi giao thoa giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm. Vàng Pheo có nhiều ngôi nhà cổ nằm nép mình bên những ruộng lúa xanh trong không gian thanh bình, yên tĩnh.
< Dòng suối hoang sơ giữa núi rừng ở bản Vàng Pheo.
Chúng tôi theo con đường rải cát mịn, ô tô có thể vào đến tận bản. Xe dừng chân tại nhà văn hoá Vàng Pheo, ấn tượng nhất là nhóm trẻ con dân tộc tại đây ùa ra đón chào. Những gương mặt thơ ngây còn lem nhem nét bẩn nhưng nụ cười của bọn trẻ thật đáng yêu. Vào những đêm trời Tây Bắc có sao, có trăng sáng vằng vặc, các thiếu nữ bản Vàng Pheo lại cùng nhau trong các bộ váy thướt tha múa xoè theo tiếng đàn, tiếng trống nhịp nhàng ở sân nhà văn hoá.
< Sản phẩm thổ cẩm truyền thống của bản Vàng Pheo.
Trên những con đường đến tận nhà sàn của các hộ dân, chúng tôi thường bắt gặp những người người phụ nữ Thái trắng trong trang phục truyền thống, những bộ váy khâu liền màu đen tuyền, dài chấm mắt cá chân, áo cón chấm đến thắt lưng, cổ liền, ẩn sau trang phục là sự hiền hoà, chân chất. Phụ nữ Thái trắng có tài dệt gấm kim tuyến trang trí hoa, chim và rồng. Những sản phẩm này bày bán nhiều ở các thôn bản.
Bản Vàng Pheo là nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà sàn cổ, một nét đặc biệt làm nên bản văn hoá. Người Thái trắng ở Vàng Pheo rất hiếu khách. Trẻ em thì lễ phép, người già thì ôn hoà, họ sẵn lòng mời khách dùng cơm, thưởng thức những bữa ăn giản dị, món ăn truyền thống và mang đậm bản sắc riêng như: cá bống vùi tro, cá suối nướng, măng đắng, măng ngọt, thịt trâu sấy, thịt lợn hấp, canh rau đắng và uống rượu bên bếp lửa bập bùng ấm áp.
< Du khách nước ngoài mua đồ lưu niệm của dân bản Vàng Pheo.
Bản Vàng Pheo cũng là nơi có nhiều lễ hội, lưu giữ nhiều nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Mỗi lễ hội có một bản sắc riêng như lễ hội: Nàng Han (rằm tháng 2 âm lịch), Then Kin Pang (mùng 10/3 âm lịch), Kin Lẩu Khẩu Mẩu (rằm tháng 9 âm lịch) Lễ hội bản Vàng Pheo có nhiều trò chơi dân gian độc đáo như: ném còn, đẩy gậy, tù lu. Vào những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ hội, du khách đổ về đây rất đông để khám phá một không gian Tây Bắc êm đềm và cuộc sống giản dị của đồng bào dân tộc, được hoà mình trong điệu múa, lời ca của đồng bào mà “say tình”, ngây ngất với sắc màu của vùng cao.
Du lịch, GO! - Theo VNP
< Cầu treo bắc qua suối vào bản Vàng Pheo.
Nằm cách trung tâm thị xã Lai Châu khoảng 30km, bản Vàng Pheo hiện lên trong một chiều nắng thật đẹp. Bản có vị trí thiên thời, địa lợi, nằm ngay bên núi Phu Nhọ Khọ, ngọn núi được ví như một mĩ nhân. Đây là nơi giao thoa giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm. Vàng Pheo có nhiều ngôi nhà cổ nằm nép mình bên những ruộng lúa xanh trong không gian thanh bình, yên tĩnh.
< Dòng suối hoang sơ giữa núi rừng ở bản Vàng Pheo.
Chúng tôi theo con đường rải cát mịn, ô tô có thể vào đến tận bản. Xe dừng chân tại nhà văn hoá Vàng Pheo, ấn tượng nhất là nhóm trẻ con dân tộc tại đây ùa ra đón chào. Những gương mặt thơ ngây còn lem nhem nét bẩn nhưng nụ cười của bọn trẻ thật đáng yêu. Vào những đêm trời Tây Bắc có sao, có trăng sáng vằng vặc, các thiếu nữ bản Vàng Pheo lại cùng nhau trong các bộ váy thướt tha múa xoè theo tiếng đàn, tiếng trống nhịp nhàng ở sân nhà văn hoá.
< Sản phẩm thổ cẩm truyền thống của bản Vàng Pheo.
Trên những con đường đến tận nhà sàn của các hộ dân, chúng tôi thường bắt gặp những người người phụ nữ Thái trắng trong trang phục truyền thống, những bộ váy khâu liền màu đen tuyền, dài chấm mắt cá chân, áo cón chấm đến thắt lưng, cổ liền, ẩn sau trang phục là sự hiền hoà, chân chất. Phụ nữ Thái trắng có tài dệt gấm kim tuyến trang trí hoa, chim và rồng. Những sản phẩm này bày bán nhiều ở các thôn bản.
Bản Vàng Pheo là nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà sàn cổ, một nét đặc biệt làm nên bản văn hoá. Người Thái trắng ở Vàng Pheo rất hiếu khách. Trẻ em thì lễ phép, người già thì ôn hoà, họ sẵn lòng mời khách dùng cơm, thưởng thức những bữa ăn giản dị, món ăn truyền thống và mang đậm bản sắc riêng như: cá bống vùi tro, cá suối nướng, măng đắng, măng ngọt, thịt trâu sấy, thịt lợn hấp, canh rau đắng và uống rượu bên bếp lửa bập bùng ấm áp.
< Du khách nước ngoài mua đồ lưu niệm của dân bản Vàng Pheo.
Bản Vàng Pheo cũng là nơi có nhiều lễ hội, lưu giữ nhiều nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Mỗi lễ hội có một bản sắc riêng như lễ hội: Nàng Han (rằm tháng 2 âm lịch), Then Kin Pang (mùng 10/3 âm lịch), Kin Lẩu Khẩu Mẩu (rằm tháng 9 âm lịch) Lễ hội bản Vàng Pheo có nhiều trò chơi dân gian độc đáo như: ném còn, đẩy gậy, tù lu. Vào những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ hội, du khách đổ về đây rất đông để khám phá một không gian Tây Bắc êm đềm và cuộc sống giản dị của đồng bào dân tộc, được hoà mình trong điệu múa, lời ca của đồng bào mà “say tình”, ngây ngất với sắc màu của vùng cao.
Du lịch, GO! - Theo VNP
0 comments:
Post a Comment