Lần đầu tôi đi Chùa Hương cách đây khá lâu, khi đó chưa có hệ thống cáp treo như bây giờ. Đúng là đi Chùa Hương trong một ngày không thể cảm nhận hết những gì vốn có tại nơi được mệnh danh "Nam Thiên đệ nhất động" này.
Sự hùng vĩ của thiên nhiên với núi non sông suối cùng những hang động chùa chiền trên miền đất của huyện nằm phía Tây Nam Hà Nội có tên gọi cũng giàu ý nghĩa: Mỹ Đức khiến cho Hương Sơn trở nên nổi tiếng xưa nay. Hàng năm, đến mùa lễ hội kéo dài trong 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch) Chùa Hương đón hàng triệu khách trong và ngoài nước đến tham quan vãn cảnh, cúng Phật.
Năm Nhâm Thìn, cơ quan Báo Du lịch sau ngày làm lễ tổng kết năm cũ triển khai công tác năm mới đã tổ chức cho anh chị em ở ba miền đi tham quan Chùa Hương trong ngày thứ bảy.
Chuyến xe 30 chỗ ngồi xuất phát từ trung tâm Hà Nội hồi 8h30 sáng đến Bến Yến khoảng 10h30. Mọi người được phát vé tham quan, vé đi cáp treo 2 chiều, lên thuyền lớn từ bến Yến đến Đền Trình sau đó thẳng tiến theo dòng suối Yến đến bến chùa Thiên Trù.
Lễ chùa xong, đoàn xuống nghỉ chân, ăn trưa tại nhà hàng số 1 Thiên Trù mang tên Quyết Thắng thuộc Công ty thắng cảnh du lịch Chùa Hương. Nhà hàng rộng rãi chứa hàng trăm người cùng lúc. Nơi đây có cả chỗ nằm nghỉ cho khách. Quanh khu vực này khách vào ra không ngớt. Các quầy hàng bán đồ sản vật của địa phương và trong nước chất ngồn ngộn hai bên đường, cho thấy sự phong phú, đa dạng các mặt hàng lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm cho du khách tại đây.
Đặc biệt nhiều gian hàng bánh kẹo còn liên tục mời khách thưởng thức miễn phí. Về dịch vụ ăn uống giá cả cũng phải chăng. Chỉ với 20 – 30 nghìn đồng một suất cơm bình dân. Còn tại nhà hàng cao cấp, bữa ăn nóng sốt với nhiều món cá, rau, thịt thú rừng kèm cả đồ uống, giá 120 nghìn đồng/1 người. Ăn uống xong, cả đoàn lên ga cáp treo. Đông cứng người trên các lan can dẫn lên tầng cao nhất, nơi cáp treo đỗ. Nghe nói hôm chính hội, cáp treo ở đây bị quá tải do có đến hàng vạn người đổ về. Hôm nay ngày cuối tuần cũng có đến hàng nghìn người từ khắp nơi đến.
Sau khoảng 10 phút đi cáp treo, chúng tôi leo một hồi tới cửa động. Trong động Hương Tích tràn ngập người và khói hương. Đang ở bên ngoài trời ấm nóng, lại phải đi bộ leo dốc ai cũng đổ mồ hôi, nhưng khi bước qua cửa động, đi xuống những bậc đá trong hang thì cảm giác mát lạnh bỗng ập vào người.
Dòng người đi xuống và đi lên không ngớt. Dưới đáy hang ẩn hiện ánh sáng trời, ánh đèn điện, hơi nước từ các thạch nhũ đá rỏ xuống tạo nên bầu không gian và không khí thật linh thiêng, kỳ lạ...
Vẫn biết nơi tiên cảnh phật ngự chỉ dành cho những điều thanh thoát, không tục luỵ, ô nhiễm. Song, những gì trông thấy ở Chùa Hương không khỏi khiến khách du chạnh lòng. Đầu tiên phải kể đến lượng thuyền đò ngược xuôi trên suối Yến vẫn còn va chạm nhau, thi thoảng còn có những chiếc canô tự tạo phóng vun vút giữa những con thuyền.
Nghe mấy chị chèo thuyền ngồi trên bến Thiên Trù than thở: Đã có lệnh cấm nhưng không hiểu sao canô vẫn chạy. Điều đó không những phá vỡ cảnh quan mà còn dễ gây tai nạn cho khách.
Có chị dẫn chứng cách đó mấy ngày đã có tai nạn chìm canô, may không chết người, chủ canô đã bị phạt tiền. Rồi chuyện rác thải vẫn bềnh bồng trôi trên dòng nước và ngay cạnh bến thuyền cho đến các điểm dừng chân trên đất liền, nhất là khu vực đi vào cáp treo.
Rác tràn ngập trên mặt đất do thiếu những thùng rác công cộng và biển báo nhắc nhở. Một vấn đề đã được dư luận bức xúc từ các năm trước về nạn thịt thú rừng bị giết mổ, treo tại các nhà hàng vẫn chưa được khắc phục. Nhiều hàng vẫn treo các con thú như nai, nhím, chồn... thậm chí có hàng còn treo cả con thú mới bị giết mổ, máu chảy loang đỏ trên mặt đất, trông rất phản cảm.
Thiết nghĩ, một ngày, với hàng nghìn, hàng vạn khách đến, số tiền thu được từ các loại vé, các dịch vụ ăn uống, mua sắm khác tại đây là rất lớn. Nhẩm tính, với mỗi người chi phí trung bình từ 300 đến 500 nghìn (cho một tour trọn gói từ trung tâm Hà Nội đến Chùa Hương) cộng với những người ở các tỉnh, thành khác đến nữa, nếu nhân lên ta sẽ được con số “khủng”!
Tuy nhiên, với các chị chèo thuyền, doanh thu của họ bị khấu trừ khá nhiều, tôi không biết đích xác, nhưng họ kêu khổ lắm. Và hầu như số tiền thu nhập chính của họ vẫn là tiền bo của khách.
Vợ chồng chị lái thuyền cho đoàn chúng tôi cũng không ngoại lệ, dù chúng tôi đi theo lịch trình trọn gói (trong đó đã có vé đò). Khi đoàn chúng tôi lên bờ chị cố nài nỉ xin tiền bo... Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt trên rất cần được Chính quyền, Ban quản lý Chùa Hương để tâm và có những phương án giải quyết hữu hiệu nhằm thoả mãn mong mỏi của cả du khách và người dân bản địa.
Lúc ra về, đoàn chúng tôi đã bất ngờ khuấy động sông nước bằng những câu hò lời ca hùng tráng. Những giọng hát trên dòng suối Yến từ đoàn chúng tôi hôm đó đã gây được sự chú ý và thu hút được khá nhiều các đoàn tham gia, khiến cho khung cảnh sông nước khi đó thật náo động. Quả là một chuyến đi đầy hào hứng và đáng nhớ!
Du lịch, GO! - Theo Báo Du Lịch, internet
Sự hùng vĩ của thiên nhiên với núi non sông suối cùng những hang động chùa chiền trên miền đất của huyện nằm phía Tây Nam Hà Nội có tên gọi cũng giàu ý nghĩa: Mỹ Đức khiến cho Hương Sơn trở nên nổi tiếng xưa nay. Hàng năm, đến mùa lễ hội kéo dài trong 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch) Chùa Hương đón hàng triệu khách trong và ngoài nước đến tham quan vãn cảnh, cúng Phật.
Năm Nhâm Thìn, cơ quan Báo Du lịch sau ngày làm lễ tổng kết năm cũ triển khai công tác năm mới đã tổ chức cho anh chị em ở ba miền đi tham quan Chùa Hương trong ngày thứ bảy.
Chuyến xe 30 chỗ ngồi xuất phát từ trung tâm Hà Nội hồi 8h30 sáng đến Bến Yến khoảng 10h30. Mọi người được phát vé tham quan, vé đi cáp treo 2 chiều, lên thuyền lớn từ bến Yến đến Đền Trình sau đó thẳng tiến theo dòng suối Yến đến bến chùa Thiên Trù.
Lễ chùa xong, đoàn xuống nghỉ chân, ăn trưa tại nhà hàng số 1 Thiên Trù mang tên Quyết Thắng thuộc Công ty thắng cảnh du lịch Chùa Hương. Nhà hàng rộng rãi chứa hàng trăm người cùng lúc. Nơi đây có cả chỗ nằm nghỉ cho khách. Quanh khu vực này khách vào ra không ngớt. Các quầy hàng bán đồ sản vật của địa phương và trong nước chất ngồn ngộn hai bên đường, cho thấy sự phong phú, đa dạng các mặt hàng lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm cho du khách tại đây.
Đặc biệt nhiều gian hàng bánh kẹo còn liên tục mời khách thưởng thức miễn phí. Về dịch vụ ăn uống giá cả cũng phải chăng. Chỉ với 20 – 30 nghìn đồng một suất cơm bình dân. Còn tại nhà hàng cao cấp, bữa ăn nóng sốt với nhiều món cá, rau, thịt thú rừng kèm cả đồ uống, giá 120 nghìn đồng/1 người. Ăn uống xong, cả đoàn lên ga cáp treo. Đông cứng người trên các lan can dẫn lên tầng cao nhất, nơi cáp treo đỗ. Nghe nói hôm chính hội, cáp treo ở đây bị quá tải do có đến hàng vạn người đổ về. Hôm nay ngày cuối tuần cũng có đến hàng nghìn người từ khắp nơi đến.
Sau khoảng 10 phút đi cáp treo, chúng tôi leo một hồi tới cửa động. Trong động Hương Tích tràn ngập người và khói hương. Đang ở bên ngoài trời ấm nóng, lại phải đi bộ leo dốc ai cũng đổ mồ hôi, nhưng khi bước qua cửa động, đi xuống những bậc đá trong hang thì cảm giác mát lạnh bỗng ập vào người.
Dòng người đi xuống và đi lên không ngớt. Dưới đáy hang ẩn hiện ánh sáng trời, ánh đèn điện, hơi nước từ các thạch nhũ đá rỏ xuống tạo nên bầu không gian và không khí thật linh thiêng, kỳ lạ...
Vẫn biết nơi tiên cảnh phật ngự chỉ dành cho những điều thanh thoát, không tục luỵ, ô nhiễm. Song, những gì trông thấy ở Chùa Hương không khỏi khiến khách du chạnh lòng. Đầu tiên phải kể đến lượng thuyền đò ngược xuôi trên suối Yến vẫn còn va chạm nhau, thi thoảng còn có những chiếc canô tự tạo phóng vun vút giữa những con thuyền.
Nghe mấy chị chèo thuyền ngồi trên bến Thiên Trù than thở: Đã có lệnh cấm nhưng không hiểu sao canô vẫn chạy. Điều đó không những phá vỡ cảnh quan mà còn dễ gây tai nạn cho khách.
Có chị dẫn chứng cách đó mấy ngày đã có tai nạn chìm canô, may không chết người, chủ canô đã bị phạt tiền. Rồi chuyện rác thải vẫn bềnh bồng trôi trên dòng nước và ngay cạnh bến thuyền cho đến các điểm dừng chân trên đất liền, nhất là khu vực đi vào cáp treo.
Rác tràn ngập trên mặt đất do thiếu những thùng rác công cộng và biển báo nhắc nhở. Một vấn đề đã được dư luận bức xúc từ các năm trước về nạn thịt thú rừng bị giết mổ, treo tại các nhà hàng vẫn chưa được khắc phục. Nhiều hàng vẫn treo các con thú như nai, nhím, chồn... thậm chí có hàng còn treo cả con thú mới bị giết mổ, máu chảy loang đỏ trên mặt đất, trông rất phản cảm.
Thiết nghĩ, một ngày, với hàng nghìn, hàng vạn khách đến, số tiền thu được từ các loại vé, các dịch vụ ăn uống, mua sắm khác tại đây là rất lớn. Nhẩm tính, với mỗi người chi phí trung bình từ 300 đến 500 nghìn (cho một tour trọn gói từ trung tâm Hà Nội đến Chùa Hương) cộng với những người ở các tỉnh, thành khác đến nữa, nếu nhân lên ta sẽ được con số “khủng”!
Tuy nhiên, với các chị chèo thuyền, doanh thu của họ bị khấu trừ khá nhiều, tôi không biết đích xác, nhưng họ kêu khổ lắm. Và hầu như số tiền thu nhập chính của họ vẫn là tiền bo của khách.
Vợ chồng chị lái thuyền cho đoàn chúng tôi cũng không ngoại lệ, dù chúng tôi đi theo lịch trình trọn gói (trong đó đã có vé đò). Khi đoàn chúng tôi lên bờ chị cố nài nỉ xin tiền bo... Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt trên rất cần được Chính quyền, Ban quản lý Chùa Hương để tâm và có những phương án giải quyết hữu hiệu nhằm thoả mãn mong mỏi của cả du khách và người dân bản địa.
Lúc ra về, đoàn chúng tôi đã bất ngờ khuấy động sông nước bằng những câu hò lời ca hùng tráng. Những giọng hát trên dòng suối Yến từ đoàn chúng tôi hôm đó đã gây được sự chú ý và thu hút được khá nhiều các đoàn tham gia, khiến cho khung cảnh sông nước khi đó thật náo động. Quả là một chuyến đi đầy hào hứng và đáng nhớ!
Du lịch, GO! - Theo Báo Du Lịch, internet
0 comments:
Post a Comment