Với 200.000 đồng nhiều người nghĩ khó mà du lịch nổi trong kỳ nghỉ 30/4. Trên thực tế, một bộ phận không nhỏ sinh viên, người lao động có túi tiền hạn hẹp vẫn "xoay" được cho mình những chuyến đi thú vị.
Từ vài tuần trước, Thơm (sinh viên năm thứ 3 Đại học Luật Hà Nội) đã lên kế hoạch tìm kiếm một địa điểm đi chơi dịp 30/4. Thơm nói: “Trường đào tạo tín chỉ nên lúc nào sinh viên cũng phải vắt chân lên cổ mà học. Chỉ những dịp nghỉ lễ, em mới tranh thủ nghỉ ngơi đôi chút. Thông thường, em thường cắp ba lô đi du lịch kiểu rẻ tiền”.
Vậy là, cứ lần nào được nghỉ vài ngày là cô nàng lại lần lượt đi về từng quê của các bạn trong nhóm. “Đi như vậy vừa biết được hoàn cảnh gia đình bạn, vừa đỡ chi phí ăn uống, đi lại. Được cái, bố mẹ có thể yên tâm cho em đi tẹt ga”, Thơm bật mí.
Trong dịp Giỗ Tổ, nhóm Thơm đã có một chuyến đi Thanh Hóa chỉ mất vẻn vẹn 200.000 đồng mỗi người. “Ngoài tiền xe, chúng em không phải chi phí thêm khoản gì. Được cái, quê của bạn ấy rất đẹp, núi đồi trùng điệp, không khí trong lành. Chúng em chụp ảnh trong vườn nhà bạn, trên núi và cả trên sông Mã. Không những thế, bạn còn dẫn em đi đến vài điểm du lịch. Sau lần ấy, em đã có rất nhiều ảnh đẹp chia sẻ với gia đình”.
Lần này, nhóm Thơm dự định sẽ đi xe bus từ Hà Nội lên Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), ăn, ngủ tại nhà Thơm. Hôm sau , cả nhóm sẽ mượn vài chiếc xe máy đi Tam Đảo.
Để chuẩn bị tốt cho khâu đón tiếp, cô nàng đã nhờ bố mẹ lên kế hoạch về nơi ăn, chốn ở cho các bạn. “Lúc nghe em nói sẽ dẫn vài bạn về nhà chơi 30/4, bố mẹ em vui lắm. Bố nói nhà đã có mấy con gà chỉ chờ chúng em về là thịt”, cô bạn cười khoái chí.
Không lành như các cô gái, Trần Quốc Huy (sinh viên năm thứ 2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chọn cho mình kiểu du lịch “bụi” hơn.
“Em muốn đi lên phía Bắc xem con người, cảnh vật của miền sơn cước. Hà Nội tù túng quá, đôi lúc em muốn tự giải phóng mình”, cậu cho biết.
Chỉ với số tiền khoảng 500.000 đồng, Huy tự tin mình sẽ đi lên được “mùa vàng” ở Hà Giang. Ngay từ tháng trước cậu đã lên kế hoạch cho chuyến đi bằng cách: tiết kiệm tiền, sửa xe máy và rủ thêm người đi.
Huy nói: “Em chuẩn bị khá nhiều lương khô, mì tôm và những chai đựng nước, đựng xăng, thuê lều trại, mua thuốc cảm… Cứ 2 người đi một xe để thay phiên nhau cầm lái. Mệt chỗ nào, chúng em sẽ nghỉ ở đó. Với chúng em, du lịch đơn giản chỉ là đi”.
Luôn khởi xướng nhiều chuyến “du lịch bụi” của lớp, Trần Thanh Xuân (Báo ảnh k29, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Chỉ cần mọi người nhiệt tình, thích khám phá và đoàn kết là đủ. Chuyện tiền nong không thành vấn đề nếu chúng ta chuẩn bị kỹ các vật dụng thiết yếu để tránh phải đi thuê. Hơn nữa, bọn em toàn chọn những địa điểm có phong cảnh hoang sơ nhưng vẫn có người bản địa sinh sống nên việc ăn uống vừa rẻ lại vừa có cơ hội tìm hiểu văn hóa ở đó”.
Xuân cũng chia sẻ rằng để những chuyến du lịch rẻ tiền không vấp phải sự cố thì ngoài số tiền đóng làm quỹ chung các thành viên cũng nên dự phòng thêm một số tiền nhỏ nữa. Nếu có người quen ở địa điểm du lịch thì sẽ đỡ vất vả hơn. “Du lịch 'bụi' không dành cho những người bàn lùi, các tiểu thư, công tử”, cậu nói thêm.
Là sinh viên năm cuối Đại học Thương Mại nhưng lớp Tâm chưa từng có một chuyến đi chơi nào cùng nhau vì những địa điểm chọn trước đó đều vượt quá số tiền cho phép của nhiều người. Dịp này, cô gái trẻ hạ quyết tâm sẽ tổ chức một chuyến du lịch không quá 200.000 đồng cho lớp.
Tiêu chí chọn địa điểm là những nơi hoang sơ, có không gian riêng và trong phạm vi Hà Nội. Sau khi tham khảo ý kiến của những người đi trước, 2 địa điểm được lớp Tâm lựa chọn là : hồ Quan Sơn (Mỹ Đức) và Suối Hai (Ba Vì).
“Chúng em đã chốt là sẽ đi suối Hai vì sợ mùa này Quan Sơn khô cạn. Trong khi đó, hồ suối Hai luôn nhiều nước. Lớp em có thể thuê thuyền chở ra đảo để chơi, nấu nướng, vui đùa thỏa thích vì nơi đây không có người sống”, Tâm khẳng định.
Sát dịp nghỉ lễ này, trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook có rất nhiều nhóm thảo luận kế hoạch cho chuyến đi nghỉ. Có nhóm quyết “phượt” bằng xe máy, nhóm lại thuê ô tô tự lái để tránh nắng nóng và cũng để tiết kiệm tiền. Cũng có nhiều hội đồng hương sinh viên quyết định về quê rồi tổ chức ăn uống, đi chơi trong địa bàn.
Một địa chỉ Facebook có tên “Mùa hoa cổ tích” kêu gọi: “Xăng tăng giá trước 30/4 nên thuê ô tô đắt so năm ngoái nhiều lắm! Bắt xe khách dịp này phải chịu giá 'cắt cổ' lại chật chội và không chủ động. Chi bằng chúng ta sẽ đi du lịch Thung Nai (Hòa Bình) bằng xe máy. Mệt nhưng sẽ thú vị đấy các tình yêu ạ!”
Còn với Nam (sinh viên năm nhất Đại học Ngoại ngữ - Hà Nội) thì đây là lần đầu tiên cậu tham gia du lịch “bụi”. Các bạn cùng lớp rủ Nam du hí bằng… xe đạp dọc đường Hồ Chí Minh rồi khám phá Vườn quốc gia Cúc Phương.
Suốt một tuần trước dịp nghỉ lễ ai cũng nhộn nhịp chuẩn bị cho chuyến đi nào là thuê lều, túi ngủ, mua cồn khô, khoai lang, mỳ tôm… thậm chí lớp trưởng còn cẩn thận mượn cả bộ đồ vá xăm xe dự phòng bất trắc.
Tính chi li thì mỗi người trong lớp Nam chỉ phải đóng 150.000 đồng cho 3 ngày du lịch, so với số tiền mà hằng năm bố mẹ cậu bỏ ra để cả nhà đi nghỉ dưỡng thì chỉ bằng 1/20 lần. Nam háo hức: “Chưa bao giờ em đạp xe đi xa như vậy. Chắc là phải chịu khổ nhưng đây là cơ hội để em khám phá bản thân cũng như để mọi người trong lớp hiểu nhau hơn”.
Du lịch, GO! - Theo VnExpress, internet
Từ vài tuần trước, Thơm (sinh viên năm thứ 3 Đại học Luật Hà Nội) đã lên kế hoạch tìm kiếm một địa điểm đi chơi dịp 30/4. Thơm nói: “Trường đào tạo tín chỉ nên lúc nào sinh viên cũng phải vắt chân lên cổ mà học. Chỉ những dịp nghỉ lễ, em mới tranh thủ nghỉ ngơi đôi chút. Thông thường, em thường cắp ba lô đi du lịch kiểu rẻ tiền”.
Vậy là, cứ lần nào được nghỉ vài ngày là cô nàng lại lần lượt đi về từng quê của các bạn trong nhóm. “Đi như vậy vừa biết được hoàn cảnh gia đình bạn, vừa đỡ chi phí ăn uống, đi lại. Được cái, bố mẹ có thể yên tâm cho em đi tẹt ga”, Thơm bật mí.
Trong dịp Giỗ Tổ, nhóm Thơm đã có một chuyến đi Thanh Hóa chỉ mất vẻn vẹn 200.000 đồng mỗi người. “Ngoài tiền xe, chúng em không phải chi phí thêm khoản gì. Được cái, quê của bạn ấy rất đẹp, núi đồi trùng điệp, không khí trong lành. Chúng em chụp ảnh trong vườn nhà bạn, trên núi và cả trên sông Mã. Không những thế, bạn còn dẫn em đi đến vài điểm du lịch. Sau lần ấy, em đã có rất nhiều ảnh đẹp chia sẻ với gia đình”.
Lần này, nhóm Thơm dự định sẽ đi xe bus từ Hà Nội lên Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), ăn, ngủ tại nhà Thơm. Hôm sau , cả nhóm sẽ mượn vài chiếc xe máy đi Tam Đảo.
Để chuẩn bị tốt cho khâu đón tiếp, cô nàng đã nhờ bố mẹ lên kế hoạch về nơi ăn, chốn ở cho các bạn. “Lúc nghe em nói sẽ dẫn vài bạn về nhà chơi 30/4, bố mẹ em vui lắm. Bố nói nhà đã có mấy con gà chỉ chờ chúng em về là thịt”, cô bạn cười khoái chí.
Không lành như các cô gái, Trần Quốc Huy (sinh viên năm thứ 2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chọn cho mình kiểu du lịch “bụi” hơn.
“Em muốn đi lên phía Bắc xem con người, cảnh vật của miền sơn cước. Hà Nội tù túng quá, đôi lúc em muốn tự giải phóng mình”, cậu cho biết.
Chỉ với số tiền khoảng 500.000 đồng, Huy tự tin mình sẽ đi lên được “mùa vàng” ở Hà Giang. Ngay từ tháng trước cậu đã lên kế hoạch cho chuyến đi bằng cách: tiết kiệm tiền, sửa xe máy và rủ thêm người đi.
Huy nói: “Em chuẩn bị khá nhiều lương khô, mì tôm và những chai đựng nước, đựng xăng, thuê lều trại, mua thuốc cảm… Cứ 2 người đi một xe để thay phiên nhau cầm lái. Mệt chỗ nào, chúng em sẽ nghỉ ở đó. Với chúng em, du lịch đơn giản chỉ là đi”.
Luôn khởi xướng nhiều chuyến “du lịch bụi” của lớp, Trần Thanh Xuân (Báo ảnh k29, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Chỉ cần mọi người nhiệt tình, thích khám phá và đoàn kết là đủ. Chuyện tiền nong không thành vấn đề nếu chúng ta chuẩn bị kỹ các vật dụng thiết yếu để tránh phải đi thuê. Hơn nữa, bọn em toàn chọn những địa điểm có phong cảnh hoang sơ nhưng vẫn có người bản địa sinh sống nên việc ăn uống vừa rẻ lại vừa có cơ hội tìm hiểu văn hóa ở đó”.
Xuân cũng chia sẻ rằng để những chuyến du lịch rẻ tiền không vấp phải sự cố thì ngoài số tiền đóng làm quỹ chung các thành viên cũng nên dự phòng thêm một số tiền nhỏ nữa. Nếu có người quen ở địa điểm du lịch thì sẽ đỡ vất vả hơn. “Du lịch 'bụi' không dành cho những người bàn lùi, các tiểu thư, công tử”, cậu nói thêm.
Là sinh viên năm cuối Đại học Thương Mại nhưng lớp Tâm chưa từng có một chuyến đi chơi nào cùng nhau vì những địa điểm chọn trước đó đều vượt quá số tiền cho phép của nhiều người. Dịp này, cô gái trẻ hạ quyết tâm sẽ tổ chức một chuyến du lịch không quá 200.000 đồng cho lớp.
Tiêu chí chọn địa điểm là những nơi hoang sơ, có không gian riêng và trong phạm vi Hà Nội. Sau khi tham khảo ý kiến của những người đi trước, 2 địa điểm được lớp Tâm lựa chọn là : hồ Quan Sơn (Mỹ Đức) và Suối Hai (Ba Vì).
“Chúng em đã chốt là sẽ đi suối Hai vì sợ mùa này Quan Sơn khô cạn. Trong khi đó, hồ suối Hai luôn nhiều nước. Lớp em có thể thuê thuyền chở ra đảo để chơi, nấu nướng, vui đùa thỏa thích vì nơi đây không có người sống”, Tâm khẳng định.
Sát dịp nghỉ lễ này, trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook có rất nhiều nhóm thảo luận kế hoạch cho chuyến đi nghỉ. Có nhóm quyết “phượt” bằng xe máy, nhóm lại thuê ô tô tự lái để tránh nắng nóng và cũng để tiết kiệm tiền. Cũng có nhiều hội đồng hương sinh viên quyết định về quê rồi tổ chức ăn uống, đi chơi trong địa bàn.
Một địa chỉ Facebook có tên “Mùa hoa cổ tích” kêu gọi: “Xăng tăng giá trước 30/4 nên thuê ô tô đắt so năm ngoái nhiều lắm! Bắt xe khách dịp này phải chịu giá 'cắt cổ' lại chật chội và không chủ động. Chi bằng chúng ta sẽ đi du lịch Thung Nai (Hòa Bình) bằng xe máy. Mệt nhưng sẽ thú vị đấy các tình yêu ạ!”
Còn với Nam (sinh viên năm nhất Đại học Ngoại ngữ - Hà Nội) thì đây là lần đầu tiên cậu tham gia du lịch “bụi”. Các bạn cùng lớp rủ Nam du hí bằng… xe đạp dọc đường Hồ Chí Minh rồi khám phá Vườn quốc gia Cúc Phương.
Suốt một tuần trước dịp nghỉ lễ ai cũng nhộn nhịp chuẩn bị cho chuyến đi nào là thuê lều, túi ngủ, mua cồn khô, khoai lang, mỳ tôm… thậm chí lớp trưởng còn cẩn thận mượn cả bộ đồ vá xăm xe dự phòng bất trắc.
Tính chi li thì mỗi người trong lớp Nam chỉ phải đóng 150.000 đồng cho 3 ngày du lịch, so với số tiền mà hằng năm bố mẹ cậu bỏ ra để cả nhà đi nghỉ dưỡng thì chỉ bằng 1/20 lần. Nam háo hức: “Chưa bao giờ em đạp xe đi xa như vậy. Chắc là phải chịu khổ nhưng đây là cơ hội để em khám phá bản thân cũng như để mọi người trong lớp hiểu nhau hơn”.
Du lịch, GO! - Theo VnExpress, internet
0 comments:
Post a Comment