Đền Cửa và Mộ tướng Ninh Vệ tọa lạc ở vị trí trung tâm xã Nghi Khánh, huyện Nghi Lộc. Di tích có tên đền Cửa vì trước đây đền được xây dựng trước cửa biển Cửa Xá. Trước đây, đền Cửa thuộc thôn Hương Duệ (sau đổi thành làng Khánh Duệ). Sau Cách mạng tháng Tám, đền Cửa nằm trên đất làng Khánh Duệ, xã Nghi Khánh, nên đền được gọi là đền Khánh Duệ.
Đền Cửa cách Thành phố Vinh 19 km, cách huyện lỵ Nghi Lộc 9 km về phía Đông. Đền được xây dựng từ thời nhà Trần để thờ Mẫu Âu Cơ, Cao Sơn, Cao Các, Tam Tòa Thánh Mẫu và thờ các nhân vật nổi tiếng của dân tộc và địa phương như: Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Tướng quân Ninh Vệ, Quận công Nguyễn Cảnh Quế, nho sư Phùng Thời Tá.
< Đánh trống khai hội Đền Cửa và Mộ tướng Ninh Vệ.
Đền được xây dựng do công của Chiêu Minh Vương, Thượng tướng Trần Quang Khải, được nhà vua cử vào đất Nghệ An xây dựng căn cứ chặn đường tiến của quân Nguyên Mông. Tướng quân Trần Quang Khải đi thuyền cập bến Cửa, thấy cảnh trí ở đây hùng vĩ, có núi non bao bọc, lại thuận tiện đường thủy nên đã chọn nơi đây làm doanh trại đóng quân. Để khích lệ lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm đánh giặc của tướng sỹ, Tướng Trần Quang Khải đã cho xây dựng ở bến Cửa ngôi đền thờ Mẫu Âu Cơ - người mẹ đã cùng Lạc Long Quân sinh ra một trăm người con đất Việt.
< Thắp hương tế lễ tưởng nhớ Quốc mẫu Âu Cơ và các bậc tiền nhân.
Đền có 3 tòa: Hạ điện, Trung điện và Thượng điện được xây ở vị trí đẹp, quay mặt hướng Đông Nam, trên thế đất hình chim phượng. Bao bọc xung quanh là làng mạc và khu dân cư đông đúc. Đền trấn ở cửa ngõ phía Tây Thị xã Cửa Lò, cách khu du lịch bãi tắm 0,5 km, cách Đền thờ Nguyễn Xí 2 km về phía Tây, cách Đền Vạn Lộc 2 km về phía Bắc. Cảnh quan đền Cửa xứng danh một vùng "Nhân sơn quần tụ" và "Địa linh nhân kiệt". Công trình đã được tu bổ, xây dựng lại khá khang trang vào năm 2003 bằng nguồn ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp.
< Sôi nổi các hoạt động thể thao trong ngày hội.
Gian giữa nhà Hạ điện là nơi thờ Tướng quân Trần Quang Khải. Gian giữa nhà trung điện là nơi thờ Tướng quân Ninh Vệ. Gian bên trái nhà Trung điện là nơi thờ Quận công Nguyễn Cảnh Quế. Gian bên phải nhà Trung điện là nơi thờ vọng nho sư Phùng Thời Tá. Nhà Thượng điện có kiến trúc thời Nguyễn, gian chính giữa để thờ Mẫu Âu Cơ, gian bên trái là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, gian bên phải là nơi thờ Cao Sơn, Cao Các.
Khu mộ tướng Ninh Vệ nằm trên khu đất cao ráo hướng mặt về Đông Nam. Ninh Vệ là tướng tài thời nhà Trần có công đánh giặc dẹp loạn ở phương Nam và anh dũng tử trận. Nhân dân thương tiếc an táng ông ở phía Đông đền Cửa. Để ghi nhớ công lao của ông, nhân dân đã lập bài vị, phối thờ ông ở đền Cửa.
Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, đền Cửa còn là nơi hội họp bí mật của tổ chức Đảng ở Nghi Lộc. Các đồng chí Hoàng Văn Tâm, Nguyễn Duy Trinh... thường lui tới đền để chỉ đạo phong trào cách mạng. Tháng 4/1931, đền Cửa là nơi tập trung nhân dân trong vùng biểu tình, bắt tên Chánh Đoàn Hiệu - tay sai của Pháp, thu hồi ấn triện, thành lập chính quyền Xô Viết. Khi phong trào Xô Viết bị đàn áp, giặc Pháp bắt đồng chí Hoàng Văn Tâm (nguyên Bí thư Huyện ủy Nghi Lộc) và xử bắn đồng chí ở chân núi Động Đình, gần đền Cửa vào ngày 20/6/1932.
Đền Cửa và mộ tướng Ninh Vệ là một trong những ngôi đền lớn được xây dựng ở các cửa biển Nghệ An, gắn với nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử của đất nước và địa phương. Đền Cửa và mộ tướng Ninh Vệ đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp bằng công nhận Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh, theo Quyết định số 6819 ngày 23/12/2009. Từ năm 2010, Lễ hội Đền Cửa được phục hồi và thu hút đông đảo nhân dân và du khách trong và ngoài huyện tham gia. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 2 đến 4/3 âm lịch.
Du lịch, GO! - Theo web Nghean, ảnh internet
Đền Cửa cách Thành phố Vinh 19 km, cách huyện lỵ Nghi Lộc 9 km về phía Đông. Đền được xây dựng từ thời nhà Trần để thờ Mẫu Âu Cơ, Cao Sơn, Cao Các, Tam Tòa Thánh Mẫu và thờ các nhân vật nổi tiếng của dân tộc và địa phương như: Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Tướng quân Ninh Vệ, Quận công Nguyễn Cảnh Quế, nho sư Phùng Thời Tá.
< Đánh trống khai hội Đền Cửa và Mộ tướng Ninh Vệ.
Đền được xây dựng do công của Chiêu Minh Vương, Thượng tướng Trần Quang Khải, được nhà vua cử vào đất Nghệ An xây dựng căn cứ chặn đường tiến của quân Nguyên Mông. Tướng quân Trần Quang Khải đi thuyền cập bến Cửa, thấy cảnh trí ở đây hùng vĩ, có núi non bao bọc, lại thuận tiện đường thủy nên đã chọn nơi đây làm doanh trại đóng quân. Để khích lệ lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm đánh giặc của tướng sỹ, Tướng Trần Quang Khải đã cho xây dựng ở bến Cửa ngôi đền thờ Mẫu Âu Cơ - người mẹ đã cùng Lạc Long Quân sinh ra một trăm người con đất Việt.
< Thắp hương tế lễ tưởng nhớ Quốc mẫu Âu Cơ và các bậc tiền nhân.
Đền có 3 tòa: Hạ điện, Trung điện và Thượng điện được xây ở vị trí đẹp, quay mặt hướng Đông Nam, trên thế đất hình chim phượng. Bao bọc xung quanh là làng mạc và khu dân cư đông đúc. Đền trấn ở cửa ngõ phía Tây Thị xã Cửa Lò, cách khu du lịch bãi tắm 0,5 km, cách Đền thờ Nguyễn Xí 2 km về phía Tây, cách Đền Vạn Lộc 2 km về phía Bắc. Cảnh quan đền Cửa xứng danh một vùng "Nhân sơn quần tụ" và "Địa linh nhân kiệt". Công trình đã được tu bổ, xây dựng lại khá khang trang vào năm 2003 bằng nguồn ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp.
< Sôi nổi các hoạt động thể thao trong ngày hội.
Gian giữa nhà Hạ điện là nơi thờ Tướng quân Trần Quang Khải. Gian giữa nhà trung điện là nơi thờ Tướng quân Ninh Vệ. Gian bên trái nhà Trung điện là nơi thờ Quận công Nguyễn Cảnh Quế. Gian bên phải nhà Trung điện là nơi thờ vọng nho sư Phùng Thời Tá. Nhà Thượng điện có kiến trúc thời Nguyễn, gian chính giữa để thờ Mẫu Âu Cơ, gian bên trái là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, gian bên phải là nơi thờ Cao Sơn, Cao Các.
Khu mộ tướng Ninh Vệ nằm trên khu đất cao ráo hướng mặt về Đông Nam. Ninh Vệ là tướng tài thời nhà Trần có công đánh giặc dẹp loạn ở phương Nam và anh dũng tử trận. Nhân dân thương tiếc an táng ông ở phía Đông đền Cửa. Để ghi nhớ công lao của ông, nhân dân đã lập bài vị, phối thờ ông ở đền Cửa.
Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, đền Cửa còn là nơi hội họp bí mật của tổ chức Đảng ở Nghi Lộc. Các đồng chí Hoàng Văn Tâm, Nguyễn Duy Trinh... thường lui tới đền để chỉ đạo phong trào cách mạng. Tháng 4/1931, đền Cửa là nơi tập trung nhân dân trong vùng biểu tình, bắt tên Chánh Đoàn Hiệu - tay sai của Pháp, thu hồi ấn triện, thành lập chính quyền Xô Viết. Khi phong trào Xô Viết bị đàn áp, giặc Pháp bắt đồng chí Hoàng Văn Tâm (nguyên Bí thư Huyện ủy Nghi Lộc) và xử bắn đồng chí ở chân núi Động Đình, gần đền Cửa vào ngày 20/6/1932.
Đền Cửa và mộ tướng Ninh Vệ là một trong những ngôi đền lớn được xây dựng ở các cửa biển Nghệ An, gắn với nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử của đất nước và địa phương. Đền Cửa và mộ tướng Ninh Vệ đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp bằng công nhận Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh, theo Quyết định số 6819 ngày 23/12/2009. Từ năm 2010, Lễ hội Đền Cửa được phục hồi và thu hút đông đảo nhân dân và du khách trong và ngoài huyện tham gia. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 2 đến 4/3 âm lịch.
Du lịch, GO! - Theo web Nghean, ảnh internet
0 comments:
Post a Comment